Lưu trữ

Posts Tagged ‘Việt Nam’

Người dân nghĩ gì về những cuộc biểu tình chống TQ?

Thanh Trúc, phóng viên RFA

Phần âm thanh

Người dân nghĩ gì trước những cuộc biểu tình phản đổi các động thái của Trung Quốc hàm ý biển Đông hoàn toàn thuộc về chủ quyền của họ, bất chấp mọi lời phản đối từ phía Việt Nam?

(Hình bên: Đoàn biểu tình chống TQ bị công an ngăn chặn tại góc đường Điện Biên Phủ, Trần Phú – Hà Nội hôm 22-07-2012. Courtesy Basam Blog)

*

Sau một tuần không biểu tình chống Trung Quốc, Chủ Nhật 22 tháng Bảy hôm nay người Hà Nội lại hưởng ứng lời kêu gọi trên mạng, tuần hành về gần vườn hoa đối diện đại sứ quán Trung Quốc. Những người đi biểu tình và không đi biểu tình nghĩ gì trước các động thái mới rồi của Trung Quốc hàm ý biển Đông hoàn toàn thuộc về chủ quyền của họ, bất chấp mọi lời phản đối từ phía Việt Nam? Thanh Trúc thuật lại như sau:

Thể hiện lòng yêu nước

Có mặt trong đoàn người biểu tình sáng Chủ Nhật hôm nay, anh Nguyễn Chí Đức, người đã bị công an hành hung, xô ngã và đạp vào mặt khi đi biểu tình chống Trung Quốc hồi năm ngoái, phát biểu:

Một hành trình biểu tình rất khí thế và hào hùng mặc dù trời rất nắng. Không ngờ tinh thần và ý chí thể hiện quyết tâm bảo vệ lãnh hải của nhân dân Việt Nam rất nhiệt huyết.

Ô. Nguyễn Chí Đức

Nguyễn Chí Đức: “Một hành trình biểu tình rất khí thế và hào hùng mặc dù trời rất nắng. Không ngờ tinh thần và ý chí thể hiện quyết tâm bảo vệ lãnh hải của nhân dân Việt Nam rất nhiệt huyết. Cũng giống như mọi khi, tôi cảm thấy lần nào cũng tràn đầy cảm xúc, rạo rực và khí thế.”

Thanh Trúc: Thưa anh có nghĩ sẽ tiếp tục có biểu tình cuối tuần tới không?

Nguyễn Chí Đức: “Chủ Nhật tới có hay không thì tôi cũng không thể nói trước được, ví dụ như tuần vừa rồi là có một buổi đua xe đạp Trường Sơn của bên quân đội tổ chức, là mình cũng phải thông cảm, chương trình đã được lên kế hoạch trước rồi. Mình tuy là thể hiện lòng yêu nước thật, cũng rất hào hùng và người ta cũng cảm thấy như vậy, nhưng mình cũng nên tránh những cuộc mà chính phủ và nhà nước người ta tổ chức. Nếu tuần sau có những cuộc đấy thì mình phải tránh thôi. Nhưng mà nó khác với những cuộc mà người ta làm ra để cản trở biểu tình thì ý nghĩa nó khác.”

Thanh Trúc: Theo như anh nói thì người dân đi biểu tình chống Trung Quốc không nao núng trước những lời lẽ hàm ý đe dọa của chủ tịch ủy ban nhân dân Nguyễn Thế Thảo, vậy hôm nay mọi người đi biểu tình trong tinh thần như thế nào, quan điểm và nguyện vọng dân ra sao tính đến lúc này?

Nguyễn Chí Đức: “Tôi nghĩ dù lo lắng và có hay không thì tôi không biết, nhưng mà quan điểm lúc này là ý đảng và ý dân phải chung một hướng. Có thể cách thể hiện của quan chức ngoại giao nó khác, nhưng cái bản chất bây giờ là phải chung một lòng phải đoàn kết.

bieu-tinh-22-07-pic-17-200.jpg

(Hình bên: Cụ Lê Hiền Đức có mặt trong đoàn biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 22-07-2012. Courtesy Basam Blog.)
*

Chính quyền Bắc Kinh đã dã tâm và càng ngày càng lấn tới rồi, nó khác với 2007 là chỉ tuyên bố một cách chung chung, tuyên bố trên giấy là thành lập huyện Tam Sa. Còn 2011 thì họ cắt cáp và bây giờ họ vào địa phần mình rồi, họ tuyên bố chủ quyền và những lô dầu khí rồi, càng ngày càng mức độ nguy hiểm rồi.Cho nên lúc này phải vượt qua nỗi lo sợ, không những người dân đi biểu tình vượt qua nỗi lo sợ mà chính quyền cũng phải vượt qua nỗi lo sợ. Chứ không kiểu này là mất nước thôi. Mất biển mất đảo mà còn bị khống chế là rất nguy hiểm cho tiền đồ dân tộc. Chính quyền mà nhún bước là mất nước ngay. Trong quá khứ chính quyền nào mà quyết tâm bảo vệ tổ quốc, đoàn kết dân tộc, mọi tầng lớp nhân dân thì chắc chắn sẽ làm nhụt ý chí của chính quyền phương Bắc.”

Thanh Trúc: Anh Nguyễn Chí Đức có thể cho biết hôm nay công an có đông không và họ có động thái nào gọi là cản trở người biểu tình chống Trung Quốc không?

Nguyễn Chí Đức: “Tôi nhận thấy lần này họ rất nhũn nhặn, lịch sự, và họ cũng rất đôn đáo trong việc phân luồng giao thông. Hôm nay trời nóng nực mà các anh em công an rất đôn đáo trong chuyện chặn đường và phân luồng. Một lẽ tại vì cuộc biểu tình này rất đông người, đi xuống cả lòng đường tại vì đông quá, cho nên họ đã tìm cách phân luồng đường. Có một cái ý nào đó là trước sức ép của dư luận, trước sức ép của quốc tế mà ngăn chận và đán áp biểu tình thì nó rất ảnh hưởng đến lòng dân. Lòng dân đây không phải là chuyện người đi biểu tình đâu mà còn bao nhiêu người quan sát nữa.”

Vừa rồi là cuộc trò chuyện giữa một người đi biểu tình chống trung Quốc hôm nay ở Hà Nội, anh Nguyễn Chí Đức.

Xem chi tiết…

VN, Philippines, Ấn Độ khẳng định tìm giải pháp ôn hòa cho tranh chấp Biển Đông

Đáp lại những lời tố cáo của Trung Quốc cho rằng Philippines khuấy động căng thẳng trong vụ đụng độ giữa đôi bên ở bãi cạn Scarborough hồi tháng tư, Tổng thống Aquino kêu gọi Bắc Kinh hãy cân bằng những tuyên bố của họ với những gì diễn ra trên thực tế.

Việt Nam, Philippines, và Ấn Độ kiên quyết theo đuổi giải pháp ôn hòa cho các tranh chấp ở Biển Đông giữa bối cảnh Trung Quốc gia tăng các hành động khẳng định chủ quyền tại khu vực.

Tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 5/7, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị, khẳng định Việt Nam sẽ nỗ lực cùng các nước Đông Nam Á góp phần duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực Biển Đông.

Lời phát biểu được đưa ra đáp câu hỏi Việt Nam có đề xuất gì để giải quyết tranh chấp Biển Đông tại Hội nghị ASEAN và Diễn đàn an ninh ASEAN sắp tới. Ông Nghị cũng đồng thời nhấn mạnh rằng an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông là mối quan tâm chung đối với ASEAN và các nước trên thế giới.

Cũng lên tiếng về vấn đề Biển Đông, ngày 6/7, đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, ông Ranjit Rae, tuyên bố rằng Biển Đông có vai trò quan trọng đối với an ninh năng lượng của Ấn và New Dehli mong muốn các mâu thuẫn trong khu vực phải được giải quyết ôn hòa theo luật quốc tế.

Đại sứ Ấn Độ cho biết phân nửa lượng hàng hóa xuất-nhập khẩu của Ấn lưu chuyển qua Biển Đông và New Dehli tự xem mình là một phần không thể tách rời trong sự phát triển của khu vực này.

Xem chi tiết…

Việt-Mỹ cam kết tăng cường hợp tác

(Hình bên: Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Andrew Shapiro)
*
Việt Nam và Hoa Kỳ cam kết củng cố hợp tác trong nhiều lĩnh vực, nhân cuộc đối thoại chính trị-an ninh-quốc phòng giữa hai nước lần thứ 5 diễn ra tại Hà Nội ngày 20/6 do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Andrew Shapiro đồng chủ trì.

Tân Hoa xã ngày 21/6 loan tin đôi bên tái khẳng định những lợi ích chung trong việc nâng cao quan hệ đối tác song phương và các cam kết tăng cường quan hệ.

Hai nước nhất trí phát huy việc trao đổi các đoàn đại biểu cấp cao và thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực ưu tiên như thương mại, đầu tư, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, giáo dục-đào tạo, và biến đổi khí hậu.

Dịp này, Việt-Mỹ cũng hứa sẽ duy trì sự hợp tác trong các vấn đề sau chiến tranh như tìm kiếm lính Mỹ mất tích và tiếp tục giải quyết vấn đề chất da cam.

Hai bên lặp lại cam kết củng cố quan hệ song phương dựa trên tinh thần hữu nghị và tôn trọng lẫn nhau vì hòa bình, ổn định, an ninh, và sự thịnh vượng của vùng Châu Á-Thái Bình Dương.

Đây là cuộc đối thoại thường niên giữa hai nước Việt-Mỹ về các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng cũng như các vấn đề cùng quan tâm ở khu vực và quốc tế.

Cuộc đối thoại lần thứ sáu sẽ diễn ra vào năm sau tại thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ.

Nguồn: Xinhua, Vietnamnet

Nhà thầu TQ đưa lao động vào Hải Phòng

Công nhân TQ tại công trình nhà máy nhiệt điện Hải Phòng (Ảnh: Báo Đất Việt)

(Hình bên: Các công nhân Trung Quốc theo chân nhà thầu của họ vào Việt Nam.)

*

Tin cho hay hiện có hàng nghìn người Trung Quốc làm việc trên công trường nhà máy nhiệt điện Hải Phòng ở xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên.

Báo Đất Việt nói con số lên tới gần 1.300 lao động.

BBC đã liên lạc với Ủy ban nhân dân xã Tam Hưng và được xác nhận là có nhiều công nhân Trung Quốc ở địa phương này và họ thuê một khu đất riêng để làm nhà ở.

Những công nhân Trung Quốc này làm việc lệch giờ so với giờ giấc thông thường ở Việt Nam. Họ thường làm sớm và về muộn để tránh cái nóng bức của mùa hè.

‘Đã giảm đi nhiều’

Trao đổi với BBC, ông Tăng Tiến Sơn, Chánh Thanh tra Sở Lao động thành phố Hải Phòng, cũng thừa nhận là có lao động Trung Quốc ở công trình nhà máy nhiệt điện Hải Phòng và những lao động này làm việc theo gói thầu xây dựng và lắp ráp máy móc cho nhà máy.

Tuy nhiên ông nói con số 1.300 lao động Trung Quốc mà báo Đất Việt đưa ra là không chính xác.

Số lượng lao động Trung Quốc tăng giảm theo từng thời điểm tùy theo lượng công việc triển khai trên công trường, ông Sơn cho biết, và vào thời điểm đông nhất là trong giai đoạn đầu xây dựng nhà máy đạt đến hơn 800 người.

“Bây giờ số lượng (công nhân Trung Quốc) đã giảm đi rất nhiều,” ông nói.

Ông cho biết những công nhân Trung Quốc này làm ‘những công việc phổ thông là chính’ và họ đi theo diện làm việc cho nhà thầu đã trúng thầu công trình.

Những lao động này thuộc diện quản lý của nhà thầu Trung Quốc là Tập đoàn điện lực Đông Phương chứ không phải Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng với tư cách chủ đầu tư dự án, ông nói.

Ông Nguyễn Đại Nghĩa, Phó Chánh Văn phòng Sở Lao động Hải Phòng, nói những lao động Trung Quốc này đều ‘phải có sự cho phép’ của sở mới được làm việc.

Theo ông thì thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Hải Phòng hiện nay cũng ‘đơn giản thông thoáng’.

Xem chi tiết…

Thượng viện Mỹ sắp bỏ chương trình kiểm tra cá da trơn nhập khẩu từ VN

Thượng viện Hoa Kỳ trong tuần này có phần chắc sẽ biểu quyết chấm dứt một chương trình kiểm tra gây tranh cãi đối với mặt hàng cá da trơn nhập khẩu, giúp tiết kiệm 14 triệu đô la ngân sách quốc gia và có thể ngăn chặn một cuộc chiến thương mại với Việt Nam.

Báo The Hill ngày 10/6 cho biết việc loại bỏ chương trình kiểm tra cá da trơn nhập khẩu dự kiến sẽ được cả lưỡng đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ ủng hộ.

Thượng nghị sĩ John McCain là người đề nghị sửa đổi Đạo luật Nông trại 2008 của Mỹ, yêu cầu bãi bỏ các chương trình kiểm tra vừa kể. Ông McCain cùng các thượng nghị sĩ khác, trong đó có thượng nghị sĩ John Kerry, cho rằng chương trình này mang tính trùng lặp và có thể gây ra một cuộc tranh chấp thương mại với Việt Nam.

Theo Đạo luật Nông trại 2008, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ được yêu cầu thành lập một chương trình kiểm tra cá da trơn nhập khẩu vào Mỹ, nhưng việc thực thi chương trình này lâu nay vẫn còn trì trệ. Thông thường Bộ Nông nghiệp Mỹ kiểm tra các mặt hàng như thịt, trứng. Mặt hàng cá để cho Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) kiểm tra.

Xem chi tiết…

Tàu cá Quảng Ngãi lại bị TQ bắt

Tàu cá Quảng Ngãi

Lại có tin một tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi với hơn 10 ngư dân bị Trung Quốc bắt khi hoạt động gần Hoàng Sa.

Báo Sài Gòn Tiếp thị dẫn lời ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) nói hôm thứ Năm 7/6 rằng một tàu tàu cá của địa phương này ‘vừa bị Trung Quốc bắt giữ’ một hôm trước đó.

Như vậy mới trong vòng một tháng rưỡi, đã có ba tàu cá của xã Bình Châu bị Trung Quốc bắt khi hoạt động ở vùng biển Hoàng Sa, mà ngư dân Quảng Ngãi coi là ‘ngư trường truyền thống’ của mình.

Hiện Trung Quốc đang thi hành lệnh cấm đánh bắt tại các vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền, trong đó có cả vùng biển quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo thông tin mà ông Nguyễn Thanh Hùng cung cấp cho báo Sài Gòn Tiếp thị, tàu vừa bị bắt mang số hiệu QNg 90281 TS.

Chủ tàu là ông Đặng Tằm, trú tại thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu.

Trên tàu khi bị bắt có 12 ngư dân.

Tàu của ông Tằm ra khơi cách đây mười ngày và bị bắt buổi trưa thứ́ Tư 6/6.

Ngư dân xã Bình Châu sau khi không liên lạc được với tàu ông tằm đã báo về cho đất liền.

Xem chi tiết…

Có thể vượt qua Trung Quốc

Ngô Nhân Dụng

“Việt Nam phải chạy đua kinh tế với Trung Quốc!” Nói thì dễ, nhưng có thể thực hiện được hay không? Có nhiều yếu tố cho thấy nước ta có khả năng đạt được mục tiêu đó.

Với điều kiện chính quyền không ngăn cản tiềm năng phát triển của người dân, đặc biệt là các thanh niên sắp vào đời, và các nhà kinh doanh tư nhân.

Trước hết, nếu giả thiết Việt Nam và Trung Quốc cùng theo một tốc độ phát triển, thì trong một thế hệ nữa chắc chắn kinh tế nước ta sẽ bắt đầu vượt qua họ, nhờ một yếu tố hiển nhiên: Người Trung Quốc ngày càng già hơn. Tức là số người Trung Quốc làm việc sẽ ít đi; số người “nghỉ hưu” sẽ tăng lên. Hiện nay cứ 100 người Trung Hoa thì có 72 người đang trong tuổi làm việc; đến năm 2050, sẽ chỉ còn 61 người trong hoạt động sản xuất. Giống như cứ bẩy người đang làm việc họ sẽ mất một người. Từ nay đến năm 2050 số người Trung Hoa trong lớp tuổi 50 sắp nghỉ hưu sẽ tăng thêm 10%; còn những thanh niên trong lứa tuổi 20, mới bắt đầu bước vào thị trường lao động, sẽ giảm đi mất một nửa. Lứa tuổi đứng giữa (trung số, median) ở Trung Quốc hiện giờ là 34.5. Ðến năm 2050, lớp tuổi đứng giữa sẽ là 49 tuổi, tức là một nửa dân số già hơn và một nửa trẻ hơn lứa tuổi này!

Một nguyên nhân gây ra tình trạng người ăn vẫn đông mà người làm thì bớt đi, là chính sách một con thi hành từ lâu. Nhưng còn một lý do khác làm dân số Trung Quốc ngày càng già hơn, là phụ nữ bớt sinh đẻ. Cách đây 30 năm, một trăm đàn bà Trung Hoa sinh 260 đứa con; hiện nay họ chỉ còn sinh 156 con (Tỷ lệ sinh sản trung bình giảm từ 2.6 xuống 1.56). Từ năm 2015 đến 2020, tỷ lệ này sẽ còn xuống thấp đến 1.51 con mỗi bà. Những đứa trẻ đó lớn lên sẽ tiếp tục sinh ít con. Ở các thành phố lớn, tình trạng càng trầm trọng; năm 2010, tỷ lệ sinh sản của phụ nữ ở Thượng Hải là 0.6.

Ưu thế của Việt Nam là dân số trẻ hơn Trung Quốc; số người trong tuổi làm việc vẫn tiếp tục tăng lên trong khi bên Trung Quốc giảm đi. Lực lượng lao động rẻ tiền ở Trung Quốc hiện nay cạn dần, các công nhân tranh đấu đòi hỏi, trung bình lương tăng 20% một năm. Vì thế hiện nay nhiều công ty quốc tế như Nike đã bỏ Trung Quốc sang nước ta mở nhà máy lắp ráp, để tiếp tục được trả lương rất thấp.

Xem chi tiết…

VN ‘quan tâm’ giàn khoan của TQ

Giàn khoan 981

(Hình bên:  Giàn khoan 981 do Trung Quốc tự thiết kế và chế tạo.)

*

Việt Nam thận trọng lên tiếng sau khi Trung Quốc lần đầu tiên đưa giàn khoan nước sâu ra hoạt động ở Biển Đông.

Giàn khoan CNOOC 981, do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) sở hữu và điều hành, đã khoan sâu xuống đáy biển khoảng 1500 mét hôm 9/5, đánh dấu bước tiến trong “chiến lược nước sâu” của Trung Quốc.

Tại buổi họp báo hôm nay ở Hà Nội, người phát ngôn Lương Thanh Nghị tuyên bố Việt Nam “rất quan tâm” việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động khai thác dầu khí trong đó có việc đưa giàn khoan 981 vào hoạt động.

Chiến lược nước sâu

Ông Nghị nói: “Chúng tôi cho rằng hoạt động của các nước ở Biển Đông cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982, phù hợp với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và không xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia khác, đóng góp cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông.”

981 là giàn khoan bán chìm thế hệ sáu do Trung Quốc tự thiết kế và chế tạo, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 3000 mét.

Ông Vương Nghi Lâm, Chủ tịch CNOOC, tuyên bố việc đưa giàn khoan 981 ra Biển Đông (mà Trung Quốc gọi là Nam Hải) sẽ “thúc đẩy chiến lược nước mạnh hải dương và giữ gìn chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc “.

Bình luận về sự kiện này, ông Gary Li, đứng đầu một công ty tư vấn ở London, nói: “Phát triển công nghệ khoan nước sâu là bước tiến lớn cho Trung Quốc.”

“Họ cho rằng việc mình chưa thể khai thác tài nguyên ở Biển Đông chủ yếu là do chưa có công nghệ khoan nước sâu,” ông Gary Li nhận định.

Xem chi tiết…

So sánh cải tổ chính trị ở VN và TQ

Tiến sĩ Trình Ánh Hồng

Gửi cho BBCVietnamese.com từ Mỹ

Nhiều trí thức Trung Quốc cho rằng nước họ phải học Việt Nam về cải tổ chính trị

Kể từ năm 2006, cải tổ chính trị ở Việt Nam đã được thực hiện theo cách tương tự ở Trung Quốc trong nửa cuối thập niên 1980 trước khi tàn sát Thiên An Môn năm 1989 làm mọi sự chựng lại.

Đặc biệt, một cơn sốt truyền thông còn mô tả Việt Nam là đi trước Trung Quốc về cải tổ chính trị, sau khi Quốc hội Việt Nam bác bỏ đề nghị của chính phủ về hệ thống đường sắt cao tốc năm 2010. Giới cải cách Trung Quốc xem vụ này là tiến bộ rất đáng kể trong quá trình xây dựng cơ chế kiểm tra ở tầng mức cao nhất trong chính trị Việt Nam. Nhiều người Trung Quốc tin rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sớm cho phép để hai người nắm chức Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, giống như ở Việt Nam.

Trước đó, người Trung Quốc còn ca ngợi tiến bộ của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực cải tổ lớn: tranh đua chức Tổng Bí thư, bầu trực tiếp Đại biểu Quốc hội (người Trung Quốc được cho hay một số ứng viên độc lập đã giành được ghế trong Quốc hội), và Quốc hội Việt Nam bác bỏ một số ứng viên bộ trưởng do Thủ tướng đưa ra. Báo chí Trung Quốc nói với độc giả rằng các phiên họp Quốc hội Việt Nam có thể xem trực tiếp, và không phải chuyện hiếm khi các quan chức cao cấp lúng túng, toát mồ hôi trước câu hỏi khó của dân biểu.

Ai ngưỡng mộ ai?

Mặt khác, một số người Việt lại có thể nói rằng thay đổi chính trị ở Trung Quốc đáng được Việt Nam ngưỡng mộ. Trung Quốc đã bỏ tù vài thành viên Bộ Chính trị và tử hình nhiều cán bộ ở cấp bộ trưởng, cấp tỉnh vì tham nhũng. Suốt nhiều thập niên, nông dân Trung Quốc được phép bầu trưởng thôn và bí thư xã cũng được chọn một cách cạnh tranh, trong khi ở Việt Nam, những việc như thế chỉ mới được thí điểm.

Một người bạn Việt Nam bảo tôi rằng sự ngưỡng vọng lẫn nhau như thế có thể xem là hội chứng “cỏ nhà người khác xanh hơn”. Tôi đồng ý, vì ở cả hai nước, đảng cộng sản không tỏ ra có dấu hiệu sẵn sàng chia sẻ quyền lực với người khác. Một dấu hiệu cho thấy cả hai đảng sẵn sàng ở lại nắm quyền vĩnh viễn là sự hình thành “thái tử đảng” ở cả Hà Nội và Bắc Kinh. Một lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc nói ngay từ thập niên 1980, trước khi Liên Xô sụp đổ, rằng “chúng ta chỉ có thể tin con cháu của mình”. Sự thách thức mang tính tổ chức chống lại Đảng bị loại hẳn ở hai nước và thường bị trừng phạt nhanh chóng. Nghề báo cũng là nghề nguy hiểm nhất. Kết quả là, ở cả hai nước, khủng hoảng xã hội đã hằn sâu thêm như các vụ tranh chấp đất gần đây ở Ô Khảm và Tiên Lãng.

(Hình bên:  Dân làng Trung Quốc đã có thể tự bầu trưởng thôn)

*

Với những sự tương tự căn bản như trên, có vẻ hài hước khi bàn nước nào “tiến bộ hơn” về cải tổ chính trị. Nhưng tôi vẫn phải nói rằng thảm cỏ dân chủ ở Việt Nam dường như xanh hơn Trung Quốc một chút, đặc biệt khi xét về tiềm năng tương lai. Niềm tin này chủ yếu được củng cố bằng việc so sánh hiến pháp hai quốc gia.

Xem chi tiết…

Tiến sĩ Quân ‘đã trở lại VN nhiều lần’

Ông Quân tại một diễn đàn thanh niên tại Sydney

(Hình bên: Ông Quân tại một diễn đàn thanh niên tại Sydney)

*

Đảng Việt Tân xác nhận thành viên của họ, ông Nguyễn Quốc Quân, đã từng trở lại Việt Nam nhiều lần kể từ năm 2008, sau khi đã bị án tù sáu tháng và bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Hôm 27/4, ông Quân bị công an Việt Nam bắt giữ với cáo buộc có âm mưu kích động biểu tình chống chính quyền nhân dịp kỷ niệm ngày 30/4.

Trả lời BBC, đảng Việt Tân, đặt trụ sở ở bang California, nói tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân đã “trở lại Việt Nam nhiều lần kể từ 2008 để cổ vũ thay đổi dân chủ phi bạo lực từ bên trong đất nước”.

Đảng này nói sự kiên trì hoạt động “phản ánh sự dũng cảm và quyết tâm chống lại bất công” của tiến sĩ Quân.

Đã có một luồng dư luận từ người dân trong nước tỏ ra nghi ngờ về thực chất của đảng Việt Tân khi đã không ít người bị Việt Nam bắt và kết án vì là đảng viên hoặc có liên hệ với tổ chức này.

Tuy vậy, ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân của Việt Tân, nhấn mạnh: “Mặc dù không ai muốn bị bắt, các đảng viên của chúng tôi chấp nhận rủi ro.”

“Trong trường hợp tiến sĩ Quân, Việt Tân sẽ tiếp tục vận động để ông được tự do vì ông không làm gì phi pháp. Chính quyền Hà Nội đã có những cáo buộc sai lạc với tiến sĩ Quân.”

Công an Việt Nam đã loan báo bắt tạm giam thời hạn bốn tháng đối với ông Nguyễn Quốc Quân để điều tra về hành vi ‘khủng bố chống chính quyền nhân dân’ theo điều 84 Bộ luật hình sự của Việt Nam.

‘Khủng bố’

Công an Việt Nam cho rằng ông Quân đang có kế hoạch kích động dân chúng biểu tình chống chính quyền nhân ngày 30/4.

Để làm rõ hơn khái niệm ‘khủng bố’ trong luật hình sự Việt Nam, BBC đã trao đổi với luật sư Lê Trần Luật, người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về chương an ninh quốc gia trong Bộ luật hình sự.

“Trong trường hợp tiến sĩ Quân, Việt Tân sẽ tiếp tục vận động để ông được tự do vì ông không làm gì phi pháp. ” 

Hoàng Tứ Duy, Việt Tân

Tuy nhiên, ông Luật không thể giải thích khái niệm khủng bố theo luật pháp Việt Nam. Ông cho đó là ‘câu hỏi khó’ vì ‘khủng bố là một khái niệm Bộ luật hình sự chưa bao giờ giải thích.’

“Riêng chương an ninh quốc gia có rất nhiều khái niệm không được giải thích rõ ràng,” ông nói, “Nói chính xác, chưa bao giờ Quốc hội, Thường vụ Quốc hội, Tòa án tối cao giải thích các khái niệm trong chương này.”

Ông Luật kể lại một câu chuyện khi ông tìm hiểu về các tội danh trong chương an ninh quốc gia ông đã từng tìm đến một vị thẩm phán của Tòa án tối cao.

“Tôi hỏi rằng tại sao Quốc hội giải thích tất cả các điều luật trừ các điều luật về an ninh quốc gia,” ông kể, “Ông ấy trả lời nếu anh có đi tìm các sách giải thích về các khái niệm an ninh quốc gia thì không bao giờ có cái đó.”

Xem chi tiết…