Lưu trữ

Archive for 26/05/2012

Vinalines: ‘Nghìn tỷ đồng đổ sông đổ biển’

Hình từ trang web của Vinalines

Vinalines bị tố cáo làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng

Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nói tại Quốc hội Việt Nam rằng vụ thất thoát hàng nghìn tỷ đồng ở Tổng công ty Hàng hải Vinalines và cựu lãnh đạo bỏ trốn giống ‘như chuyện đùa’

Ông Thanh được VnExpress trích dẫn nói hôm 25/5: “Vừa rồi đi tiếp xúc, cử tri kêu lắm, mỗi chuyện tàu thủy lỗ.

“Trong khi 70.000 hộ gia đình chính sách, tiền hỗ trợ chẳng đáng bao nhiêu mà mãi chưa quyết được, đằng này hàng nghìn tỷ đổ sông đổ biển, xót hết cả ruột.

“Vinalines thua lỗ, cựu chủ tịch bỏ chạy, công an không bắt được. Nói ra cứ như chuyện đùa.

“Cử tri bức xúc mà hỏi không biết trả lời thế nào, mặt cứ trơ ra.”

Ông Thanh nói vụ Vinalines cho thấy sự “lỏng lẻo” trong quản lý nhà nước. Điều này thể hiện qua việc chậm phát hiện vấn đề, tiếp tục thăng chức cho cựu chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng, và công an để cho ông này bỏ trốn.

Đây cũng là vấn đề được Thiếu tướng Nguyễn Viết Nhiên, phó tư lệnh Quân chủng hải quân nêu ra trong cuộc thảo luận ở Quốc hội.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời Tướng Nhiên nói:

“Trước đây Vinashin đổ vỡ, nay đến lượt Vinalines. Tại sao những tập đoàn được đầu tư lớn mà chính phủ kiểm soát lỏng thế?

“Thời gian Đại hội XI, người dân nói rất nhiều, bức xúc trước vụ việc xảy ra ở Vinashin, bây giờ đến Vinalines thì ăn nói thế nào với người dân?”

Một số đại biểu Quốc hội cho rằng việc bắt Vinalines gánh nợ bớt cho Vinashin càng khiến cho Vinalines gặp khó khăn hơn.

Xem chi tiết…

Những câu hỏi cần được giải trình.

Mặc Lâm biên tập viên, RFA, Bangkok

Phiên thảo luận tại kỳ họp Quốc hội vừa qua về các vần đề kinh tế tài chánh đã được nhiều đại biểu đưa ra các ý kiến hết sức thiết thực liên quan đến báo cáo của chính phủ cũng như hiện trạng kinh tế tài chánh hiện nay.

(Hình bên: Bộ Tài Chính Việt Nam, Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. RFA)

*

Mặc Lâm đem những nhận xét này để đặt câu hỏi với TS Lê Đăng Doanh, nguyên tư vấn cho Bộ Kế hoạch Đầu tư nhằm làm sáng tỏ hơn những vấn đề đặt ra tại nghị trường Quốc hội.

Báo cáo hồng: thói quen khó bỏ?

Mặc Lâm: Trong báo cáo kinh tế xã hội của chính phủ gửi cho Quốc hội, đại biểu Nguyễn Đình Quyền đặt câu hỏi phải chăng chính phủ báo cáo những điều đã làm được nhiều hơn những gì thực sự yếu kém. Là một chuyên gia về kinh tế ông nghĩ sao về lời phát biểu này?

TS Lê Đăng Doanh: Tôi nghĩ rằng chính phủ đã có những nỗ lực rất nghiêm túc và cũng đã nhìn thấy vấn đề. Tuy nhìn ra tính nghiêm trọng của vấn đề nhưng những người đang thực hiện thường là bao giờ cũng thấy mình làm được nhiều việc, nhiều tiến bộ. Các đại biểu Quốc hội đã ghi nhận những tiến bộ chẳng hạn như lạm phát đã bắt đầu giảm, một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có phần ổn định hơn, nhập siêu giảm đi, dự trữ ngoại tệ có tăng…tuy nhiên tất cả những điều đó nó chưa thể hiện bản chất yếu kém của nền kinh tế tại Việt Nam.

Các đại biểu Quốc hội muốn đào sâu vào những nguyên nhân, thực chất và những gì tiềm ẩn đàng sau các yếu kém đó như đầu tư công, như lãng phí, như việc các tập đoàn kinh tế nhà nước kém hiệu quả. Tôi nghĩ những nỗ lực chân thành, đầy thiện chí của các đại biểu Quốc hội kỳ này rất đáng hoan nghênh và được công luận hết sức ủng hộ

Các đại biểu Quốc hội muốn đào sâu vào những nguyên nhân, thực chất và những gì tiềm ẩn đàng sau các yếu kém đó như đầu tư công, như lãng phí, như việc các tập đoàn kinh tế nhà nước kém hiệu quả. Tôi nghĩ những nỗ lực chân thành, đầy thiện chí của các đại biểu Quốc hội kỳ này rất đáng hoan nghênh và được công luận hết sức ủng hộ.

TS Lê Đăng Doanh

Xem chi tiết…

Tranh cãi quanh biệt thự ở Hải Dương

Cây sưa trăm tuổi và hòn đá quý trong khu nhà vườn (Ảnh: GDVN)

(Hình trên: Cây sưa trăm tuổi và hòn đá quý trong khu nhà vườn (Ảnh: GDVN). Khu nhà vườn ở Hảii Dương khiến dư luận đặt câu hỏi về nguồn gốc tài sản quan chức)

*

Chính quyền địa phương huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, xác nhận với BBC rằng khu nhà vườn quy mô đang gây xôn xao là của con trai Bí thư tỉnh ủy Hải Dương.

Truyền thông trong nước nói dinh cư đồ sộ đang xây ở huyện Ninh Giang có giá rất cao, thậm chí có thể là hàng triệu đôla, do có nhiều cây gỗ quý hàng trăm năm tuổi.

Nói với BBC hôm nay, ông Nguyễn Xuân Thuấn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Ninh Giang, cho hay quyền sử dụng khu đất diện tích hơn 4.000 m2 thuộc về con trai ông Bùi Thanh Quyến, Bí thư tỉnh Hải Dương.

“Đó là đất của anh Bùi Thanh Tùng, con trai của đồng chí Bùi Thanh Quyến.”

“Hiện nay anh Tùng đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,” ông nói.

Ông nói thêm: “Tôi đã cung cấp giấy chứng nhận trên hệ thống thông tin và các cơ quan đang tiến hành rà soát lại để có văn bản báo cáo lên trên, đồng thời sẽ cung cấp cho các phương tiện thông tin đại chúng sau.”

Khi được hỏi liệu có việc các cơ quan chức năng có thể điều tra số tài sản đang gây xôn xao dư luận trên hay không, ông Thuấn cho biết: “Đây là tài sản cá nhân thì thẩm quyền của huyện không được phép vì cũng chưa có dấu hiệu gì cả.”

“Đối với cấp huyện, đó chỉ là tài sản của một công dân trên điạ bàn.”

Bản thân ông Thuấn cho rằng dư luận chỉ trích là không chính xác.

“Đối với cấp huyện, đó chỉ là tài sản của một công dân trên điạ bàn.”

Ông Nguyễn Xuân Thuấn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Ninh Giang

“Dư luận bàn về cái đó là không chính xác,” ông Thuấn nói.

Về thông tin giá trị tài sản và số cây trong khu nhà vườn vốn gây nhiều đồn đoán, ông Thuấn cho hay ông không xác minh được tính thực hư vì “chưa đến khu nhà vườn lần nào”.

Xem chi tiết…

Báo chí tận tình săm soi Vinalines

Nam Nguyên, phóng viên RFA

Nếu ví báo chí Việt Nam là một dàn đồng ca thì tất cả các ca sĩ đã theo đúng đôi tay bắt nhịp của nhạc trưởng, vụ Vinalines được mổ xẻ tới nơi tới chốn.
(Hình bên:  Ông Dương Chí Dũng, Cục trưởng Hàng hải, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines đã phê duyệt vụ mua sắm ụ nổi 83M với giá lên tới 26,3 triệu USD (gấp đôi dự toán ban đầu). RFA/Dân Việt online)

Mặc dù tầm cỡ của vụ Vinalines chưa sánh bằng Vinashin, nhưng nó lại được đặc biệt chú ý trên nhiều khía cạnh khác nhau. Nổi trội hơn cả là việc xét lại vị thế chủ đạo nền kinh tế của các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước. Kế tiếp thì xì căng đan Vinalines được chuyên gia quốc tế nhìn theo lăng kính chính trị. Truyền thông nước ngoài không ít lần cho rằng, vụ bãi nhiệm Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến và vụ truy nã ông Dương Chí Dũng nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines, là những dấu hiệu của tình trạng mâu thuẫn trong nội bộ Đảng và có thể làm Việt Nam lâm vào tình trạng bất an về chính trị.

Nhà nước và Tập đoàn, trách nhiệm về ai

Trả lời Nam Nguyên, Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế cấp cao từ Hà Nội nhận định:

“Các cơ quan nhà nước cũng như Quốc hội đã có trao đổi nhiều về việc vai trò doanh nghiệp nhà nước bây giờ là gì? chứ không thể là chủ đạo của nền kinh tế nữa. Bây giờ đa số doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân, phần đóng góp lớn vào GDP tổng sản lượng quốc nội là từ khu vực tư nhân. Như thế doanh nghiệp nhà nước có còn đóng vai trò chủ đạo nữa hay không là vấn đề cần phải xem xét lại. Nhất là những doanh nghiệp nhà nước quản lý không tốt, làm ăn không hiệu quả thì cần xem lại tất cả, không phải chỉ vấn đề tư duy mà còn là thực tế.”

Đọc báo mạng chúng tôi ghi nhận, chiến dịch truyền thông nhắm vào Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines khởi xuất đầu tháng 5, khi các báo đồng loạt đưa tin Bộ Giao Thông Vận tải có kế hoạch trong vòng 8 năm sắp tới sẽ bơm 100.000 tỷ đồng để phát triển Vinalines. Tiếp đó các báo đồng loạt đưa tin về kết luận của Thanh tra Chính phủ sau khi thanh tra Vinalines, theo đó Tổng Công ty đã thua lỗ khoảng 1.700 tỷ đồng trong hai năm 2009 và 2010. Bản báo cáo nói rõ Vinalines sử dụng 23.000 ngàn tỷ để mua 73 con tàu quá cũ, nhiều tàu không thể đăng ký ở Việt Nam và phải làm việc đó ở một số quốc gia không có qui định chặt chẽ về an toàn hàng hải. Kinh doanh vận tải biển của Vinalines từ đội tàu cũ nát nhiều cái nằm ụ nên đã lỗ nặng. Tuổi Trẻ Online mô tả tình trạng này là Vinalines khốn đốn vì đội tàu già.

Xem chi tiết…