Lưu trữ

Archive for the ‘Phỏng Vấn’ Category

Phỏng vấn nạn nhân Văn Giang bị hành hung

Hòa Ái, phóng viên RFA

Phần âm thanh

Truyền thông trong nước loan tin Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên cho khởi tố vụ án hình sự cố ý gây thương tích xảy ra tại xã Xuân Quan thuộc địa bàn trong tỉnh hôm 12/7.

(Hình bên:  Tang vật và hung khí côn đồ hành hung nông dân hôm 12/7/2012. Photo courtesy of tinngan.vn)

*

5 lần bị hành hung

Hòa Ái có cuộc trao đổi với ông Đàm Văn Đồng, một trong 3 nạn nhân bị thương nặng, phải cấp cứu điều trị tại bệnh viện Việt Đức. Bắt đầu cuộc trao đổi với đài RFA vào tối 16/7, ông Đàm Văn Đồng cho biết:

Nói chung là hôm đấy công an đến làm việc, lấy lời khai của tôi về sự việc lũ côn đồ hành hung tôi thì thời gian khoảng độ nửa tiếng. Bản thân tôi bị đánh lần này là lần thứ 5, từ năm 2004, sau khi dự án Ecopark bắt đầu đến đất Văn Giang. Năm 2009, tôi bị đánh tại nhà, bị thương nặng. Công an huyện cũng đến lấy lời khai, rồi yêu cầu tôi viết đơn để trình báo, công an huyện cũng cho tôi đi giám định. Sau khi giám định xong, thì khởi tố vụ án, nhưng mà không có bị can để khởi tố. Cho nên sau một thời gian, công an huyện ra một quyết định là tạm đình chỉ điều tra. Thế mà việc 4 lần tôi đã bị hành hung, không một lần nào, công an huyện văn Giang và Cơ quan Cảnh sát Điều tra tỉnh Hưng Yên làm ra một vụ nào cả.

Hòa Ái: Được biết đã 5 lần bị hành hung, vào năm 2006, năm 2009 và lần mới vừa xảy ra là ông bị thương tích nặng nhưng công an huyện chỉ làm việc với ông có 2 lần vào năm 2009 và lần này, phải không thưa ông?

Ông Đàm Văn Đồng: Vâng, vâng.

Hòa Ái: Theo như ông nói thì năm 2009, công an đã khởi tố vụ án ông bị hành hung nhưng vì không xác định được bị can cho nên tạm đình chỉ điều tra. Và theo như báo chí trong nước đăng tải thì vụ án hành hung lần này khởi tố cũng chưa xác định được ai là bị can, ai là nạn nhân cả trong 2 vụ, có cơ sở nào để ông tin rằng vụ án sẽ được triển khai không?

Ông Đàm Văn Đồng: Với bản thân tôi nói riêng, cũng như nhân dân xã Xuân Quan, nhân dân địa bàn bị gây ra những vụ lộn xộn này thì hầu như chúng tôi không tin vào việc cơ quan cảnh sát điều tra tìm ra vụ án, mà cũng có thể là “chìm xuồng”.

Xem chi tiết…

Bị đấu tố vì tham gia biểu tình chống Trung Quốc

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Phần âm thanh

Luật sư Lê Quốc Quân, người được biết nhiều qua các hoạt động cổ vũ dân chủ – nhân quyền và thường tham gia vào các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.

(Hình bên: Luật sư Lê Quốc Quân. Photo courtesy of vietlandnews)

*

Mới đây ông đã bị Phường Yên Hòa (Quận Cầu Giấy, Hà Nội) tổ chức đấu tố về những điều mà chính quyền gọi là kích động chống đối chế độ, đòi lật đổ chính quyền. Mặc Lâm phỏng vấn LS Quân để biết thêm chi tiết sau đây.

Ép đi làm việc

Mặc Lâm : Thưa Luật Sư, theo tin chúng tôi nhận được thì vào sáng Thứ Bảy 14 tháng 7 vừa rồi Luật Sư đã bị một nhóm nhân viên an ninh cũng như đại diện chính quyền đã tới văn phòng của Luật Sư để hỏi han về việc gì đấy. Xin ông cho biết diễn tiến câu chuyện như thế nào ạ ?

LS Lê Quốc Quân : Như thường lệ, buổi sáng Thứ Bảy, tôi đến văn phòng làm việc. Khi Quân đến làm việc bình thường như thế thì họ ào đến một toán người rất đông, có cả đồng phục là đại diện cho chính quyền địa phương, rồi cơ quan của cái ông đại diện nơi văn phòng trụ sở phường và một số người mặc thường phục khác. Họ  đưa ra một cái giấy triệu tập, mà giấy triệu tập thì mới chỉ ghi lần thứ nhất thôi, nên Quân bảo triệu tập phải có thời gian nhưng họ nói họ nhận chỉ đạo là “đề nghị anh đi làm việc luôn và đây có đại diện của địa phương đây rồi, cho nên là yêu cầu đi làm việc”.

Và họ ép Quân đi nhưng Quân chống cự lại. Quân bảo “Không đi được!”. Sau đó họ ngồi xuống, rồi có anh em bạn bè của Quân đến sau khi được vợ Quân liên lạc. Anh em cũng có trình bày và sau đó Quân giải thích theo luật rõ ràng, tức là muốn triệu tập người ta thì phải có thời gian. Hai nữa là có thể triệu tập đến 3 lần, và nếu đến lần thứ 3 mà không đi thì mới bị áp giải, còn ở đây các anh mới triệu tập lần đầu.

Quân giải thích theo luật rõ ràng, tức là muốn triệu tập người ta thì phải có thời gian. Hai nữa là có thể triệu tập đến 3 lần, và nếu đến lần thứ 3 mà không đi thì mới bị áp giải, còn ở đây các anh mới triệu tập lần đầu.

LS Lê Quốc Quân

Xem chi tiết…

Chùa Quang Minh Tự của PGHH bị tấn công

Thanh Quang, phóng viên RFA

Liên tiếp hai ngày 5 và 6 Tây tháng 7, tức vào ngày 17 và 18 tháng Năm âm lịch – thời điểm kỷ niệm 73 năm Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Khai Sáng Đạo Phật Giáo Hoà Hảo,

(Hình bên:  Cổng vào ngôi chùa Phật giáo Hòa Hảo An Hòa Tự ở An Giang. RFA file (Ảnh minh họa)

*

nhiều tín đồ và chùa Quang Minh Tự tại ấp Long Hoà 2, xã Long Điền A, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang bị hành hung và tấn công.

Thanh Quang tìm hiểu tình hình này qua cuộc nói chuyện với tu sĩ tại gia Võ Văn Diêm, bào đệ của tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm trụ trì Quang Minh Tự. Tu sĩ Võ Văn Diêm, gọi bào huynh Võ Văn Thanh Liêm là anh Năm, kể lại sự việc:

Trắng trợn đàn áp các tín đồ PGHH

Ông Võ Văn Diêm: Tại chùa Quang Minh Tự, anh Năm tôi ( tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm, trụ trì QuangMinh Tự) hằng năm đều có tổ chức 3 lễ lớn, gồm lễ 25 tháng Hai (âm lịch) kỷ niệm ngày Đức Thầy Thọ Nạn tại Đốc Vàng, lễ 18 tháng 5 là Lễ Đức Thầy Khai sáng Nền Đạo PGHH và lễ 25 tháng 11 là Lễ Đản Sanh Đức Thầy.

Vào ngày 17 tháng 5 âm lịch, tức ngay trước ngày 18 tháng 5 âm lịch kỷ niệm Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Khai Sáng Nền Đạo Phật Giáo Hoà Hảo, có một số anh em tín đồ tới viếng chùa Quang Minh Tự để làm lễ, thì công an xã, huyện, tỉnh và đủ ban ngành gồm cả trăm người, không mặc quân phục mà chỉ mặc đồ dân thường thôi khiến 1-2 người quen mới nhận ra chứ nói chung nhìn vô thì không biết người nào là công an hết, đã ngăn cản, đẩy xô, không cho ai vô chùa hết.

Chân dung Đức Huỳnh Giáo Chủ Khai Sáng Đạo Phật Giáo Hoà Hảo. RFA file
(Hình bên: Chân dung Đức Huỳnh Giáo Chủ Khai Sáng Đạo Phật Giáo Hoà Hảo. RFA file)
*
 Thanh Quang: Thưa ông, một cách cụ thể thì họ hành động nặng tay như thế nào ?

Ông Võ Văn Diêm: Họ dùng máy bơm nước ở dưới hầm xịt dơ, hôi dữ lắm. Rồi họ dùng ngôn từ thô lỗ với Đạo, chửi mắng…mà tôi không thể kể hết ra đây được vì nó tồi tệ lắm.

…có một số anh em tín đồ tới viếng chùa Quang Minh Tự để làm lễ, thì công an xã, huyện, tỉnh và đủ ban ngành gồm cả trăm người, không mặc quân phục mà chỉ mặc đồ dân thường thôi khiến 1-2 người quen mới nhận ra chứ nói chung nhìn vô thì không biết người nào là công an hết, đã ngăn cản, đẩy xô, không cho ai vô chùa hết.


…có một số anh em tín đồ tới viếng chùa Quang Minh Tự để làm lễ, thì công an xã, huyện, tỉnh và đủ ban ngành gồm cả trăm người, không mặc quân phục mà chỉ mặc đồ dân thường thôi …nhìn vô thì không biết người nào là công an hết, đã ngăn cản, đẩy xô, không cho ai vô chùa hết

Ông Võ Văn Diêm

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phỏng Vấn, Tin Tức

Đừng bội phản cha ông chúng ta

Thanh Quang, phóng viên RFA

Phần âm thanh

Trong thời gian gần đây, dù có tuyên bố “trỗi dậy hoà bình” như thế nào đi chăng nữa, TQ ngày càng không che giấu hành động xâm lược ở Biển Đông mà hành động có tính cách “giành dân chiếm đất” còn đang tiếp diễn của Bắc Kinh là vụ Bãi cạn Scarborough của Philippines và Trung Quốc gọi thầu khai thác 9 lô dầu sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

(Hình bên:  Khu vực quanh toà đại sứ TQ ở Hà Nội được tăng cường bảo vệ suốt ngày 1 tháng 7, 2012. AFP)

*

 Đừng để quá muộn

Nguy cơ lãnh hải Việt Nam bị mất dần vào tay Phương Bắc khiến blogger Nguyễn Thông không khỏi báo động “Bớ làng nước ơi, giặc vào tận trong nhà rồi”, để “tự dưng cứ chập chờn hình ảnh cha con An Dương Vương quất ngựa vào núi Mộ Dạ khi đã quá muộn”; khiến nhà văn Trần Khải báo động “hoàn cảnh cả nước bị bao vây bởi những tàu lạ có chữ Hán”; khiến blogger Thuỳ Linh bực tức rằng “ Biển Đông bây giờ bọn Tàu cứ chềnh ềnh tàu và người nó ra đấy”…

Trước nguy cơ đó giữa lúc giới cầm quyền Việt Nam ứng phó trong chiều hướng mà nhiều bloggers cáo giác là “hèn với giặc nhưng ác với dân”, với người biểu tình yêu nước, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPG Việt NamTN, Đại lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ đã viết thư phản đối gởi Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu tại Hà Nội, để “nói lên nỗi âu lo và phẫn nộ của toàn dân Việt nói chung và Phật giáo đồ Việt Nam nói riêng”, nhắc lại chuyện “tự nghìn xưa” về “sự xâm lăng và chiếm đóng Việt Nam của các triều đình phong kiến Trung Quốc” mà ngày nay người dân Việt không khỏi “ngỡ ngàng trước việc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa áp dụng lại chính sách thực dân xâm chiếm của các triều đình đại Hán đã lỗi thời ở thế kỷ 21, là thế kỷ của tương sinh và cộng tác quốc tế”.

Nguy cơ lãnh hải Việt Nam bị mất dần vào tay Phương Bắc khiến blogger Nguyễn Thông không khỏi báo động “Bớ làng nước ơi, giặc vào tận trong nhà rồi”, để “tự dưng cứ chập chờn hình ảnh cha con An Dương Vương quất ngựa vào núi Mộ Dạ khi đã quá muộn”

Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện. RFA file Screen capture.
(Hình bên:  Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện.)
*
Đại lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ cũng không quên đề cập tới chuyện mà Ngài tin là Đại sứ Khổng Huyễn Hựu “không thể  chối cãi”, đó là “…Hằng nghìn công nhân Trung Quốc hiện hữu ở vùng yết hầu quân sự Tây Nguyên Việt Nam”, “Hai Hiệp ước lãnh thổ và lãnh hải ký kết giữa Bắc Kinh và Hà Nội năm 1999 và 2000 đã cho phép Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam trên hàng nghìn cây số vuông”…”, “Từ năm 1974 dưới thời Việt Nam Cộng hòa, rồi qua các năm 1988, 1992 Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm lược Hoàng Sa và tám đảo ở Trường sa. Bao năm qua, ngư dân Việt Nam đã bị Trung Quốc bắt bớ, giết chóc, đòi tiền chuộc, biến ngư dân Việt thành bia đỡ đạn trước âm mưu xâm lược Biển Đông. Gần đây nhất, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc ngang nhiên mở thầu thăm dò dầu khí ở chín lô trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam”.

Xem chi tiết…

Chi tiết việc công an bắt giữ Blogger Huỳnh Thục Vy

Nhân Khánh, thông tín viên RFA

Phần âm thanh

Sau khi bị công an Quảng Nam vào Sài Gòn bắt đưa lên xe giải đi, blogger Huỳnh Thục Vy đã được trả tự do vào tối thứ Năm 5/7. Vừa về đến nhà, Huỷnh Thục Vy đã dành cho Đài Á Châu Tự Do một cuộc phỏng vấn đặc biệt, thuật lại những gì đã xảy ra với Chị trong những ngày qua.

(Hình bên:  Blogger Huỳnh Thục Vy và các bạn bị công an bắt giữ tại Sài Gòn trong lúc biểu tình chống TQ hôm 1/7/2012. Ảnh: Truyền Thông Chúa Cứu Thế – VRNs)

*

Khủng bố tinh thần

Nhân KhánhChào Blogger Huỳnh Thục Vy, vừa qua chúng tôi được biết chị bị công an bắt giữ tại phường Tân Quy, quận 7, Sài gòn. Chị có thể chia sẻ với thính giả Đài Á châu Tự do về những chi tiết của việc bắt bớ này hay không?

Huỳnh Thục Vy: Dạ, tôi xin chào tất cả quý vị thính giả Đài Á châu Tự do. Mọi việc diễn ra từ ngày 1/7 đến giờ quá nhiều, hầu như tôi nhớ rất ít, nhưng sẽ cố gắng chia sẻ với mọi người. Sáng ngày 4/7, tôi nhận được giấy mời lên làm việc ở đồn công an phường Tân Quy, quận 7, Sài Gòn. Sau khi tôi làm việc ở đó suốt 3 giờ đồng hồ, thì khoảng 11 giờ 30’ thì tôi với anh Duy (người chồng đã đăng ký kết hôn) định sẽ về.

Bước ra thì thấy 2 chiếc xe của công an Quảng Nam đậu ở đó, anh Duy thì kéo con về, người ta thì giằng tôi lại. Họ bỏ tôi lên xe, chở ra khỏi phường Tân Quy, rồi đi biệt luôn. Tôi không nhớ là mình đã đi qua đường nào, song cuối cùng tôi biết là đang trên quốc lộ hướng về Quảng Nam.

Rất nhiều câu mà tôi cho là những việc họ đã biết rồi; nhưng họ cố tình khủng bố tâm lý và hành hạ tôi. Cho nên họ cứ hỏi đi hỏi lại những câu hỏi giống nhau.

Blogger Huỳnh Thục Vy

Họ chở tôi họ đi rất nhanh, người ta khủng bố tinh thần, có rất nhiều nhân viên an ninh trên xe. Đến ngày 5/7 vào lúc 5 giờ sáng, họ đỗ xe tại đồn công an của thành phố Tam Kỳ. Sau đó, lúc 7 giờ thì tôi lại làm việc với an ninh của phòng PA 61 tỉnh Quảng Nam, chứ không phải là công an của thành phố Tam Kỳ.

Người ta thẩm vấn tôi liên tục và hỏi rất nhiều câu. Rất nhiều câu mà tôi cho là những việc họ đã biết rồi; nhưng họ cố tình khủng bố tâm lý và hành hạ tôi. Cho nên họ cứ hỏi đi hỏi lại những câu hỏi giống nhau.

Xem chi tiết…

Blogger Huỳnh Thục Vy được thả

Blogger Huỳnh Thục Vy

(Hình bên: Công an Quảng Nam và Tam Kỳ không xác nhận họ đã giữ Huỳnh Thục Vy)

*

Blogger Huỳnh Thục Vy được trả tự do sau hơn một ngày bị bắt giam nhưng có hẹn làm việc với công an vào 6/7.

Thục Vy nói với BBC công an Quảng Nam đã cho ô tô tới công an phường Tân Quy, quận 7 ở thành phố Hồ Chí Minh và đưa cô về Quảng Nam trong đêm qua.

Blogger này nói xe chạy qua đêm và tới Quảng Nam lúc 5h sáng 5/7.

Sau đó cô bị thẩm vấn cho tới tối khi được trả tự do nhưng có giấy hẹn trở lại công an Tam Kỳ, Quảng Nam trong ngày 6/7 (theo thông tin cập nhật hôm 6/7, Huỳnh Thục Vy đã không đủ sức khỏe để tới gặp công an).

Trước đó em trai của Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Trọng Hiếu, nói với BBC công an Quảng Nam và Tam Kỳ nói với gia đình họ không biết thông tin gì về blogger này.

Nói chuyện với BBC ngay sau khi được trả tự do tối 5/7, Huỳnh Thục Vi nói cô “rất mệt mỏi” vì xe chạy nhanh và “rất xóc” trong khi họ không cho cô ăn uống.

“Suốt dọc đường người ta không cho tôi ăn uống gì. Tôi rất là mệt mỏi,” cô Thục Vy nói.

“Tới Quảng Nam tôi được đưa vào đồn công an thành phố Tam Kỳ nhưng lại làm việc với công an tỉnh Quảng Nam.

“Cho đến sáng nay tôi vẫn bị đói. Người ta tiếp tục bảo tôi làm việc từ lúc 5h đó đến 9h tối hôm nay tôi mới được thả ra.

“Trong thời gian ở trong đồn người ta liên tục thẩm vấn tôi, người ta liên tục dọa nạt là sẽ bỏ tù tôi.”

Xem chi tiết…

Việt Nam đang cố vô hiệu hóa công hàm ông Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc

Trân Văn, thông tín viên RFA

Cuối tháng trước, trên trang web của Chương trình Nghiên cứu biển Đông thuộc Học Viện Ngoại giao Việt Nam, có một bài viết bằng tiếng Anh, khẳng định, trong giai đoạn 1954-1975, Việt Nam đã từng có hai quốc gia riêng biệt

(Hình bên: Công hàm ông Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc. RFA file)

*

và cũng vì vậy, công hàm do ông Phạm Văn Đồng – Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ký ngày 14 tháng 9 năm 1958, gửi ông Chu Ân Lai – Thủ tướng Trung Quốc, thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông, không có chút giá trị nào về mặt luật pháp quốc tế.

Đây là lần đầu tiên, một trang web thuộc chính quyền Việt Nam nêu chính kiến theo hướng này. Vì sao? Trân Văn – thông tín viên của Đài chúng tôi đã phỏng vấn ông Dương Danh Huy – một tiến sĩ đang sống tại Anh, thành viên sáng lập Qũy Nghiên cứu biển Đông – và cũng là người đã từng khuyến nghị chính quyền Việt Nam nên làm như thế, để tìm câu trả lời.

Thể diện chính quyền phải nhường chỗ cho chủ quyền quốc gia

Trân Văn: Thưa ông, trong các cuộc tranh luận kéo dài suốt nhiều năm qua về chủ quyền trên biển Đông, tuy Trung Quốc luôn dùng công hàm do ông Phạm Văn Đồng ký hồi 1958 như một trong những bằng chứng để chứng minh rằng, Việt Nam đã chính thức thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, song gần như chưa bao giờ chính quyền Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam – hậu thân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nêu quan điểm của họ về công hàm đó.

Cũng vì vậy, việc trang web của Chương trình Nghiên cứu biển Đông, thuộc Học Viện Ngoại giao Việt Nam, đăng một bài viết xác nhận sự tồn tại của công hàm này, cũng như phân tích về giá trị của công hàm đó rõ ràng là một sự kiện rất đáng chú ý.

Là một người chuyên nghiên cứu, theo dõi và phân tích các sự kiện liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, ông nghĩ thế nào về sự kiện vừa xảy ra ấy?

Bản đồ Việt Nam trước 1975 chia làm hai tại vĩ tuyến 17 : Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa
(Hình bên: Bản đồ Việt Nam trước 1975 chia làm hai tại vĩ tuyến 17 : Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa. RFA file)
*

Tiến sĩ Dương Danh Huy: Trong tranh chấp Hoàng Sa – Trường Sa (HSTS), Trung Quốc mặc nhiên cho rằng Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam(CHXHCN VN) là hậu thân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VN DCCH) và chỉ của VN DCCH. Trên phương diện chính trị, có thể nói rằng, khi Việt Nam  thống nhất ngày 2/7/1976 thì ý thức hệ và lãnh đạo của CHXHCN VN chủ yếu là từ VN DCCH. Nhưng trên phương diện pháp lý, thì CHXHCN VN là hậu thân của hai quốc gia: Môt quốc gia phía Bắc vĩ tuyến 17 với tên VN DCCH và một quốc gia phía Nam với tên Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (CH MNVN) mà trước đó có tên Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

Trên phương diện chính trị, có thể nói rằng, khi Việt Nam thống nhất ngày 2/7/1976 thì ý thức hệ và lãnh đạo của CHXHCN VN chủ yếu là từ VN DCCH. Nhưng trên phương diện pháp lý, thì CHXHCN VN là hậu thân của hai quốc gia: Môt quốc gia phía Bắc vĩ tuyến 17 với tên VN DCCH và một quốc gia phía Nam với tên Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam mà trước đó có tên Việt Nam Cộng Hòa.

Tiến sĩ Dương Danh Huy

Đúng là cho tới gần đây truyền thông của Việt Nam tránh nói về vấn đề công hàm Phạm Văn Đồng (CH PVĐ) và tránh câu hỏi, trước khi Việt Nam thống nhất vào ngày 2/7/1976 thì phía Bắc và phía Nam vĩ tuyến 17 là mấy quốc gia (?), từ thời VNCH đến CH MNVN, có phải là một quốc gia khác biệt với VN DCCH hay không.

Tôi cho rằng việc một trang mạng thuộc chính phủ Việt Nam đăng một bài phân tích về CH PVĐ với quan điểm trước khi Việt Nam thống nhất thì phía Bắc và phía Nam vĩ tuyến 17 là hai quốc gia khác biệt, là một bước đi đúng, theo hướng “công khai, công pháp quốc tế và công luận” mà một số nhà luật học Việt Nam đã đề cập đến. Tôi hy vọng rằng việc Học viện Ngoại giao đăng bài đó, cũng như việc tạp chí Tia Sáng đăng một bản tiếng Việt vào tháng 11 năm ngoái, sẽ góp phần mở rộng thêm không gian tranh luận, phân tích công khai về CH PVĐ.

Xem chi tiết…

Ông Lê Thăng Long phản hồi các chỉ trích

Những người trong vụ án Lê Công Định

(Hình bên: Ông Lê Thăng Long (trên, phải) nói ông đại diện cho hai người khác khi ra lời kêu gọi)

*

Nhà hoạt động vì dân chủ của Việt Nam, ông Lê Thăng Long, người vừa ra tù hôm 04/6/2012, phản hồi về các ý kiến của dư luận xung quanh việc ông công bố bản kêu gọi về phong trào “Con đường Việt Nam” và đưa ra danh sách thư mời tham gia phong trào này.

Ông Long khẳng định với BBC Tiếng Việt hôm 18/6/2012 rằng việc xây dựng và công bố các văn bản trên đã có sự ủy nhiệm và trao đổi trước về chủ trương giữa ông và các ông Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức trong thời gian ba người thi hành án tù.

Ông cũng khẳng định “không có bàn tay” của bất cứ ai đứng sau các lời kêu gọi và bản danh sách mời mà ông mới công bố, cũng như bác bỏ một số ý kiến cho rằng đây có thể là một “cạm bẫy.”

Mở đầu cuộc trao đổi với BBC từ nhà riêng ở Sài Gòn, ông Long cho biết ý kiến tổng thể của ông về các phản ứng đa chiều của dư luận xung quanh lời kêu gọi và thư mời tham gia phong trào.

Ông Lê Thăng Long: Tôi có theo dõi những phản ứng đó. Và ý kiến tổng thể của tôi là có lẽ những cái này là một cái mới so với trước, cho nên cũng có những phản ứng hơi bất ngờ.

Tuy nhiên chúng tôi cũng cần hết sức lắng nghe tất cả những ý kiến của các quý vị. Kể cả những ý kiến ủng hộ cũng như những ý kiến phản biện hoặc là những ý kiến chưa đồng tình.

Xem chi tiết…

André Hồ Cương Quyết : Hành trình về đảo Lý Sơn

Tường An, thông tín viên RFA, Paris

Phần âm thanh

Trong chuyến du hành Âu châu vừa qua, ông André Menras với cái tên Việt Nam là Hồ Cương Quyết đã trình chiếu nhiều lần cuốn phim «Hoàng sa, Nỗi đau mất mát» để quyên góp tài chánh trở về Việt nam giúp những ngư dân Quảng Ngãi đã bị tàu Trung quốc bức hại.

(Hình bên: Andre Hồ Cương Quyết tác giả bộ phim “Hoàng Sa – Nỗi đau mất mát”. AFP)

*

Phim «Hoàng sa, Nỗi đau mất mát» đến Châu Âu

André Menras Hồ Cương Quyết, người Pháp có quốc tịch Việt Nam. Cuộc đời ông đã có nhiều gắn bó với Việt nam từ thập niên 60 và cho mãi đến sau này, khi Trung Quốc bắt đầu ngang nhiên coi vùng biển Việt nam như 1 phần lãnh thổ của họ thì ông đã lên án mạnh mẽ hành động bành trướng của Trung Quốc bằng cách tham gia các cuộc biểu tình chống đường lưỡi bò. Ông đã bỏ gần 5 năm để nghiên cứu mối quan hệ Việt-Trung và ăn ở hàng tháng trời ở đảo Lý sơn để tìm hiểu thân phận của người dân ở đảo này. Cùng với đài truyền hình Tp HCM, ông đã hình thành bộ phim nói về cuộc đời của những ngư dân bất hạnh, về những ngôi mộ gió của những người đàn bà góa không biết thân xác chồng đang trôi dạt phương nào. Chẳng thế mà người dân ở đây thường gọi ông bằng cái tên thân mật là « ông Tây Lý Sơn»

Tháng 2 vừa qua, ông «Tây Lý sơn » đã trở về Pháp với hành trang trong người là bộ phim «Hoàng sa, nỗi đau mất mát » Ông đã đi từ Pháp, đến Đức, rồi sang Đông Âu để trình chiếu bộ phim này với mục đích thành lập một quỷ hổ trợ giúp ngư dân Bình châu và đảo Lý Sơn. Trong 2 tháng, ông đã đi 4 nước, 12 thành phố và trình chiếu bộ phim khỏang 20 lần với sự giúp đỡ của người (Việt) ở địa phương. Tổng cộng ông đã quyên được 322 triệu đồng. Số tiền đó không chỉ là món quà vật chất mà còn là tấm lòng, là tình nghĩa, là trái tim của những người Việt tại hải ngoại còn nghĩ đến thân phận của những ngư dân tội nghiệp suốt đời còng lưng bám biển. Ông André Hồ Cương Quyết đánh giá đó là một thành công:

Áp phích phim Hoàng Sa, nỗi đau mất mát. RFA file
(Hình bên: Áp phích phim Hoàng Sa, nỗi đau mất mát. RFA file)
*

«Chuyến vừa rồi có thể nói là hoàn toàn thành công, những thành công là thu thập một quỹ đáng kể : 322 triệu đồng VN, tức 11 ngàn euros, giúp đỡ về vật chất rất nhiều và cả về tinh thần, nếu mà không có sự hổ trợ của bạn bè ở những nước này tôi không thể hoàn thành nhiệm vụ như vậy, không bao giờ ! Bởi vì họ đã chịu những chi phí về máy bay, về ăn ở, đi lại. Họ hổ trợ rất nhiệt tình, họ dành cho đất nước Việt nam một tình yêu rất lớn.

Tự nhiên mà nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, những người có chính kiến khác nhau, nhưng mà tất cả đều hướng về Việt Nam, muốn giúp đỡ Việt Nam, muốn giúp đỡ về vấn đề con người, nhân đạo, giúp đỡ Việt nam khẳng định chủ quyền của mình ở biển đảo, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Như vậy, cái đó là hoàn toàn thành công »

Chuyến vừa rồi có thể nói là hoàn toàn thành công, những thành công là thu thập một quỹ đáng kể : 322 triệu đồng VN, tức 11 ngàn euros, giúp đỡ về vật chất rất nhiều và cả về tinh thần, nếu mà không có sự hổ trợ của bạn bè ở những nước này tôi không thể hoàn thành nhiệm vụ như vậy, không bao giờ.

André Hồ Cương Quyết

Xem chi tiết…

Lê Thăng Long nói về ‘Con đường VN’

(Hình trên: Từ trái: các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Lê Công Định)

*

Vừa ra tù, ông Lê Thăng Long, người bị xử trong vụ án năm 2010 cùng luật sư Lê Công Định, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung và kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức nói về thời gian ở tù và dự án ‘Con đường Việt Nam’.

Được trả tự do sáu tháng trước hạn hôm 4/6 vừa qua, nhà đấu tranh dân chủ dân chủ Lê Thăng Long, sinh năm 1967, cho BBC biết qua điện thoại hôm 11/6 rằng tình hình sức khỏe của ông là bình thường.

Ông cũng nhắc lại giai đoạn mới bị bắt và các cuộc trao đổi với những người trong vụ việc bị bắt năm 2009:

Ông Lê Thăng Long: Giai đoạn đầu tiên khi tôi mới bị bắt là giai đoạn có những bất ngờ, hay đặc biệt đối với tôi và sau đó thì cũng quen dần. Đột nhiên mình bị mất tự do, đó cũng là một cái bất ngờ và những việc mình làm theo những gì đúng đắn mà tự nhiên, đột ngột mình bị khép vào những tội danh và điều đó làm cho tôi thấy bất ngờ.

BBC:Trong thời gian đó ông đã gặp lại ông Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Công Định trong tù không? Lần cuối gặp lại ông Thức và ông Định như thế nào?

Lần cuối tôi gặp anh Định khoảng ngày 10/08/2010. Chúng tôi lên ở trại trên Xuân Lộc khoảng hơn một tháng thì anh Định bị chuyển đi, còn lại tôi với anh Thức ở trại giam Xuân Lộc trong khu gọi là khu cách ly. Tôi gặp anh Thức lần cuối cách đây hai tháng. Tôi được chuyển lên khu hình sự, khu các anh em án hình sự, và sau đó tôi được đưa về nhà và hiện nay đang bị quản chế.

BBC: Trong thời gian gặp gỡ đó các ông đã nói chuyện, bàn thảo những gì?

Chúng tôi đã bàn những dự tính, dự định chúng tôi đã có từ trước, trước khi bị bắt. Những dự định đó là làm sao để thực hiện được những phong trào rộng rãi trong nhân dân để tìm ra con đường làm sao phù hợp cho đất nước Việt Nam.

“Chúng tôi rất mong để làm sao có một sự phát triển tốt cho đất nước không có sự hận thù, cực đoan, đạp đổ, phân biệt quá khứ, phân biệt chính kiến”

Ông Lê Thăng Long

Xem chi tiết…