Lưu trữ

Archive for the ‘Uncategorized’ Category

Kẻ Chống Trăng

Nguyệt thực là hiện tượng mặt trăng “ăn” mặt Trời. Tại Việt Nam mỗi lần nguyệt thực xảy ra, người dân Việt Nam, nhất là những người ở vùng thôn quê, có tập tục đồng loạt đánh trống, phèng la, kéo chuông, gõ mõ…vận dụng tất cả những gì có thể tạo ra tiếng động lớn nhằm làm cho “ông” trăng giật mình khiếp sợ, ngưng “ăn” mặt trời, trả lại ánh nắng cho nhân gian.

Câu chuyện “Kẻ Chống Trăng” đã nêu bật một ý nghĩa: Không ai có thể làm cho mặt trăng phải xê dịch. Biết vậy, kẻ chống trăng vẫn cứ chống trăng. Chống trăng chỉ để tỏ ý bảo vệ ánh sáng mặt trời cho nhân gian.

Ngày 12/09/2012 thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã ký một văn bản ra lệnh cho bộ công an và bộ thông tin hãy nhanh chóng triệt hạ các trang mạng kiểu Quan Làm Báo, Dân Làm Báo, Biển Đông… Những trang mạng kia bị chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng lên án là phản động, là mặt nổi của “thế lực thù địch”.
ĐẤU TRANH CHO MỘT NỀN DÂN CHỦ
Cùng QLB đứng dưới ngọn cờ chính nghĩa   Báo ‘Lề Đảng’ tiếp tục ‘ném đá’ QLB!
Ngươi là ai mà chống Luật Biển?
Giải mã lá phiếu chống Luật Biển đông 
Lộ mặt kẻ hán gián, bán nước 
Thủ Tướng ‘Quên’!  4 câu hỏi cho TƯ 6  Nông dân nổi dậy!

Lệnh triệt hạ trang mạng hoàn toàn đồng dạng với câu chuyện “Kẻ Chống Trăng”. Đôi bên đều thực hiện một công việc có tính hoang tưởng. Bên này đánh đuổi mặt trăng. Bên kia, Nguyễn Tấn Dũng đánh đuổi các trang mạng “phản động” nhằm bảo vệ “danh giá” cho chế độ chính trị. Có hai lý do để công việc triệt hạ các trang mạng bị xem là hoang tưởng:

Lý do kỹ thuật: 

Lịch sử chính trị thế giới đã cho thấy: Chế độ độc tài các loại chỉ tồn tại nhờ vào khả năng bưng bít tin tức. Bưng bít để ngu dân. Bưng bít để mị dân. Bưng bít để che dấu tội ác độc tài, tham ô… Do nhu cầu bưng bít, bức màn sắt, bức màn tre, bức tường ô nhục Bá Linh ra đời. Ngày nay, thời-kỳ-vàng-son-của-các-loại-bức-màn đã tàn lụn. Ngày nay cách mạng điện toán đã triệt để huỷ diệt mọi kỹ thuật bưng bít thông tin của giới độc tài. Triệt hạ vài trang mạng “phản động” này, vài trăm trang mạng “thù địch” khác lại mọc lên: viết mạnh hơn, lột trần sự thật ầm ĩ hơn. Rõ ràng là nỗ lực triệt hạ các trang mạng chỉ là công việc của kẻ chống trăng.

Lý do chính trị: 

Phải chăng, mệnh lệnh 12/09/2012 của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng là sự phản ánh tình trạng mâu thuẫn giữa chế độ CSVN và các trang mạng “phản động” ? Tìm đáp số cho câu hỏi vừa nêu, chúng ta cần suy nghĩ về một tỷ dụ luận như sau: Hai người say rượu đấm đá lẫn nhau, rõ ràng là giữa hai người này đang có mâu thuẫn lớn. Mâu thuẫn lớn nhưng vẫn là mâu thuẫn phụ. Thật vậy, con người bị men rượu tấn công và con người bị thua cuộc trong vụ tấn công này. Từ đó, cuộc nói chuyện bằng tay chân mới xảy ra. Không có men rượu không thể có đấm đá. Không còn nghi ngờ gì nữa: Mâu thuẫn chính hiển nhiên là mâu thuẫn giữa con người và men rượu. Mâu thuẫn phụ là mâu thuẫn giữa hai ông say rượu. Giải trừ men rượu trong cơ thể của hai “võ sĩ say”, cuộc thí võ lập tức chấm dứt. Giải trừ mâu thuẫn chính, mâu thuẫn phụ tự nó tan biến.

Bây giờ hãy trở lại với câu chuyện diệt trừ các trang mạng “phản động” của ông Nguyễn Tấn Dũng.

Mâu thuẫn chính trong câu chuyện này là mâu thuẫn giữa hai nhu cầu trái ngược: Bên này là nhu cầu của quần chúng trong ý muốn nắm bắt những tin tức chính xác về mọi hoạt động của nhà cầm quyền. Bên kia là nhu cầu bưng bít tin tức của chế độ độc tài.

Mâu thuẫn phụ là mâu thuẫn giữa quyết tâm cấp cứu nạn “đói tin” của quần chúng từ phiá những trang mạng “thù địch” và quyết tâm của bộ công an, bộ thông tin của CSVN nhằm lùng và diệt những trang mạng kia.

Xem chi tiết…

Mỹ sẽ triển khai lá chắn tên lửa ở Châu Á như thế nào?

Việt Hà, phóng viên RFA

Phần âm thanh

Mới đây bộ quốc phòng Mỹ cho biết Hoa Kỳ và Nhật đang bàn thảo việc mở rộng lá chắn tên lửa của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.

(Hình bên: Sơ đồ quy trình hoạt động của hệ thống lá chắn tên lửa. AFP)

*

 Ngăn chặn các mối đe dọa

Tờ Wall Street Journal trích lời của một giới chức Mỹ cho biết hệ thống lá chắn này có mục đích ngăn chặn các mối đe dọa từ Bắc Hàn và Trung Quốc. Trước đó, vào ngày 24 tháng 7, Trung Quốc lần đầu tiên phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa mới DF-41 tại trung tâm thử nghiệm vũ trụ và tên lửa Ngũ Trại thuộc tỉnh Sơn Tây, miền Đông Trung Quốc. Các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng đây là loại tên lửa có thể mang 10 đầu đạn hạt nhân và bắn đến nhiều vị trí khác nhau trên lãnh thổ Mỹ. Tên lửa này, theo các nhà quan sát Mỹ, là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia Mỹ. Để tìm hiểu thêm về kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ tại châu Á trước những diễn tiến mới từ Trung Quốc. Việt Hà phỏng vấn ông Tetsuo Kotani, chuyên gia cao cấp về an ninh hàng hải thuộc viện Quan hệ Quốc tế của Nhật Bản.

Trước hết đánh giá về tính khả thi của hệ thống lá chắn tên lửa mới, ông Tetsuo Kotani cho biết:

Theo tôi đây là một kế hoạch hoàn toàn khả thi, Mỹ và Nhật Bản đang đàm phán việc mở rộng radar thứ hai ở miền nam nước Nhật.

Tetsuo Kotani

Tetsuo Kotani: Theo tôi đây là một kế hoạch hoàn toàn khả thi. Mỹ và Nhật Bản đang đàm phán việc mở rộng radar thứ hai ở miền nam nước Nhật. Theo tôi thì đây là một kế hoạch hoàn toàn khả thi và có thể đi vào hiện thực trong vòng vài tháng tới. Vấn đề bây giờ chỉ là địa điểm để lắp đặt hệ thống này. Địa điểm lý tưởng là ở Okinawa để có thể bao trùm được toàn bộ khu vực có tên lửa của Trung Quốc. Tuy nhiên vì những căng thẳng tại Okinawa liên quan đến căn cứ quân sự Mỹ tại đây cho nên có thể là hệ thống radar này sẽ được đặt ở Kyushu thay vì ở Okinawa. Kyushu là cũng ở phía nam Nhật Bản. Và tại đây thì sự hợp tác rất tốt cho nên theo tôi việc lắp đặt radar tại miền nam Nhật sẽ sớm thành hình.

Việt Hà: Theo ông thì ngoài Nhật Bản, liệu Mỹ có thể triển khai hệ thống lá chắn này tại các nước nào khác ở châu Á, ví dụ như Philippines hay Australia chẳng hạn?

Tetsuo Kotani: Theo tôi thì Philippines sẽ là một nước được lựa chọn chứ không phải là Australia vì chúng ta cần phải theo dõi được toàn bộ khu vực có triển khai tên lửa của Trung Quốc ngay trong lãnh thổ Trung Quốc. Úc ở quá xa vì vậy chúng ta phải đặt hệ thống radar ở dãy đảo thứ nhất. Tại Nhật Bản, chúng ta đã có một hệ thống radar ở miền bắc Nhật. Chúng ta sẽ đặt một hệ thống khác ở miền nam Nhật Bản, và lý tưởng hơn nữa là một hệ thống tại Philippines. Và như vậy lá chắn này sẽ bao trùm được toàn bộ Trung Quốc.

Việt Hà: Vậy ông đánh giá thế nào về khả năng triển khai một hệ thống tương tự tại Philippines?

Tetsuo Kotani: Tôi không biết thế nào vì tình hình sẽ rất khó khăn.

000_Hkg7094587-250.jpg
(Hình bên: Quân đội thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đứng cạnh một bệ phóng tên lửa đánh chặn được triển khai tại một căn cứ ở thành phố Akita, miền bắc Nhật Bản vào ngày 31 tháng 3 năm 2009. AFP PHOTO.)
*

Nếu hệ thống radar này được đặt tại Philippines thì Trung Quốc sẽ rất tức giận và tôi không chắc là chính phủ Philippines có thể sẵn sàng cho kế hoạch này hay không vì họ sẽ phải đối đầu với căng thẳng gia tăng với Trung Quốc. Theo tôi thì khó có thể đặt được hệ thống này tại Philippines. 

Việt HàVậy nếu hệ thống lá chắn này không được đặt tại Philippines thì hiệu quả kiểm soát tấn công về tên lửa (nếu có) từ Trung Quốc sẽ ra sao?

Tetsuo Kotani: Nếu như có thể đặt hệ thống radar này ở Philippines thì có thể bao phủ được toàn bộ miền Nam Trung Quốc. Nhưng thậm chí trong trường hợp xấu hơn, chỉ có hai hệ thống radar tại Nhật thì chúng ta vẫn có thể bao trùm được phần lớn lãnh thổ Trung Quốc. Thêm vào đó thì hải quân Mỹ đang triển khai hệ thống radar di động trên các tàu của mình và nếu họ triển khai hệ thống tàu này, kết hợp với các radar tại Nhật, thì hệ thống này có thể bao trùm được toàn bộ Trung Quốc. cho nên ngay cả khi không triển khai được hệ thống radar tại Philippines thì chúng ta vẫn có những lựa chọn khác.

Xem chi tiết…

Hai tàu cá VN bị đâm chìm trên Biển Đông

Ngư dân Việt Nam

(Hình bên: Ngư dân Việt Nam gặp nhiều hiểm nguy khi đánh bắt trên biển)

*

Chỉ trong vòng ba ngày hai tàu cá Việt Nam đã liên tiếp bị đâm chìm khi đang đánh bắt trên Biển Đông trong khi thủ phạm gây nạn xong thì bỏ chạy, truyền thông trong nước cho biết.

Hiện tại giới chức đang khẩn trương tìm kiếm 8 ngư dân bị mất tích trên hai chiếc tàu chìm trong khi danh tính cũng như tung tích của các tàu thủ phạm này vẫn chưa xác định.

Vào lúc 5h hôm thứ Hai ngày 6/8, một tàu cá của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khi đang đánh bắt cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 238 hải lý về phía nam thì ‘bị một tàu chưa rõ tung tích đâm chìm’, Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết,

Tai nạn này đã làm cho tất cả 7 ngư dân trên tàu cá BV 95134 TS bao gồm thuyền trưởng mất tích.

Hiện tại Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm chính thức yêu cầu Indonesia hỗ trợ tìm kiếm và cứu hộ các ngư dân gặp nạn này, theo Thông tấn xã Việt Nam, trong lúc các lực lượng biên phòng và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đang tìm kiếm.

Có thể ‘tàu mình’?

Trước đó, vào khoảng 9h tối thứ Bảy ngày 4/8, một tàu cá của tỉnh Quảng Nam mang số hiệu QNa 02351 khi đang đánh bắt thì ‘bất ngờ bị một tàu vận tải gây tai nạn’ ở vùng biển cách bờ biển tỉnh Hà Tĩnh 12 hải lý, cũng theo Thông tấn xã Việt Nam.

Sau khi bị đâm thì chiếc tàu cá này bị chìm làm bốn ngư dân trên tàu rơi xuống biển trong khi ‘chiếc tàu gây tai nạn bỏ chạy’.

Khu vực tàu cá của tỉnh Quảng Nam gặp nạn thuộc vùng biển Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà của tỉnh Hà Tĩnh.

“Đối với ngư dân chúng tôi thì có thể xác định tàu lạ là tàu ở đâu, tàu như thế nào nhưng đối với chính phủ thì phải rõ ràng thì mới có thể nói được.”

Nguyễn Việt Thắng, chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam

Xem chi tiết…

Philippines phản ứng trước cuộc triển khai quân sự của Trung Quốc

(Hình trên:  Chủ tịch Thượng viên Philippines (trái) ra dấu hiệu tán thưởng Tổng thống Philippines Benigno Aquino (giữa) “số 1” sau khi ông Aquino đọc bài diễn văn hàng năm về tình hình đất nước hôm 23/7/12. Người đứng bên phải là Chủ tịch Hạ viện Feliciano Belmonte)
*
Tổng thống Benigno Aquino của Philippines nói nước ông sẽ không lùi bước trước cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. 
Ông Aquino tuyên bố hôm thứ Hai trong thông điệp hàng năm trước nhân dân, phản ứng trước sự kiện hôm Chủ nhật Trung Quốc lập ra thành phố Tam Sa bao phủ nhiều hòn đảo có tranh chấp tại Biển Đông.
Trung Quốc gọi các đảo này là Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa.Kế hoạch bố trí một đơn vị quân sự đồn trú tại Tam Sa đã gặp phản ứng mạnh của Tổng thống Aquino:

“Nếu có ai vào sân nhà anh và nói với anh rằng họ là chủ cái sân đó, anh có chịu hay không? Liệu có đúng hay không khi ta từ bỏ những gì thuộc về ta một cách chính đáng.”

Quyết định triển khai quân đội tại các đảo này là động thái mới nhất của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp đã dấy lên từ tháng Tư giữa các tàu của Trung Quốc và Philippines tại bãi cạn Scarborough.

Ngoài chuyện này, trong thông điệp của mình, Tổng thống Aquino cũng nhắc đến thành tựu kinh tế của Philippines kể từ khi cựu Tổng thống Gloria Arroyo ra đi.

Ông cũng nhấn mạnh đến việc củng cố quân đội, cho biết ngoài viện trợ 30 triệu đôla của Hoa Kỳ để lập ra trung tâm theo dõi vùng biển quốc gia, sẽ có thêm 40 máy bay quân sự được giao trong hai năm tới để tăng cường khả năng phòng thủ chiến lược của Philippines.

Một giáo dân bị đánh vỡ xương sọ ở giáo điểm Con Cuông

Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok

Một giáo dân Việt Nam ở giáo điểm Con Cuông thuộc Giáo Phận Vinh, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, tỉnh Nghệ An , chị Maria Ngô Thị Thanh, bị đánh vỡ xương sọ
(Hình bên: Công an sắc phục và không sắc phục bao vây toàn bộ khu giáo điểm Con Cuông thuộc Giáo Phận Vinh. Courtesy Chuacuuthe)

*

 bởi những người mà cư dân địa phương nói là công an mặc thường phục khi kéo đến  đập phá nơi này hôm đầu tháng, hiện trong tình trạng nghiêm trọng sau khi được mỗ tại bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội. Thanh Trúc gởi bản chi  chi tiết  từ Thái Lan:

Giáo điểm Con Cuông thuộc xã Yên Khê, tỉnh Nghệ An, bị những người mà giáo dân nói là công an mặc thường phục, kéo đến quấy rối và đập phá hôm 1 tháng Bảy vừa qua như đài Á Châu Tự Do loan tin.

Người dân địa phương cho hay nhiều giáo dân đã bị đánh đập tàn nhẫn khi cố ngăn cản những người mặc thường phục muốn phá đổ nhà nguyện của  giáo điểm Con Cuông.

Một trong những người bị đánh và bị thương tích nặng nơi đầu,  chi Maria Ngô Thị Thanh, được gia đình đưa vào bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội.

…bác sĩ Hà là người giỏi nhất đem hết nhiệt tình mỗ cho cháu nhưng có nói cho tôi biết là cháu Thanh bệnh tình rất phức tạp vì nó đánh cách dã man quá. Cháu bị thương, hai đầu thì gãy, gãy mà còn lõm vô xương sọ bên phải và thái dương bên phải, lủng vào trong sọ, trong óc

Ông Ngô Văn Ngơ

Ông Ngô Văn Ngơi, thân phụ của chị Maria Ngô Thị Thanh, cho biết tình trạng hiện tại của con gái ông rất là phức tạp sau khi được mỗ:

Bây giờ cháu rất là phức tạp chứ chưa có gì để hy vọng.  Buổi  sáng hôm qua  mỗ xong thì hai mê một tỉnh, nhưng đến sáng hôm nay coi như là hai tỉnh một mê, nhưng mà đến bốn giờ thì lại khác, con người nó  nhược lại trở lại hai mê một tỉnh và cả nói sảng nữa, rất phức tạp.

Cháu hiện đang nằm ở bệnh viện Việt Đức, Hà Nội, có bác sĩ Hà là người giỏi nhất đem hết nhiệt tình mỗ cho cháu nhưng có nói cho tôi biết là cháu Thanh bệnh tình rất phức tạp vì nó đánh cách dã  man quá. Cháu bị thương, hai đầu thì gãy, gãy mà còn  lõm

Cô Maria Ngô Thị Thanh ở bệnh viện, chờ cấp cứu. chuacuuthe.com
(Hình bên: Cô Maria Ngô Thị Thanh ở bệnh viện, chờ cấp cứu. Source chuacuuthe.com)
*

vô xương sọ bên phải và thái dương bên phải, lủng vào trong sọ, trong óc. Bên ngoài thì không có dấu vết gì là bị thương, mà đây là cái nghề nghiệp cái đặc vụ thì mới có kiểu đánh như thế này đây, đánh rất dã man. Đó là lời của bác sĩ Hà trao đổi như vậy. Xem chi tiết…

VN bác tin tàu bị Trung Quốc ‘chặn đuổi’

Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) vừa ra thông báo khẩn bác bỏ thông tin trên truyền hình Trung Quốc rằng bốn tàu hải giám nước này đã chặn đuổi tàu của cảnh sát biển Việt Nam.

Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV kênh tiếng Anh hôm thứ Ba 3/7 vừa chiếu phóng sự về vụ bốn tàu hải giám nước này chặn đuổi tàu của cảnh sát biển Việt Nam ở vùng biển quanh quần đảo Trường Sa với kết quả là tàu Việt Nam “phải rút lui”.

Thông báo của TTXVN viết: “Chúng tôi bác bỏ thông tin tàu hải giám Trung Quốc “chặn đuổi” tàu công vụ của Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa”.

Hãng thông tấn nhà nước Việt Nam nói: “Khi phát hiện các tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực quần đảo Trường Sa”.

TTXVN khẳng định Việt Nam “có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, đồng thời nói việc tàu hải giám “hoạt động tuần tra” tại khu vực quần đảo Trường Sa “là hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình ở Biển Đông, không có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực”.

“Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động sai trái nói trên…”

Đối đầu

Phóng sự hôm 3/7 của CCTV nói “trong ngày thứ hai của chuyến tuần tra” ở Biển Đông, tàu hải giám Trung Quốc đã phát hiện tàu của Việt Nam đang lao về hướng tàu của họ với tốc độ lớn. Tàu Việt Nam đã dùng loa phát thông điệp:

“Khi phát hiện các tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực quần đảo Trường Sa.”

Thông tấn xã Việt Nam

“Đây là tàu cảnh sát biển Việt Nam số 5012. Các vị đã vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam, đề nghị rút khỏi khu vực này ngay lập tức.”

Theo CCTV tàu hải giám Trung Quốc đã đáp trả, xưng danh là tàu hải giám số 83 đồng thời nói theo Công ước LHQ về Luật Biển và Luật pháp Trung Quốc, đây là vùng biển của Trung Quốc.

Các tàu hải giám lập tức thay đổi đội hình, cả bốn tàu cùng quay đầu hướng về tàu Việt Nam. CCTV nói sau chừng 10 phút, tàu Việt Nam giảm tốc độ và rút lui.

Không rõ những gì xảy ra sau đó.

Phóng sự ngắn của CCTV cho thấy căng thẳng vẫn đang diễn ra ở vùng biển Đông mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền, nhất là sau khi cả hai bên Việt Nam và Trung Quốc đều đang có các động thái đối đầu nhau.

Các tàu hải giám Trung Quốc được biết vừa từ căn cứ ở Hải Nam di chuyển xuống tuần tra trong khu vực Trường Sa.

Xem chi tiết…

Việt Nam-Campuchia khánh thành cột mốc biên giới

(Hình trên: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam và người đồng nhiệm phía Campuchia Hun Sen khánh thành cột mốc biên giới số 314 kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.)
*
 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam và người đồng nhiệm phía Campuchia Hun Sen ngày 24/6 khánh thành cột mốc biên giới số 314 kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước láng giềng.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Thủ tướng Campuchia cho hay cột mốc số 314 giữa tỉnh Kampot của Campuchia với tỉnh Kiên Giang của Việt Nam là cột mốc biên giới trên bộ cuối cùng giữa hai nước. Kế tới, hai bên sẽ tiếp tục phân ranh xác định biên giới biển.

Thủ tướng Việt Nam nói việc khánh thành cột mốc thứ 314 chứng tỏ sự hợp tác chặt chẽ hơn và giúp thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại, và du lịch của đôi bên.

Đây là lần thứ nhì lãnh đạo hai nước Việt Nam-Campuchia cùng khánh thành các cột mốc biên giới sau lễ khánh thành cột mốc số 171 giữa tỉnh Svay Rieng của Campuchia và tỉnh Tây Ninh của Việt Nam vào năm 2006.

Việt Nam và Campuchia có chung đường biên giới dài 1270 cây số. Tới nay, công tác cắm mốc phân ranh đã hoàn thành được khoảng 80% và hai nước cam kết sẽ hoàn tất toàn bộ vào cuối năm nay.

Nguồn: Xinhua, Rasmei Kampuchea Daily, Asia News Network

Quan hệ Mỹ-Việt và chuyến đi Việt Nam của Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ

(Hình trên: Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trong cuộc họp báo tại Hà Nội, ngày 4/6/2012)

*

Chuyến đi của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đến thăm Việt Nam mới đây là đề tài hàng đầu được truyền thông Việt Nam và quốc tế tường trình chi tiết trong suốt tuần qua. Báo chí và các bài viết trên mạng phân tích ý nghĩa của chuyến đi, đặc biệt là việc ông Panetta đến tham quan Vịnh Cam Ranh, nơi từng đặt căn cứ hải quân và không quân của Hoa Kỳ trong thời chiến tranh Việt Nam.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ Đài VOA, Giáo sư Carl Thayer, một nhà quan sát tình hình Việt Nam lâu năm, phân tích thành quả của chuyến đi thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, và các quan hệ giữa hai nước cựu thù, giờ đây chia chung một số quyền lợi liên quan tới Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục hiện đại hóa lực lượng hải quân và tăng cường khả năng quân sự trong khu vực.

VOA: Thưa Giáo sư, xin giáo sư nhận xét về chuyến công du Việt Nam của Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Leon Panetta và quan hệ nói chung giữa hai nước trong thời điểm này?

Giáo sư Thayer: “Thẩm định của tôi là quan hệ Việt-Mỹ là một mối quan hệ đang dần dà thay đổi, tuy nhiên theo tôi, giới truyền thông Tây phương đã thổi phồng tốc độ phát triển của các quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt, đặc biệt họ không chú ý đúng mức tới các khía cạnh tế nhị của các quan hệ song phương.”

VOA: Nhưng người Việt Nam có ý muốn nói lên điều gì khi mời Bộ trưởng Panetta ghé thăm cảng Cam Ranh, từng là căn cứ quân sự của Mỹ trong thời chiến?

Giáo sư Thayer: “Bằng cách cho phép ông Panetta đến thăm Vịnh Cam Ranh, rồi thì các quan chức Việt Nam bay ra hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, Việt Nam đã truyền đi một thông điệp mà không cần phải lên tiếng, đó là Hoa Kỳ có một vai trò chính đáng trong việc duy trì an ninh khu vực, một vai trò được Hà nội hoan nghênh và trân trọng. Người Việt Nam muốn nói rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực là điều có thể chấp nhận, khác với sự hiện diện của Trung Quốc. Tuy nhiên, khi để Bộ trưởng Panetta tới thăm Vịnh Cam Ranh, phía Việt Nam không đưa ra cam kết nào rằng họ sẽ cho phép các tàu chiến Mỹ lui tới cảng này. Điều đó khó có thể xảy ra. Điều đang xảy ra là người Mỹ vẫn gửi tàu bè của Bộ Tư Lệnh Hải vận Hoa Kỳ tới sửa chữa tại khu vực thương mại trong Vịnh Cam Ranh, và hoạt động này sẽ vẫn tiếp tục.”

Xem chi tiết…

Đúng quy trình nhưng thiếu năng lực và trách nhiệm

Mấy tuần lễ vừa qua, báo chí trong nước, từ lề trái đến lề phải, đang lùm xùm về vụ Đinh La Thăng và Dương Chí Dũng.

Dương Chí Dũng nguyên là Cục trưởng Cục Hàng hải. Trước đó, ông làm Chủ tịch Vinalines, một công ty vận tải đường biển quốc doanh làm ăn lỗ lã đến 1.686 tỉ đồng (Việt Nam), tức khoảng 80 triệu đô la Mỹ, trong vòng hai năm, từ 2009 đến 1010. Việc lỗ lã xuất phát từ bốn lý do chính: mua nhiều tàu cũ từ nước ngoài; nhiều khi cũ đến độ mua xong thì… bỏ; vi phạm nhiều hợp đồng khiến nhiều tàu thủy bị nước ngoài phạt với số tiền lớn, có khi lên đến hàng triệu đô la; đầu tư xây dựng vội vàng, thiếu quy hoạch và không hiệu quả; và, cuối cùng, “đầu tư tài chính sai nguyên tắc”.

Trong các sai phạm kể trên, nổi bật nhất là việc Vinalines mua ụ nổi No83M(chuyên dùng để nâng hạ tàu thủy) từ Nga, vốn được Nhật chế tạo từ năm 1965 và bị cơ quan đăng kiểm Nga cấm sử dụng vì đã quá thời hạn sử dụng đến 22 năm. Vậy mà Vinalines vẫn mua. Mua về, phải trả tiền thuê chỗ neo đậu mất 30 tỉ đồng; tiền sửa chữa và tiền lãi ngân hàng lên đến 100 tỉ đồng. Tổng chi phí dành cho cái ụ nổi phế thải này là 24 triệu đô la. Cuối cùng, nó vẫn nằm ụ một chỗ, không hoạt động gì được cả! Coi như bỏ.)

Những sai phạm trên không phải chỉ do sự bất tài trong quản lý mà chủ yếu còn xuất phát từ những sự tham ô. Người ta cố tình làm sai để lấy tiền bỏ túi. Chính vì thế, ngày 17/5/2012, Bộ Công an quyết định ra lệnh bắt Dương Chí Dũng. Nhưng dường như Dương Chí Dũng đã biết trước cái lệnh ấy. Nên vài giờ trước đó, ông đã bỏ trốn. Hiện nay, người ta vẫn chưa biết Dương Chí Dũng ở đâu.

Sự lỗ lã nghiêm trọng của Vinalines cũng như sự tham ô của Dương Chí Dũng dẫn đến trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải, cơ quan chủ quản của cả Vinalines lẫn Cục Hàng hải, đặc biệt trách nhiệm của Bộ trưởng Đinh La Thăng, người đề nghị bổ nhiệm Dương Chí Dũng vào chức vụ Cục trưởng Hàng hải vào tháng 11 năm 2011 và cũng là người lãnh đạo trực tiếp của Dũng.
Xem chi tiết…

Báo Nhân Dân ‘còn khô khan’

Báo Nhân Dân được cho là sử dụng nhiều ngân sách nhà nước.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phê báo Nhân Dân “khô khan” và đề nghị báo này tuyên truyền chính trị một cách “có nghệ thuật”.

Thông điệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đưa ra khi ông và giới lãnh đạo Đảng tới thăm cơ quan ngôn luận hàng đầu của Đảng Cộng Sản vào ngày 09/06/2012.

Ông Trọng được dẫn lời nói ông “mong muốn báo Nhân Dân đổi mới có nguyên tắc nhưng phải khắc phục tính khô khan”.

“Tuyên truyền về chính trị một cách có nghệ thuật bằng những cảm xúc thật sự để nội dung đó đi vào lòng người một cách tự nhiên…nhưng không chạy theo thị hiếu tầm thường trái với tôn chỉ mục đích, chức năng và nhiệm vụ của báo Đảng”.

Ông Trọng cũng nhấn mạnh việc “cần tăng cường phê phán các mặt trái, tiêu cực, tham nhũng, các bài điều tra phóng sự điều tra”.

Trong khi đó, ông Đinh Thế Huynh, cựu Tổng biên tập báo Nhân Dân, Ủy viên Bộ Chính trị, được dẫn lời nói “ Báo Nhân Dân luôn giữ vững định hướng chính trị, nhưng chưa thật hấp dẫn, hình thức thể hiện còn khô khan”.

“Báo Nhân Dân cần phát huy ưu thế ở các thể loại bình luận điều tra, phóng sự điều tra đáp ứng nguyện vọng, đòi hỏi của nhân dân”.

Bản thân Tổng biên tập Thuận Hữu của báo Nhân Dân được dẫn lời nói “Bài điều tra chống tham nhũng, tiêu cực do phóng viên phát hiện còn ít”.

Xem chi tiết…