Lưu trữ

Archive for 11/09/2012

Việt Nam và quỹ đạo Trung Quốc

Hạ Đình Nguyên

Viết từ TP Sài Gòn

Biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội

Việt Nam là một quốc gia đã tồn tại hơn 4.000 năm, với lịch sử chiến tranh giữ nước liên tục chống lại các cuộc xâm lăng của phương Bắc, nhưng cũng như hầu hết các quốc gia phương Đông đều bị lạc hậu trước sự phát triển của phương Tây, bị phương Tây đô hộ.

Chủ nghĩa Cộng sản xuất hiện từ phương Tây đã du nhập vào Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác, trở thành phương tiện tạo thêm một sức sống mới, vượt qua chế độ Phong kiến đã lạc hậu, làm kích thích tinh thần chiến đấu cho mục tiêu độc lập dân tộc và ý thức mới về một thể chế dân chủ, các nước đã cùng đứng chung trong một hệ tư tưởng là Chủ nghĩa Cộng sản.

Vòng xoáy ý thức hệ

Giữa thế kỷ 20, thế giới chuyển hóa thành hai phe, phe theo chủ nghĩa Cộng sản và phe chống chủ nghĩa Cộng sản. Việt Nam là một nước nhỏ, nằm vào vị trí địa-chính trị quan trọng nên đã trở thành trận địa giao tranh của hai thế lực, tiếp tục chìm trong máu lửa, trong khi các nước lớn Liên Xô, Trung Quốc thì đã sớm giành được độc lập, thoát ra khỏi chiến tranh.

Thời đại bước vào một vòng xoay mới: Phe chống chủ nghĩa Cộng sản – mà ta quen gọi là chủ nghĩa Tư bản – do sự phát triển khoa học kỹ thuật và tinh thần đấu tranh cho khát vọng dân chủ, đã chuyển hóa thành thể chế dân chủ ngày càng tốt hơn, đưa xã hội tiến lên một bước văn minh, các giá trị sống con người được tôn trọng và có luật pháp nâng đỡ, với mô hình tam quyền phân lập, đã thuyết phục hầu hết các quốc gia trên thế giới đi theo.

Trong khi đó, phe theo chủ nghĩa Cộng sản, thực hiện mô hình XHCN, với Liên Xô là 80 năm, Trung Quốc hơn 50 năm, theo cơ chế tập quyền độc đoán, trở thành một thể chế xơ cứng, chậm phát triển, tệ nạn chuyên quyền, hối lộ trong giới cầm quyền trở thành hệ thống. Nội bộ giới cầm quyền liên tục trải qua những cuộc thanh trừng nhau đẫm máu, nhân dân bị buộc phải sống trong khuôn khổ bị chỉ huy toàn diện.

Khát vọng tự do của nhân dân và của một bộ phận lớn những người có ý thức trong đảng Cộng sản Liên Xô đã thúc giục họ cùng nhau tự đứng lên, làm một cuộc cách mạng thay đổi thể chế cũ của 80 năm qua, sang thể chế mới: Từ bỏ chủ nghĩa xã hội, giải tán đảng Cộng sản, chuyển sang cơ chế dân chủ, hội nhập vào thế giới, không xem quốc gia khác là kẻ thù, chỉ chăm lo cho sự phồn vinh của đất nước mình trong tinh thần cạnh tranh toàn cầu theo luật chơi bình đẳng.

Liên Xô, vốn là quốc gia đi đầu, được xem là thành trì của phong trào Cộng sản quốc tế, nay không còn nữa.

Hệ tư tưởng chủ nghĩa CS đã bộc lộ tính bất khả thi về mặt thực tiễn, lẫn rối loạn về mặt lý thuyết ở quy mô thế giới. Từ đây cũng chính thức chấm dứt cuộc đấu tranh ý thức hệ của chủ nghĩa CS quốc tế, mà Việt Nam đã là nạn nhân đẫm máu lâu dài nhất.

Còn lại ngày nay, chỉ là sự rơi rụng cuối mùa của giai đoạn lịch sử, trong đó có Việt Nam, Lào, Bắc Triều Tiên, mà Trung Quốc là kẻ đứng đầu, còn mang tên là chủ nghĩa xã hội.

Xem chi tiết…

Nhân ngày khai giảng: giáo dục uể oải theo lối mòn

Năm học mới vừa khởi đầu trên toàn thế giới.

Ở Pháp, năm nay nổi lên vấn đề cải cách giáo dục cho tất cả các bậc học, từ mẫu giáo đến cao học. Đây là năm học đầu tiên trong điều kiện đảng Xã hội Pháp lãnh đạo cả chính phủ, Thượng viện, Hạ viện và tuyệt đại đa số các vùng hành chính trong cả nước.

Thủ tướng Jean Marc Ayrauld và Bộ trưởng Giáo dục Vincent Peillon liên tiếp lên đài phát thanh – truyền hình, trả lời phỏng vấn về những điểm chính trong cuộc cải cách giáo dục trước mắt. Cuộc cải cách bao gồm nhiều lĩnh vực với nhiều trọng điểm. Đó là tăng thêm số giáo sư cho các ngành học, thường xuyên nâng trình độ giáo viên các cấp, chú trọng việc dạy nghề, khôi phục việc dạy về đạo đức cũng như công dân giáo dục. Tư tưởng trung tâm của nền giáo dục là đào tạo những con người tự do, có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, có đầu óc phản biện, biết hoài nghi chính đáng, từ bỏ lối học giáo điều, học vẹt, xuôi chiều, nhằm lấy bằng cấp, tách khỏi cuộc sống xã hội. Nói cô đọng, đó là rèn luyện nhân cách cho mỗi công dân để phát triển toàn diện đến mức cao nhất mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội.

Ở Việt Nam, năm nay khai giảng năm học mới xem ra chẳng có gì là mới. Còn có vẻ uể oải.

Vẫn là Chủ tịch nước gửỉ thư cho giáo viên và học sinh và sinh viên, động viên dạy tốt, học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy truyền thống hiếu học, thực hiện chiến lược giáo dục 10 năm 2011 – 2020. So với năm ngoái cũng y như thế, không có điểm gì khác. Rồi vẫn Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận đến trường trung học Lê Quý Đôn ở quận Cầu Giấy đánh một hồi trống khai mạc năm học, như một nghi lễ sáo mòn, nhạt nhẽo.

Trong khi đó các nhà giáo dục góp ý, lên tiếng yêu cầu cần có một tư tưởng trung tâm làm nền cho công cuộc canh tân giáo dục, chuyển hẳn lề lối học vẹt, học lấy điểm và bằng cấp, nhằm vào thi đỗ tỷ lệ cao để khoe thành tích sang phương hướng trau dồi nhân cách và phương pháp tư duy tự chủ độc lập, gắn chặt với thực tế xã hội và thực tế thời đại. Góp mãi, góp nhiều, nhưng chẳng có gì là chuyển đổi. Năm nay ngày khai giảng trôi qua lặng lẽ, nhàm chán, các phụ huynh còn có nhiều nỗi lo khác gần cuộc sống hơn: vật giá lên cao, lạm phát tăng, thất nghiệp tràn lan, giá thuê nhà cho học sinh sinh viên cũng tăng vọt. Năm nay chẳng còn ai bàn đến chuyện nâng cao chất lượng nền giáo dục trung học và đại học nước ta, làm sao đạt được tầm trung bình của quốc tế, rút ngắn khoảng cách với các nước chung quanh.

Xã hội u ám, tệ tham nhũng hoành hành bất trị, đạo đức học đường bê bối, thầy không ra thầy, trò chẳng ra trò, thầy vào nhà thổ gặp trò làm điếm là chuyện không còn hiếm. Rồi câu chuyện một quan to viện trưởng quốc doanh Hoàng Quang Thuận ăn cắp thơ văn, được tâng bốc là «tiên Phật thần thánh nhập thần» tạo nên 121 bài thơ tuyệt cú trong một đêm, được các quan chức chuẩn bị gửi đi ứng cử giải Nobel văn học, nhưng bị vỡ lở tan hoang, càng làm cho môi trường giáo dục – văn hóa ngày càng nặng mùi.
Xem chi tiết…

Nhà bất đồng chính kiến ra tù

Nông dân Thái Bình (ảnh chỉ có tính chất minh họa)

(Hình bên: Ông Nguyễn Văn Túc bị cáo buộc kích động nông dân khiếu kiện)

*

Ông Nguyễn Văn Túc, thành viên khối đấu tranh dân chủ 8406 ở Thái Bình, vừa mãn hạn bốn năm tù giam và được cho về với gia đình.

Vợ ông, bà Bùi Thị Rề, xác nhận với BBC rằng ông Túc đã về tớ́i nhà ở xã Đông La, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, vào lúc 9 giờ sáng thứ Hai 10/9.

Được biết một nhân vật khác cùng bị xử một đợt với ông Túc nhưng tại Hà Nội và cũng lãnh án bốn năm tù, ông Phạm Văn Trội, sẽ hoàn thành án tù vào thứ Ba 11/9.

Ông Túc, 49 tuổi, bị bắt tháng 9/2008 và ra tòa hồi tháng 10/2009 tại Hải Phòng với năm người khác vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Những người kia là các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, 64 tuổi, Nguyễn Văn Tính, 71 tuổi; Nguyễn Kim Nhàn, 64 tuổi; Ngô Quỳnh, 29 tuổi và Nguyễn Mạnh Sơn, 70 tuổi.

Sáu người này bị buộc tội đã “lưu trữ, phát tán những tài liệu vu khống chế độ, sau đó chụp hình và phát tán lên mạng Internet”.

Họ cũng bị cáo buộc là vào hồi tháng 8/2008 đã tổ chức treo biểu ngữ và rải truyền đơn với nội dung “chống chính quyền” tại cầu vượt Lạch Tray (Hải Phòng) và Lai Cách (Hải Dương) rồi chụp ảnh và viết bài đưa lên mạng Internet.

Cả sáu người còn bị nói đã tham gia vào một vụ “treo khẩu hiệu bất thành tại Thái Bình”.

Xem chi tiết…

Thanh Hóa vỡ đê hàng nghìn hộ bỏ nhà

Cảnh ngập lụt ở Quảng Phú

(Hình trên: Nước lũ cao hơn mặt đê tới 0,6 m gây vỡ đê ở ba đoạn)

*

Hàng ngàn hộ gia đình ở huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa phải rời bỏ nhà cửa, tài sản và gia súc sau khi đê sông Cầu Chày vỡ gây ngập lụt.

Nhiều hộ dân tại ba huyện khác trong tỉnh cũng bị ảnh hưởng và tám người đã thiệt mạng.

Ông Lê Bá Lộc, Chủ tịch xã Quảng Phú, nơi có đê vỡ ba đoạn ở Thanh Hóa nói với BBC hôm 10/9 rằng nước lũ đã cao hơn bờ đê tới 0,6 m tại năm trên tổng số gần tám km đê ngăn sông Cầu Chày với xã.

Ba đoạn đê, mỗi đoạn dài 40 m, đã bị vỡ vì sức nước.

Lãnh đạo xã Quảng Phú nói gần 700 hộ tại 11 thôn đã phải di chuyển vì nhà cửa ngập nước trong khi phương tiện giao thông hiện nay vẫn chỉ là thuyền và xuồng.

Ông Lộc nói thiệt hại về nhà cửa, gia súc, hoa màu và tài sản nói chung riêng ở xã ông đã lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Mặc dù vậy ông Lộc nói xã không chịu thiệt hại về nhân mạng.

Theo Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão của Việt Nam, tám người thiệt mạng ở Thanh Hóa trong đợt lũ lụt hiện nay trong khi con số trên cả nước là 15 trong đó có năm người ở Nghệ An và hai người ở Hà Tĩnh.

Đê cần nâng cấp

Truyền thông địa phương nói cả huyện Thọ Xuân có 6.000 người bị ảnh hưởng do nhà cửa bị ngập nước.

Ông Lê Bá Lộc nói học sinh tại địa phương đã không thể tới trường do mức nước vẫn cao mặc dù trường sở không bị ngập vì ở khu cao hơn.

Vị chủ tịch xã nói về lâu dài đê chắn sông Cầu Chày, vốn được dựng lên từ năm 1987, cần được nâng cấp nhưng nói thêm xã và huyện không đủ kinh phí nên vấn đề phụ thuộc vào tỉnh Thanh Hóa.

Về những vấn đề cần giải quyết trước mắt, ông Lộc nói:

“Bây giờ cần khắc phục một là về y tế để tập trung xử lý môi trường, tức là gia súc, gia cầm bị chết nên nước rút tới đâu phải xử lý tới đấy.

“Khi nước xuống, toàn bộ tài sản trong gia đình là mất, lúa thóc trong gia đình hầu như bị ngâm nước cho đến nay mấy ngày thì khả năng nó thối hết rồi.”

Ông Lê Bá Lộc, Chủ tịch xã Quảng Phú

“Cái thứ hai là về nước. Cái thứ ba là về tập trung để cứu trợ cho bà con trong những ngày tới.”

Theo ông Lộc, người dân sẽ cần được hỗ trợ hạt giống cho vụ đông và vụ chiêm xuân và nói:

“Khi nước xuống, toàn bộ tài sản trong gia đình là mất, lúa thóc trong gia đình hầu như bị ngâm nước cho đến nay mấy ngày thì khả năng nó thối hết rồi.

“Tài sản ngoài đồng thì lúa, thóc, mía cũng hầu như ngập hết rồi.”

Ngoài các xã ở Thọ Xuân, các huyện Thường Xuân, Lang Chánh và Quan Sơn cũng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

Chủ tịch huyện Lang Chánh được dẫn lời nói hai người ở huyện bị thiệt mạng trong khi một số xã bị chia cắt và phải tiếp cận bằng đường rừng.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/09/120910_thanh_hoa_dyke.shtml

Hai nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam mãn án tù

(Hình bên:  Nhà hoạt động Phạm Văn Trội)
*

Hai nhà hoạt động Nguyễn Văn Túc và Phạm Văn Trội ở miền Bắc bị tù về tội danh ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’ lần lượt mãn án 4 năm vào ngày 10 và 11 tháng 9 năm nay.

Ông Túc đã được phóng thích sáng ngày 10/9, theo nguồn tin từ gia đình của ông. Tối cùng ngày, bà Bùi Thị Rè, vợ nhà hoạt động Nguyễn Văn Túc, xác nhận tin này với VOA Việt ngữ:“Ông Túc về lúc 9 giờ sáng hôm nay ngày 10/9, đúng 4 năm, không được ân xá một ngày nào cả. Anh ấy không nhận anh ấy có tội, không ký vào giấy phạt tù 4 năm, và cũng không trả tiền án phí. Anh bảo anh chẳng có tội gì mà phải trả tiền án phí. Anh bảo trong trại giam khổ cực lắm, ăn uống không ra sao, bị o ép mọi vấn đề. Anh ốm đau như thế mà bị họ o ép mọi vấn đề, khổ lắm. Sức khỏe của anh thì ốm yếu, nhưng tinh thần thì vững chắc lắm. Bốn năm chồng tôi đi tù chỉ vì dân, vì nước. Mẹ con tôi ở nhà rất tự hào. Chồng tôi vì dân vì nước, chứ không phải ăn trộm, ăn cắp.”Tối ngày 10/9, gia đình nhà hoạt động Phạm Văn Trội cũng cho biết là nhân vật bất đồng chính kiến này sẽ được phóng thích vào ngày 11/9, đúng ngày mãn án 4 năm. Bà Nguyễn Thị Huyền Trang, vợ ông Trội, cho biết:

“Gia đình nhà em cũng đã được chính quyền thông báo chính thức, nhận được giấy mời của Ủy ban nhân dân xã báo rằng 14 giờ ngày 11/9 anh Trội có mặt tại Ủy ban nhân dân xã. Anh Trội bị kết án 4 năm tù giam và 4 năm quản chế. Tính đến ngày mai, 11/9, anh Trội không được giảm án một ngày một giờ nào hết. Anh ấy vẫn luôn khẳng định việc anh ấy làm là hoàn toàn đúng và chính đáng.”

Cả hai nhà hoạt động Nguyễn Văn Túc và Phạm Văn Trội bị bắt từ năm 2008 sau khi có các hoạt động kêu gọi dân chủ, đa đảng-đa nguyên tại Việt Nam.

(Hình bên:  Biểu ngữ do nhóm ông Túc treo tại Hải Phòng năm 2008. (Danlambao)
*

​​Ông Túc từng tham gia treo biểu ngữ ở Hải Phòng kêu gọi bảo vệ chủ quyền Việt Nam trước sự xâm lấn của Trung Quốc.

Ông Trội là tác giả của nhiều bài viết về nhân quyền, chủ quyền lãnh thổ, và quyền lợi đất đai của người dân. Ông từng được tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch trao tặng giải thưởng quốc tế Hellman/Hammett vinh danh các ngòi bút can đảm bị đàn áp chính trị hồi năm 2010.

Xem chi tiết…