Lưu trữ

Posts Tagged ‘Biển Đông’

Tàu hải giám TQ đã ‘hoàn thành sứ mạng’

Tàu hải giám Trung Quốc đụng độ tàu tuần duyên Nhật Bản hôm 14/9

(Hình bên:  Trung Quốc họ sẽ tiếp tục điều tàu hải giám đến đảo tranh chấp để khẳng định chủ quyền.)

*

Trung Quốc loan báo sáu chiếc tàu hải giám họ triển khai đến quần đảo tranh chấp với Nhật Bản để tuần tra nhằm khẳng định quyền tài phán của Bắc Kinh đã thực hiện ‘thành công’ sứ mạng.

Chính quyền Trung Quốc đưa ra thông tin này sau khi các cuộc biểu tình chống Nhật đã lan ra hàng chục thành phố trên khắp Trung Quốc.

Trung Quốc đã triển khai các tàu hải giám đến vùng biển gần một chuỗi đảo trên Biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Senkaku sau khi phía Nhật công bố thỏa thuận mua lại ba trong số các hòn đảo từ tay chủ sở hữu tư nhân người Nhật.

‘Sẽ đẩy mạnh tuần tra’

Theo hãng tin Trung Quốc Tân Hoa Xã thì Cục Hải giám của nước này sẽ tiếp tục đẩy mạnh ‘các hoạt động chấp pháp’ xung quanh các hòn đảo tranh chấp.

“Các hoạt động tuần tra và chấp pháp này đã thể hiện quyền tài phán của Trung Quốc đối với Điếu Ngư Đảo và các đảo phụ cận và đã hoàn thành mục tiêu chứng tỏ chủ quyền cũng như đảm bảo các lợi ích trên biển của Trung Quốc,” Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tiêu Hội Vũ, phó giám đốc của Cục Hải giám trung ương Trung Quốc, nói.

“Chỉ cần một tính toán sai lầm của phía này hay phía kia sẽ dẫn đến kết cục là bạo lực và xung đột.”

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta

Cũng theo hãng tin này thì đoàn tàu hải giám này đến vùng biển gần quần đảo tranh chấp vào sáng thứ Sáu ngày 14/9 và ngay sau đó đã tiến hành nhiệm vụ.

Đây là lần đầu tiên tàu hải giám Trung Quốc tuần tra ở vùng biển này sau khi chính phủ Trung Quốc loan báo xác định đường cơ sở và các điểm cơ sở của vùng lãnh hải xung quanh quần đảo tranh chấp cách nay một tuần.

Theo tường thuật của phóng viên Tân Hoa Xã có mặt trên đoàn tàu hải giám này thì phía Nhật đã triển khai ba tàu tuần duyên và ba máy bay trực thăng để theo dõi và giám sát các tàu hải giám của Trung Quốc và đã tìm cách ngăn chặn hoạt động của các tàu hải giám này.

Cả hai phía đều đã dùng sóng radio để cảnh báo lẫn nhau, hãng tin này cho biết.

Theo đó thì các quan chức hải giám Trung Quốc đã yêu cầu phía Nhật dừng xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc sau khi tàu tuần duyên Nhật đưa ra lời cảnh báo.

Theo hãng tin này thì khoảng cách gần nhất giữa tàu hai phía là chưa đến nửa hải lý và tàu hải giám Trung Quốc đã đến được khoảng cách là 1,55 dặm cách đảo tranh chấp.

Trước đó, Tokyo đã triệu tập đại sứ Trung Quốc hôm thứ Sáu ngày 14/9 để phản đối điều mà họ gọi là ‘đột nhập vào lãnh hãi’ của họ.

Xem chi tiết…

TQ liên tiếp biểu tình chống Nhật

Người biểu tình trước Đại sứ quán Nhật Bản ở Bắc Kinh

(Hình trên: Nhiều người tin rằng các cuộc biểu tình chống Nhật là do chính phủ Trung Quốc giật dây.)

*

Hàng ngàn người biểu tình đã tập hợp bên ngoài Sứ quán Nhật ở Bắc Kinh hôm Chủ nhật ngày 16/9, một ngày sau khi những người biểu tình tìm cách tấn công vào sứ quán trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền gia tăng giữa hai nước đối với một quần đảo ở Biển Hoa Đông.

Đám đông đã ném chai lọ và banh đánh golf vào sứ quán, vẫy quốc kỳ Trung Quốc và hô các khẩu hiệu bài Nhật.

Đông đảo công an được huy động để đi theo đoàn biểu tình khi họ tuần hành trước Tòa đại sứ Nhật trong khi một số công an khác đứng dọc con đường trước sứ quán cấm xe cộ lưu thông.

Các tình nguyện viên đeo băng đỏ phân phát thực phẩm và nước uống cho người biểu tình còn đội chăm sóc y tế thì tức trực ở cạnh bên.

Sứ quán Nhật ở đây hiện đang được nhiều hàng cảnh sát chống bạo động của Trung Quốc canh giữ.

“Nhật Bản hãy biến khỏi Trung Quốc,” một số người biểu tình hô vang.

Cảnh sát dùng loa khuyên nhủ người biểu tình rằng mặc dầu hành động của họ là có thể hiểu được thì họ cũng nên tôn trọng pháp luật và ‘giữ lý trí’.

“Nhật Bản hãy biến khỏi Trung Quốc.”

Người biểu tình Trung Quốc

Bắc Kinh đang phẫn nộ trước việc Tokyo trong tuần này loan báo ‘mua lại’ từ chủ sở hữu tư nhân người Nhật một vài đảo tranh chấp thuộc một quần đảo mà họ gọi là Senkaku trong khi phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Các hình ảnh được đưa lên mạng xã hội Sina Weibo cho thấy các cuộc tuần hành hôm 16/9 tại một số thành phố như Quảng Châu, Thâm Quyến và Hàng Châu.

Tại Thượng Hải, nơi vừa diễn ra biểu tình lớn hôm thứ Bảy, hơn 1.000 người đã tập hợp bên ngoài Lãnh sự quán Nhật hôm Chủ nhật. Họ vẫy cờ, biểu ngữ và hô khẩu hiệu ‘Đả đảo Nhật Bản’.

Công an Thượng Hải đã dùng các container và hàng rào nhựa để phong tỏa các con đường. Họ hướng dẫn người biểu tình đi theo hàng do công an tạo ra trước Sứ quán Nhật.

Khoảng hơn chục người biểu tình đã xô xát với cảnh sát. Tuy nhiên một nhà ngoại giao Nhật giấu tên nới với hãng tin Pháp AFP rằng ông không nghe nói có bạo lực cũng như không có vật gì bị ném vào Tòa lãnh sự.

Tại các thành phố khác, người biểu tình cướp phá các cửa hàng Nhật và tấn công xe Nhật, hãng tin Anh Reuters cho biết.

Tàu hải giám Trung Quốc đụng độ tàu tuần duyên Nhật Bản

(Hình bên: Trung Quốc liên tục có một loạt động thái trả đũa Nhật Bản ‘mua lại’ đảo tranh chấp.)

*

Còn theo Đài truyền hình Nhật NHK thì người biểu tình cũng đột nhập vào một số nhà máy sản xuất của người Nhật tại thành phố Thanh Đảo.

Cuộc biểu tình lớn nhất hôm Chủ nhật diễn ra tại Thâm Quyến khi mà công an ở đây đã phải dùng hơi cay và vòi rồng để đẩu lùi hàng ngàn người biểu tình chiếm lấy một con đường chính.

Xem chi tiết…

Biểu tình bài Nhật tại nhiều nơi ở TQ

Người biểu tình phong tỏa cơ quan ngoại giao và cơ sở kinh doanh của Nhật tại các thành phố ở Trung Quốc trong bối cảnh tranh cãi về chủ quyền đảo leo thang.

Tin cho hay tại Bắc Kinh, người biểu tình đã ném đá và chai lọ và đã cố vượt rào cản có cảnh sát chống bạo động đứng canh.

Được biết các cuộc biểu tình diễn ra tại ít nhất 11 thành phố khác.

Làn sóng bài Nhật trở nên mạnh hơn sau khi Tokyo mua lại quần đảo tranh chấp (họ gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) từ các chủ sở hữu tư nhân người Nhật.

Trung Quốc vào hôm thứ Sáu điều sáu tàu hải giám vào vùng biển quanh ba đảo tại Biển Hoa Đông Inày.

“Trả lại quần đảo cho chúng tôi! Lũ quỷ Nhật cút đi!”, một số người hô hoán tại cuộc biểu tình ở Bắc Kinh hôm 15/09, theo hãng tin Reuters.

Tại Thượng Hải, nơi xảy ra các cuộc phản đối bài Nhật, cảnh sát chỉ cho phép nhóm nhỏ người biểu tình tiếp cận lãnh sự quán Nhật Bản.

Người biểu tình ở những nơi khác tấn công nhà hàng Nhật và ở một chỗ họ đã lật một xe hơi chế tạo tại Nhật.

Hôm thứ Hai ngày 10/9, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã kêu gọi phía Nhật ngay lập tức rút lại quyết định mà Bắc Kinh gọi là ‘sai trái’ và chấm dứt mọi hành động làm tổn hại đến chủ quyền Trung Quốc nếu không sẽ phải gánh chịu ‘mọi hậu quả’.

‘Đang đùa với lửa’

(Hình bên:  Trung Quốc điều sáu tàu hải giám ra gần quần đảo tranh chấp vào ngày 14/09.)

*

Tuy nhiên ông Dương không nói rõ hành động của Nhật sẽ dẫn đến hậu quả gì.

Tranh chấp quần đảo này được cập nhật liên tục trên truyền thông ở cả Trung Quốc, nơi sắp có thay đổi lãnh đạo và tại Nhật Bản, nơi chuẩn bị tổ chức bầu cử.

Vào cùng ngày sau khi Dương Khiết Trì cảnh báo Nhật ‘phải chịu hậu quả’, chính phủ Trung Quốc ‘công bố đường cơ sở và điểm cơ sở của lãnh hải xung quanh Điếu Ngư Đảo’, hãng tin Trung Quốc Tân Hoa Xã cho biết.

Động thái này là nhằm để chứng tỏ thêm chủ quyền của Trung Quốc, hãng tin này nói.

Xem chi tiết…

Chuyên gia Mỹ bàn về vụ Thủ tướng Việt Nam cấm 3 trang blog

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng
 Marianne Brown

Ba trang blog chính trị đã trở thành một đề tài nóng bỏng tại Việt Nam khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ trích những trang này trên truyền hình nhà nước.

Hôm thứ Tư, truyền hình nhà nước phổ biến thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảnh báo người dân không nên đọc 3 blog chính trị ẩn danh, Quan làm báo, Dân làm báo và Biển Đông.

Thông điệp trên truyền hình lên án những trang blog này là “những âm mưu thâm độc của những lực lượng thù địch” và kêu gọi mọi người không đọc những trang này.
Thủ tướng Dũng cũng kêu gọi “trừng phạt nặng nề” những người chịu trách nhiệm những trang mạng này.

Những trang blog được ưa chuộng đặc biệt tại Việt Nam, một quốc gia mà kiểm duyệt là phổ biến. Những người viết blog thường xuyên bị bỏ tù vì những tội phạm chống phá nhà nước và nhiều trang mạng bị ngăn chặn.

Dù bị chính thức lên án, những trang này không bị tường lửa ngăn chặn, do đó số người xem đã tăng vọt, khiến cho nhiều quan sát viên phải đặt nghi vấn là tại sao những trang này bị cấm.

Tất cả ba trang này đều chỉ trích chính phủ, tuy nhiên có trang mang trọng tâm rõ rệt hơn trang khác. Quan làm báo tấn công trực tiếp Thủ tướng, trong khi Dân làm báo có những mục tiêu rộng rãi hơn.

Ông David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ đã về hưu mô tả một bài đặc biệt làm ông chú ý. Bài này chú trọng vào những phe phái chống đối nhau trong Đảng Cộng sản, một bên là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và một bên là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Brown nói:

“Người viết bài chủ yếu phân tích hai phe nhưng cuối cùng cho rằng cả hai đều làm hại cho đất nước. Nếu Thủ tướng Dũng thắng thì cũng vẫn là chuyện tham nhũng, quyền lợi bè phái và nếu phe kia thắng thì đất nước bị Trung Quốc giật dây.”

Trang Biển Đông, đề cập nhiều đến tranh chấp lâu đời với Trung Quốc về lãnh thổ tại Biển Đông, cũng bị nêu tên, làm nhiều quan sát viên ngạc nhiên. Ít người biết được trang này cho đến khi Thủ tướng Dũng loan báo.

Có vị thế riêng biệt đối với những trang blog khác là Quan làm báo, đưa ra những câu chuyện chỉ trích Thủ tướng kịch liệt.

Được thành lập cách đây 4 tháng, trang này đưa ra tin vua ngân hàng Nguyễn Đức Kiên bị bắt, một ngày trước khi cảnh sát chính thức loan báo. Kiên được xem như là một đồng minh thân cận của Thủ tướng, bị bắt vào tháng 8 vì những tội tài chính chưa được tiết lộ.

Các nhà phân tích đồn đại là trang blog này được các đối thủ chính trị trong Bộ Công an hay Tình báo Trung Quốc viết. Ông Brown nói ông nghĩ Quan làm báo là mục tiêu chính của lời loan báo hôm thứ Tư. Ông Brown nói:

“Hầu như họ thêm hai trang blog kia như là trái độn vì Quan làm báo hết sức độc đáo. Tại Hoa Kỳ, các tờ báo loại này được gọi là báo của cánh hữu, gồm những người da trắng không đồng ý với chính phủ.”
Xem chi tiết…