Lưu trữ

Archive for 31/05/2012

Nông dân An Giang tập trung khiếu kiện trước UBND tỉnh

Mặc Lâm biên tập viên, RFA, Bangkok

Sáng ngày hôm nay 30/05/2012, khoảng hơn 300 bà con nông dân nhiều nơi trong tỉnh An Giang đã tập trung tại trước cổng UBND tỉnh để khiếu kiện về đất đai của họ bị trưng thu nhưng chính quyền cấp huyện không đền bù thỏa đáng.

(Hình bên: Mô hình khu đô thị cao cấp Sao Mai – An Giang do nhà đầu tư là Công ty CP Đầu tư & xây dựng Sao Mai. (Ảnh minh hoạ) Nguồn bantinnhadat.vn)

*

Những người dân này đã từng nhiều lần kêu cứu và gửi đơn kiến nghị, khiếu nại lẫn tố cáo đến nhiều cơ quan kể cả ra tận Hà Nội để kêu cứu nhưng không có kết quả. Ông Sáu, một người có đất bị cưỡng chế có mặt trong đoàn người khiếu kiện hôm nay cho biết:

Hiện nay chúng tôi ở dưới Tri Tôn tập trung trên 400 người tại Ủy Ban Tỉnh. Hiện nay chúng tôi kéo nhau về Ủy Ban Tỉnh để đấu tranh vì trên Bộ có xuống, cũng có đài VTV3 xuống nên tụi tui đấu tranh về vụ đất. Trong khi có quyết định thu hồi đất hồi năm 2009 đến nay chúng tôi không đồng ý giá vì quá rẻ, bán hai công đất mới mua được một công thành ra chúng tôi không nhận tiền. Ủy ban Huyện ra quyết định cưỡng chế chúng tôi đã ba lần rồi nhưng không thành công.

Chúng tôi có đem đơn thưa đến văn phòng Trung ương Đảng ở thành phố một lần, lần thứ hai nhờ đài VTV của Cần Thơ lên phỏng vấn nữa nhưng Ủy ban tỉnh cũng không chấp hành. Sau này chúng tôi đi đến bộ. Bộ Tài nguyên môi trường đề nghị Ủy ban Tỉnh phải giải quyết thỏa đáng cho bà con nhưng Ủy ban tỉnh cũng không chấp hành.

Trong khi có quyết định thu hồi đất hồi năm 2009 đến nay chúng tôi không đồng ý giá vì quá rẻ, bán hai công đất mới mua được một công thành ra chúng tôi không nhận tiền.

Ông Sáu

Đến văn phòng Trung ương đảng của Hà Nội nhưng hiện nay đã về ba bốn văn bản của thanh tra chính phủ nữa nhưng Ủy ban tỉnh vẫn không chấp nhận.

Xem chi tiết…

Người TQ nuôi cá ở vịnh Cam Ranh

(Hình bên: Báo Việt Nam đăng hình các trại cá ở vịnh Cam Ranh được cho là của chủ Trung Quốc)

*

Báo Việt Nam vừa có bài về những cư dân Trung Quốc sống nhiều năm bằng nghề nuôi cá lồng trên vịnh Cam Ranh và cho hay chính quyền Khánh Hòa “biết họ không được phép nuôi trồng thủy hải sản” nhưng không làm gì.

Dù chính quyền tỉnh luôn khẳng định vị trí chiến lược cả về quốc phòng của vịnh Cam Ranh, họ tỏ ra lúng túng không biết làm gì với số người Trung Quốc đã ở đây nhiều năm, lập gia đình với phụ nữ Việt và sống bằng nghề nuôi cá.

Phó Chủ tịch Cam Ranh Nguyễn Ngọc Sơn, được bài trên báo Dân Trí trích lời thừa nhận “trên địa bàn có một số người nước ngoài nuôi trồng thuỷ sản”.

Ông cũng nói trên thực tế đến nay “chưa có doanh nghiệp hay người nước ngoài nào xin phép nuôi trồng thuỷ sản tại vịnh Cam Ranh” và hứa “sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật”.

‘Chính quyền lúng túng’

Tuy vậy, ông Sơn không nói chính quyền định xử lý theo kiểu gì tới đây và hiện BBC chưa thể kiểm chứng được các giấy tờ cư trú của các doanh nhân Trung Quốc là thế nào.

Các cơ sở nuôi cá mú, tôm hùm này đã có từ nhiều năm nay và chính quyền đã biết nhưng vì có quá nhiều cơ quan cùng quản lý khu vực này nên các quan chức “tỏ ra lúng túng”.

“Chúng tôi ở đây đã lâu, có người lấy vợ Việt Nam “

Công dân Trung Quốc xưng tên là A Ngán

Các chủ trại cá có vẻ như đã định cư ở Việt Nam, theo bài báo trích lời một người đàn ông gốc từ Quảng Châu, nói ông đã lấy vợ Việt và ở đây “đã lâu”.

Các bè cá này, theo bài báo, nằm không xa khu quân cảng Cam Ranh mà Việt Nam thường không cho nhà báo nước ngoài vào thăm vì lý do bí mật quân sự.

Phóng viên của Dân Trí mô tả chuyến đi thuyền đến thăm các trại cá có hàng trăm lồng của người Trung Quốc, và trích lời một người Việt làm thuê nói “hàng năm hàng trăm tấn cá được tàu Trung Quốc sang nhập về”.

Nhưng tại vịnh Cam Ranh có vẻ như còn có các hoạt động kinh doanh hải sản rộng rãi của người Trung Quốc chứ không chỉ có nghề nuôi cá tôm.

Xem chi tiết…

Việt Nam bác đơn kháng án của 2 nhà hoạt động nhân quyền

Việt Nam giữ nguyên bản án tù đối với 2 nhà hoạt động bênh vực nhân quyền, bác bỏ đơn kháng án của họ đối với bản án tù về tội tuyên truyền chống phá nhà nước.

Trích dẫn một nguồn tin pháp lý xin được dấu tên, bản tin hôm nay của Pháp Tấn Xã nói rằng sau một phiên tòa kéo dài nửa ngày, Tòa án Nhân Dân tỉnh Nghệ An đã ra phán quyết y án đối với bà Hồ thị Bích Khương và mục sư Nguyễn Trung Tôn.

Bà Hồ thị Bích Khương, một blogger 44 tuổi, bị xử 5 năm tù giam và sau đó là 3 năm quản thúc tại gia, vì vi phạm điều 88 bộ luật hình sự Việt Nam trong một phiên xử sơ thẩm hồi tháng 12 năm ngoái.

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói bà bị phạt tù vì đã trả lời phỏng vấn của báo chí nước ngoài, với nội dung bị chính quyền cho là phê phán chính phủ, và vì đã viết, tàng trữ và phát tán các tài liệu bị coi là chống nhà nước.

Mục sư Nguyễn Trung Tôn, 40 tuổi, bị phạt 2 năm tù và 2 năm quản chế.

Các tổ chức bênh vực nhân quyền nói rằng các phán quyết vừa kể nằm trong khuôn khổ một chiến dịch của chế độ độc tài ở Việt Nam, nhằm bịt miệng giới bất đồng chính kiến. Họ nói rằng từ năm 2009, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phát động một chiến dịch đàn áp quyền tự do ngôn luận, trong bối cảnh đảng cộng sản Việt Nam kiểm soát chặt chẽ báo chí và mạnh mẽ đàn áp bất cứ dấu hiệu bất đồng nào, trong khi ngày càng gia tăng việc kiểm soát Internet.

Bà Hồ thị Bích Khương và Mục sư Tôn bị bắt giữ ngày 15 tháng 11 năm ngoái. Truyền thông nhà nước lúc đó loan tin lý do bị bắt là vì họ “đã tàng trữ tài liệu, viết bài bêu xấu Đảng và nhà nước xã hội chủ nghĩa.”
Xem chi tiết…

VN lo ‘xung đột quân sự’ ở Biển Đông

Đại tướng Phùng Quang Thanh

Việt Nam là một trong các quốc gia chủ chốt trong việc thúc đẩy diễn đàn ADMM

Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Asean (ADMM-6) ở Phnom Penh, Đại tướng Phùng Quang Thanh cảnh báo nguy cơ xung đột quân sự ở Biển Đông nếu các bên không kiềm chế.

Hội nghị lần 6 của các bộ trưởng quốc phòng trong khối diễn ra hôm thứ Ba 29/5 ở thủ đô Campuchia, nước chủ tịch Asean năm 2012.

Phản ánh quan ngại của các nước trực tiếp liên quan tranh chấp ở Biển Đông, ông Phùng Quang Thanh nói trong bài phát biểu được báo Quân đội Nhân dân thuật lại, rằng “tình hình tranh chấp biên giới lãnh thổ ở khu vực và chủ quyền trên Biển Đông đang diễn biến khá phức tạp và có thể gây ra xung đột quân sự nếu các bên không nỗ lực kiềm chế”

“Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông là một thực tế mà chúng ta không cần né tránh vì nó xảy ra trong khu vực Đông Nam Á, tranh chấp giữa các nước Asean với nhau và giữa một số nước Asean với quốc gia ở ngoài Asean”.

Ông Thanh không nói rõ ‘quốc gia ở ngoài Asean’ là nước nào, nhưng trong tranh chấp Biển Đông ngoại trừ Đài Loan mà đa số các nước Asean không công nhận là quốc gia độc lậ̣p, chỉ có Trung Quốc là không nằm trong khối Asean.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt hiện cũng đang có chuyến thăm đầu tiên tới Campuchia. Ông Lương đã có cuộc gặp tham vấn kéo dài 45 phút với các bộ trưởng quốc phòng Asean vào tối thứ Ba.

Asean phải giữ vai trò chủ đạo

“Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông là một thực tế mà chúng ta không cần né tránh vì nó xảy ra trong khu vực Đông Nam Á, tranh chấp giữa các nước Asean với nhau và giữa một số nước Asean với quốc gia ở ngoài Asean.”

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh

Phát biểu tại hội nghị vài tiếng trước đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam kêu gọi khối Asean thể hiện rõ quyết tâm “duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, để xây dựng Cộng đồng chính trị -an ninh vào năm 2015”

Xem chi tiết…

Thế lực côn đồ ở Trung Quốc

Nguyễn Hưng Quốc

Hình: AP

Trong một bài trước, tôi đã viết về đám côn đồ thường được sử dụng để trấn áp những nhà bất đồng chính kiến hoặc những người, với những mức độ nào đó, chống đối lại nhà nước tại Việt Nam. Cần lưu ý là một hiện tượng tương tự cũng xuất hiện ở Trung Quốc. Chắc chắn đó không phải là một trùng hợp ngẫu nhiên. Và cũng ít có khả năng Trung Quốc bắt chước Việt Nam. Nói ngược lại thì đúng hơn.

Ở Trung Quốc, nhân vụ Trần Quang Thành, vị luật sư chân đất mù lòa, xin lánh nạn tại Tòa Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh và sau đó, được sang Mỹ dưới danh nghĩa du học, người ta cũng thấy vai trò của đám côn đồ được sử dụng để trấn áp những người bị chính quyền xem là chướng tai gai mắt. Trong bao nhiêu năm, Trần Quang Thành và gia đình của ông bị nhiều người đánh đập tàn nhẫn: những người ấy không những chỉ là công an mà còn là những người được xem là “dân phòng” hoặc chả có một danh hiệu gì cả. Trước đây, mỗi lần có ai đến định thăm viếng Trần Quang Thành ở nhà riêng của ông đều bị một đám người mặc thường phục nhào đến ngăn chận, xua đuổi, chửi bới, thậm chí hành hung. Nhiều người hoảng sợ phải quay xe bỏ chạy. Có lúc xe đã chạy rồi, bọn người mặc thường phục ấy còn rượt theo ném đá và chửi rủa một cách tục tĩu và hung bạo.

Bất cứ ở đâu có sự hiện diện của các nhà bất đồng chính kiến ở đó cũng đều có mặt đám côn đồ. Chúng không có đồng phục. Không có danh hiệu. Chúng chỉ làm mỗi một việc là hành hung hay sách nhiễu những người không chịu ngoan ngoãn đi theo lề phải do đảng và nhà nước quy định. Thế thôi.

Xem chi tiết…