Lưu trữ

Posts Tagged ‘Nguyễn Huệ Chi’

Nguyễn Huệ Chi, McAfee và Google

JPG - 24.1 kb

Khi học giả Nguyễn Huệ Chi và một số bạn bè đứng ra lập mạng lưới thông tin cho đồng bào biết về việc Trung Cộng khai thác bô xít ở nước ta, các nhà trí thức này chắc không ngờ có ngày báo chí khắp thế giới nói đến họ. Những tờ báo lớn nhất ở Âu Châu như Financial Times, Le Monde, ở Mỹ như New York Times, Wall Street Journal trong ngày Thứ Ba, 31 Tháng Ba, 2010, đều nhắc nhở đến phong trào phản đối chính quyền cộng sản cho Trung Cộng khai thác bô xít, và những xung đột khác giữa hai nước Việt Hoa.

Trong một sớm một chiều, cả thế giới biết tin các nhà trí thức Việt Nam đang chống lại việc Trung Cộng khai thác bô xít. Họ còn biết nguyên do chống đối là vì những ảnh hưởng tai hại cho môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên, vân vân. Công ty khai thác nhôm Chinalco được nhắc đến như là nguồn gốc gây ra cuộc đối kháng của người dân Việt. Tiếng xấu về công ty Trung Cộng này sẽ còn lâu mới rửa được. New York Times viết tựa đề: Googgle nối kết vụ tấn công mạng lưới với cuộc tranh chấp mỏ ở Việt Nam (Google Links Web Attacks to Vietnam Mine Dispute). Financial Times viết tựa đề: Các nhà phản kháng Việt Nam bị tin tặc tấn công (Vietnam dissidents targeted by cyberattacks). Cả hai đều nhắc đến nhóm các nhà trí thức chống Trung Cộng khai thác bô xít qua mạng lưới được hàng chục ngàn người vào tham dự.

Nhật báo Financial Times đã giới thiệu bản tin về vấn đề này hai lần trên hai mục khác nhau, trên mạng lưới, một là mục tin thế giới, hai là các tin tức về kỹ thuật. Trong bản tin này, tờ báo còn vạch rõ một mối lo ngại của người Việt Nam trong vụ khai thác bô xít này, là cơn sóng những người dân Trung Cộng sang Việt Nam làm việc, ở những địa điểm chiến lược trong việc phòng thủ quốc gia (Chinese workers flooding into the strategically sensitive region).

Nhật báo Wall Street mở rộng mối quan tâm sang các doanh nhân Mỹ. Họ liên kết cuộc tấn công của tin tặc trên các nhà trí thức phản kháng ở Việt Nam với các vụ đột nhập vào mạng lưới các công ty Mỹ, do Bộ Quốc Phòng Trung Quốc chủ trương, với mục đích gián điệp kinh tế. Tác giả bài báo cảnh cáo: An ninh của giới doanh nghiệp Mỹ bị đe dọa!

Cả hai tờ báo quốc tế Financial Times và New York Times, cũng như bản tin AP đều không quên nhắc lại Việt Nam và Trung Hoa đã trải qua hàng ngàn năm thù nghịch, cuộc chiến tranh gần đây nhất mới hồi 1979, và tâm lý người Việt Nam lúc nào cũng nghi ngờ tham vọng của các chính quyền phía Bắc. Nhân dịp này, họ cũng nêu lên mối tranh chấp về các quần đảo, đặc biệt là đã ghi nhận Hoàng Sa mới bị Trung Cộng chiếm của Miền Nam Việt Nam năm 1974.

Xem chi tiết…

Nên xử lý quan hệ Việt – Trung như thế nào?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

GIF - 38 kb

Với 95 tuổi đời, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vẫn xông xáo như ở tuổi hai mươi, luôn hăng hái đi đầu trên mặt trận chống kẻ thù bành trướng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Ông là người có số lượng bài đều đặn, viết không ngừng nghỉ, với giọng nhã nhặn chứ không đao to búa lớn, nhằm đối thoại với những kẻ mà ông từng giáp mặt hàng ngày trên trận địa ngoại giao cách đây 30 năm, khi hai nước đang là đồng chí anh em, bỗng dưng “em” bị “anh” trở mặt đánh cho một cú tạt sườn. Là người hiểu rõ hơn ai hết sự tráo trở nằm trong quốc sách xuyên suốt ấy, ông Nguyễn Trọng Vĩnh tuy không hề quên ơn nghĩa quá khứ nhưng vẫn tự thấy mình có trách nhiệm phải chỉ ra tường tận tâm địa khó chơi của ông bạn láng giềng, mà cái nguy là đang dối gạt thế hệ đàn em của ông hôm nay, bằng những lời thật mặn nồng và một chiếc mặt nạ sơn phết khá kỹ, khiến không phải không có người đắm đuối như ruồi sà vào hũ mật.

Nhưng Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh còn quan tâm đến những vấn đề nội tình đất nước. Ông cũng là một trong các lão thành cách mạng đều đặn đưa kiến nghị yêu cầu cải tổ bộ máy lãnh đạo, nhằm ngăn chặn những phần tử cơ hội, những tên tư bản đỏ, thừa cơ làm tan hoang cơ nghiệp mà nước nhà giành được sau sáu thập kỷ gian nan phấn đấu, làm sâu sắc thêm phân hóa giàu nghèo, đẩy nhân dân vào phân tâm và khốn khổ, nhất là nông dân đang đứng trước tình trạng bị cướp đất, bần cùng hóa, mất đi quyền được sống tối thiểu, và mọi tầng lớp khác thì không được hưởng sự công bằng như Hiến pháp quy định – những quyền dân chủ, tự do cơ bản của con người. Xem chi tiết…

Hôm nay, mồng 3 tháng 2!

Đăng bởi boxitvn on 03/02/2010

(LBT giới thiệu chung 5 bài hôm nay)

Hôm nay, ngày mồng 3 tháng 2, là một ngày kỷ niệm quan trọng ở Việt Nam!


Với một dịp kỷ niệm bất kỳ nào thì cũng có ba cách tưởng niệm.

Cách tưởng niệm thứ nhất tạm gọi là kiểu ông long trọng – ông súng sính áo xống, đi ra đi vào, mặt mũi hớn hở tươi vui… Nhưng giá có ai hỏi ông “vui chuyện gì”, thì mặc dù có khi trong lòng đầy xúc động đấy, nhưng ông vẫn không sao diễn đạt ra được mình xúc động vì cái gì, điều xúc động ấy sẽ tiếp tục chi phối đời ông và đời con cháu ra sao. Với ông, mọi sự đều đơn giản, kiểu “hôm nay giỗ cụ ấy mà”.

Cách tưởng niệm thứ hai là theo kiểu của ông hoài cổ – ông cũng quần áo chỉnh tề và mặt mũi cũng tươi vui hớn hở, gặp nhau bắt tay một cái là ông vào đề luôn “Ngày xưa…”, “Ngày ấy…”, “Ngày nào…” … những Ngày viết bằng N hoa… Chỉ có điều, ông không bao giờ để ý rằng những thế hệ khác với thế hệ ông có tật lười viết hoa; nhắn tin cho nhau hoặc viết “còm” trên blog, chúng bỏ qua rất nhiều chữ phải viết hoa. Thành thử, ông hoài cổ chỉ tưởng niệm cho riêng ông, không cho tương lai của mọi nhà. Đơn giản vì những cái “tương lai” ấy không thích viết hoa.

Xem chi tiết…

Lời kính báo của Bauxite Việt Nam


Đăng bởi boxitvn on 01/02/2010

Kể từ sáng nay, thứ Hai, ngày 01 tháng 02 năm 2010, trang mạng của chúng ta lại hoạt động được như thường rồi! Từ nay, chúng ta có hẳn hai ngôi nhà, một con Web to tát vào ra đàng hoàng hàng ngày theo địa chỉ boxitvn.info và một con Blog boxitvn.blogspot.com để đề phòng cảnh quân tử cũng có khi sa cơ. Đề nghị khi gọi nhau hàng ngày, chúng ta cứ dùng cái tên Bauxite Việt Nam đã quen nói quen nghe quen nghĩ quen nhớ mãi không thể nào quên. Và cũng chẳng ai cấm viết tắt, chúng ta sẽ viết như thế này nhé, BVN.

Thế đấy, khi thông báo tin này, BVN đã hình dung những con người đứng xếp hàng trước khi vào ngôi nhà của mình, điểm danh đến con số mười bảy triệu rưỡi vào ngày 12 tháng 12 năm 2009. BVN mong muốn chúng ta hãy vui mừng vì đó là gần hai chục triệu nụ cười. BVN cũng nhìn thấy cả những “nụ mếu” của những kẻ đã thất bại trong cả mưu toan lẫn hành động trói chân trói tay những con người rành rành là chỉ có một thứ vũ khí – khả năng suy nghĩ bằng chính đầu óc của mình. Bên cạnh đó, BVN cũng thấy cả những nét ngơ ngác của những người chưa hiểu hết đầu đuôi câu chuyện nên vẫn không hiểu đầy đủ BVN của chúng ta.

Hôm nay, nhân ngày mở lại cửa hiệu, chúng ta phơi bày mọi điều, để bản thân chúng ta cũng tự hiểu kỹ mình thông qua việc kiểm kê kho tàng hàng họ cùng nhà cửa và con người, và mặt khác, đây cũng là dịp để những con mắt ngơ ngác tìm hiểu thêm và ủng hộ BVN.

Xem chi tiết…

Công an kết thúc ‘làm việc’ với GS Huệ Chi

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi nói ông bị “huyết áp cao” và cần nghỉ ngơi

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã kết thức đợt làm việc với công an văn hóa tại Hà Nội nhưng vẫn chưa được trả ổ cứng máy tính.

Phu nhân của ông, bà Nguyễn Kim Hưng, nói với BBC: “Bây giờ xong rồi, xong hết.”

“Nhà tôi cũng mệt mỏi, nhưng cũng đỡ rồi. Chắc nghỉ ngơi vài hôm thì cũng đỡ.”

“Hai hôm nữa họ sẽ trả ổ cứng, trả lại các tài liệu họ mang đi.”

Giáo sư Chi, người đứng sau trang mạng của trí thức phản đối dự án khai thác bauxite của Việt Nam ở Tây Nguyên, đã phải, theo lời ông, “làm việc thành tâm để tìm sự thật” với công an văn hóa từ hôm 13/1.

Bà Hưng nói ông phải làm việc liên tục “chỉ trừ ngày Chủ Nhật”.

“Căn bản là cái ổ cứng, họ in ra từ ổ cứng đấy nó nhiều lắm,” bà nói.

“Lâu là vì thế. Phải có mình chứng kiến ở đấy, mình phải đến đấy để mở niêm phong ra thì họ mới in ra được.”

Xem chi tiết…

Nghĩ gì về chuyện trang bauxite Việt Nam bị đánh sập?

Gia Minh, phóng viên RFA
Phần Âm Thanh

Việc công an liên tục mời những người chủ trương trang mạng bauxite Việt Nam đi “làm việc”, khiến dư luận thắc mắc bởi trang web này chỉ đăng những thông tin và ý kiến khoa học, góp ý về dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, cũng như các vấn đề lớn của Việt Nam hiện nay.

AFP photo

Theo dõi các trang mạng. (Ảnh minh họa)

Ngăn chặn tin tức

Đối với việc trang mạng bauxite Việt Nam bị đánh sập nhiều lần trong thời gian qua, nhiều người tỏ ra khó chịu, bực bội vì mất đi một nguồn thông tin khách quan, trung thực về những vấn đề được cho là nóng ở Việt Nam hiện nay. Người truy cập còn suy luận về đối tượng phá hoại trang đó cho rằng thủ phạm không ai khác hơn là chính những đối tượng dị ứng với những thông tin khách quan, thẳng thắn của những bài viết đăng trên trang đó.

Suốt tháng nay tôi theo dõi trên báo chí thấy nhiều việc khó hiểu đối với tôi. Những việc xảy ra mâu thuẫn đối với những chủ trương chính thức của Nhà nước. Tôi chưa hiểu lý do vì sao, và rất băn khoăn. Nhưng hiện nay tôi không thể nói gì hơn: rất khó hiểu.

Giáo sư Hoàng Tụy

Tuy nhiên đến khi nghe những người chủ trương trang web bauxite Việt Nam bị công an đến nhà khám xét, tịch thu ổ cứng máy tính và mời đi làm việc, như trường hợp giáo sư Nguyễn Huệ Chi, thì họ tỏ ra bất bình.

Giáo sư Hoàng Tụy, một nhà toán học hàng đầu tại Việt Nam, dù đang trong tình trạng bệnh mệt mỏi, vẫn tỏ ra khó hiểu về hành sử của cơ quan chức năng Việt Nam:

Suốt tháng nay tôi theo dõi trên báo chí thấy nhiều việc khó hiểu đối với tôi. Những việc xảy ra mâu thuẫn đối với những chủ trương chính thức của Nhà nước. Tôi chưa hiểu lý do vì sao, và rất băn khoăn. Nhưng hiện nay tôi không thể nói gì hơn: rất khó hiểu.

Xem chi tiết…

Tiếng chuông Bắc Hà

Giáo Sư Nguyễn Huệ Chi. (Hình: SVVN)

Vì sao Giáo sư Nguyễn Huệ Chi bị công an xét nhà và ‘mời đi làm việc’?

Ngày 15 Tháng Tư, năm 2009, lần đầu tiên tại Việt Nam một nhóm trí thức gồm Giáo Sư Nguyễn Huệ Chi, nhà giáo, nhà văn Phạm Toàn, Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Thế Hùng cùng đứng tên vận động chữ ký của trí thức trong và ngoài nước kiến nghị nhà nước cho ngưng dự án khai thác bauxite Tây Nguyên.

Bản kiến nghị ngay trong vài ngày đầu đã có 153 chữ ký và dư luận bắt đầu để ý tới đường đi của nó. Số chữ ký tăng dần hàng ngày và người ta nhận thấy trong đó xuất hiện những tên tuổi quen thuộc của trí thức trong và ngoài nước, cùng chia sẻ quan điểm nếu nhà nước vẫn theo đuổi chính sách cho phép các công ty Trung Quốc khai thác quặng bauxite tại Tây nguyên thì hậu quả sẽ khó lường trước. Từ ô nhiễm môi trường, kinh tế không hiệu quả, đời sống nhân văn của đồng bào thiểu số sẽ bị đảo lộn và hơn hết là quan ngại về vấn đề quốc phòng.

Việc Tập Ðoàn Than và Khoáng Sản Việt Nam dành cho Trung Quốc những gói thầu quan trọng trong dự án khai thác bauxite Tây nguyên đã khiến dư luận nổi lên sóng gió. Các con số dự đoán nhà thầu Trung Quốc lót tay cho quan chức Việt Nam hàng trăm triệu đô la càng làm tăng thêm nỗi bất bình trong dư luận. Chưa bao giờ cả hệ thống quan chức cao cấp Việt Nam lại hăng hái bênh vực hết lòng một dự án bị chống đối tệ hại như dự án bauxite. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiều lần hết lời khen ngợi dự án lại càng hâm nóng thêm mối nghi ngờ chính đáng trong quần chúng. Dư luận càng chống thì nhà nước càng bênh vực. Lời giải thích duy nhất cho hiện tượng này là Trung Quốc đang dùng sách lược mới trong kế hoạch ‘Hán hóa Việt Nam’, phá hoại bằng mua chuộc.

Xem chi tiết…

Nhà giáo Phạm Toàn gặp an ninh

Nhà giáo Phạm Toàn
Ông Phạm toàn cho hay buổi “làm việc” diễn ra trong không khí thẳng thắn và cởi mở.

Sau giáo sư Huệ Chi đến lượt ông Phạm Toàn, một trong ba thành viên sáng lập trang bauxitevietnam.info vừa bị an ninh Việt Nam mời “làm việc.”

Ngày 14/1 cả giáo sư Nguyễn Huệ Chi và nhà giáo Phạm Toàn đều phải di “làm việc” với cơ quan an ninh.

Đối với ông Huệ Chi đây là ngày thứ hai. Với ông Phạm Toàn đây là ngày đầu. Dù ông được thông báo là trong tương lai, hai bên “có thể gặp lại.”

Ngày đầu “làm việc” với an ninh VN của giáo sư Huệ Chi kết thúc sau 10 giờ đêm.

Kể về buổi gặp kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ tại Hà Nội ngày 14/1 ông Phạm Toàn cho BBC Việt Ngữ biết:

Xem chi tiết…

Luật sư Vũ: Việc lục soát nhà Giáo sư Chi là trái phép

Huy Phương
13/01/2010

Hôm thứ tư, công an Việt Nam lục soát nhà Giáo sư Nguyễn Huệ Chi ở khu Kim Mã Thượng, ngõ 36 Hà Nội, người điều hành một trang web mạnh mẽ phản đối dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên. Tối thứ năm, giờ Việt Nam, Luật sư Cù Huy Hà Vũ, một trong những người quen biết rất thân với Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho VOA biết một số thông tin về vụ này.

Luat su Cu Huy Ha Vu
Luật sư Cù Huy Hà Vũ

VOA: Trong lúc công an lục soát nhà Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Luật sư đang ở đâu?

Luật sư Cù Huy Hà Vũ:
Ngay khi nhà giáo sư Nguyễn Huệ Chi bị lục soát, tôi cũng đang công tác ở ngoài Hà Nội rất xa, thành ra tôi không có điều kiện thăm giáo sư ngay tại chỗ. Tôi có thể nói thẳng nếu tôi có mặt ở Hà Nội, tôi sẽ đến ngay nhà giáo sư, cho dù có mặt các cơ quan công an.

VOA: Tại sao Luật sư cho là công an đã làm việc trái phép?

Luật sư Cù Huy Hà Vũ: Bởi vì người ta chỉ có thể lục soát nơi ở của một người được coi là tội phạm, tức là người ta chỉ có thể lục soát trong trường hợp giáo sư Nguyễn Huệ Chi bị khởi tố trong một vụ án hình sự. Đây có thể gọi là một hành vi bừa bãi, bất chấp pháp luật. Chẳng thà ra một cái lệnh khởi tố bị can, tức là xếp giáo sư Nguyễn Huệ Chi như là một thành phần phạm tội, cho dù giáo sư không phạm tội. Chẳng thà cứ như thế đi thì về mặt thủ tục còn có thể xem xét được.

Xem chi tiết…

Công an khám nhà, thẩm vấn GS Nguyễn Huệ Chi

Tin mới nhất, sáng ngày hôm nay công an khám nhà giáo sư Nguyễn Huệ Chi, lấy đi một máy vi tính để bàn và dẫn giáo sư Chi đến cơ quan công an làm việc. Đến 10 giờ 15 tối, ông đã được trả về nhà.

Photo courtesy Bauxite Việt Nam

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi

Trưóc đó, cùng ngày, công an Việt Nam đã lục soát tư gia của ông và lấy đi một máy tính để bàn, sau đó đưa ông đi làm việc.
Trả lời phóng viên Mặc Lâm, Ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự do, ngay sau khi vừa về đến nhà, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho biết: Nghe cuộc đối thoại này
Chắc là họ mời làm việc không chỉ hôm nay nhưng bình thường thôi, cũng chẳng căng thẳng đâu. Tất nhiên là làm việc tiếp chứ làm sao mà xong được nhưng chắc cũng không có vấn đề gì đâu.”
Xem chi tiết…