Lưu trữ

Posts Tagged ‘ông Trịnh Xuân Tùng’

Chưa xử cựu trung tá Nguyễn Văn Ninh

Cô Trịnh Kim Tiến bên ngoài tòa Hà Nội thứ Năm 17/11

(Hình bên: Ông Trịnh Xuân Tùng qua đời hồi tháng Hai)

*

Con gái nạn nhân Trịnh Xuân Tùng nói dù có tin phiên xử cựu trung tá công an tội làm chết người diễn ra ngày 17/11, tòa án vẫn nói không hay biết.

Báo Lao Động trước đó đưa tin phiên tòa sơ thẩm xử ông Nguyễn Văn Ninh, người bị cáo buộc đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng vì không đội mũ bảo hiểm hồi tháng Hai, dự kiến sẽ được mở vào thứ Năm này.

Tuy nhiên, cô Trịnh Kim Tiến, con gái ông Tùng, nói với BBC rằng phiên tòa đã không diễn ra.

Trịnh Kim Tiến: Sáng nay tôi đã một mình đi đến tòa án để xem là phiên tòa diễn ra hay không. Khi tôi đến đây, tôi có mang theo bài báo của tờ Lao Động.

Tôi đến Tòa án để xác định xem phiên tòa có diễn ra hay không để còn tham dự.

Theo báo Lao Động đưa tin ngày xử là hôm 17/11 tức là hôm nay rồi, tuy gia đình đã không nhận được thông báo gì thì để cho chắc chắn, tôi vẫn phải đến.

Tôi nghi vấn về việc tại sao báo Lao Động khi đăng một bài báo với thông tin này mà phiên tòa lại không diễn ra.

Lúc đến phiên tòa, tôi chỉ đứng ở ngoài cổng và không gặp được ai trong tòa án. Người ta chỉ bảo là không biết.

Người dân xung quanh đó hiếu kỳ đã hỏi tôi về sự việc.

Đáng lẽ, nếu theo như báo chí đưa tin thì hôm nay là ngày xử vụ án cha tôi, ông Trịnh Xuân Tùng.

BBC: Được biết gia đình đã mời luật sư bảo vệ quyền lợi. Vậy luật sư có được thông báo hay không?

Trịnh Kim Tiến: Luật sư phía gia đình tôi cũng không nhận được bất cứ thông báo nào từ phía tòa án, nhưng tôi cho rằng báo chính thống là những tờ báo có uy tín và chất lượng.

Những tin tức mà họ đưa ra phải rất là xác thực cho nên họ phải có lý do để đưa ra các tin tức như vậy.

Theo tin tức trên báo chí chính thống, tôi vẫn quyết định đi ra tòa dù là không nhận được thông báo nào chính thức từ tòa.

Gia đình tôi đã ngóng chờ cách đây nửa tháng, kể từ ngày 1/11 nhưng đến hôm nay, gia đình tôi hoàn toàn thất vọng.

Bên phía Tòa án Nhân dân Hà Nội đã trả lời là họ không biết và không hề có lịch xử nào hết. Tôi không hiểu tại sao báo chí lại đưa sai sự thật như thế.

Hiện cáo trạng đã được đưa lên tòa án. Bây giờ chúng tôi chỉ đợi ngày đưa ra xét xử.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/11/111117_trinhkimtien_trial.shtml

Đám tang ông Trịnh Xuân Tùng

Trong bản điếu văn mà nhân viên nhà tang lễ bệnh viện Thanh Nhàn đọc, lý do ông Tùng qua đời là do ”tai nạn”.

Hiện diện tại nhà tang lễ Thanh Nhàn có đến 50-60 người ”thi hành công vụ”, nếu cộng thêm cả những người dẹp đường nữa thì con số phải đến 100. Đi qua mỗi nút ngã tư giao thông lại có hàng chục cảnh sát đứng đẹp dường cho đoàn tang đi quanh thuận tiện ”nhanh chóng”

Một đám tang được tổ chức nhanh gọn, lúc đưa thi hài ông Tùng về quê, trên đường đi số người thì hành công vụ còn lại khoảng 30-35 người đi theo. Họ đi bằng xe ô tô biển xanh, biển trắng và nhiều xe gắn máy. Thật trớ trêu một trong những người đi vì nhiệm vụ này không đội mũ bảo hiểm suốt mấy chục cây số. Xem chi tiết…

Trung tá công an đánh gẫy cổ dân đến chết

Khánh An, phóng viên RFA, Bangkok

Phần âm thanh

Sau hơn một tuần nhập viện trong tình trạng bị chấn thương cổ do bị công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội đánh, ông Trịnh Xuân Tùng đã qua đời vào ngày hôm qua tại bệnh viện Việt Đức.

Bị đánh gẫy 2 đốt sương cột sống vùng cổ ông Trịnh Xuân Tùng đã mất sau gần bảy ngày cầm cự. Source DanTri.com 

(Hình bên: Bị đánh gẫy 2 đốt sương cột sống vùng cổ ông Trịnh Xuân Tùng đã mất sau gần bảy ngày cầm cự. Source DanTri.com)

*

Nguyên nhân tử vong được xác định là do chấn thương cột sống gây ra liệt tứ chi dẫn đến liệt hô hấp.

Theo thông tin từ người dân, vụ xô xát giữa công an và ông Tùng xảy ra vào trưa ngày 28/2, do ông Tùng bị công an chặn phạt vì đã gỡ mũ bảo hiểm ra để gọi điện thoại trong khi đi xe ôm.Khánh An hỏi chuyện chị Trịnh Kim Tiến, con gái của ông Trịnh Xuân Tùng, và được chị kể lại sự việc:

Đánh dân tàn bạo xong xích vào gốc cây

Chị Kim Tiến: Bố em chết oan, chị ạ! Oan không biết tỏ cùng ai. Chỉ vì là hôm đó bố em đi xem ôm ra bến xe Giáp Bát để đi vào Nam. Bố em bảo ông xe ôm dừng xe lại để bố em lấy điện thoại gọi cho một người bạn. Bố em vừa gỡ mũ bảo hiểm ra để gọi điện thoại cho bạn thì ông trung tá công an tên Nguyễn Văn Ninh ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, đã ra bắt giữ xe và hẹn chiều quay lại.

Ông đánh vào đầu, vào gáy và bố em ngã xuống. Khi bố em ngã xuống, ông ấy tiếp tục hô hào thêm 5, 6 dân phòng nữa lao vào đấm đá bố em túi bụi. Sau khi đấm đá xong thì xích bố em vào một gốc cây rồi sau đó gọi xe đưa về phường.

Chị Trịnh Kim Tiến

Buổi chiều, bố em và ông xe ôm quay lại để nộp phạt thì ông xe ôm cãi là ông ấy đúng chứ không sai, ông không có trách nhiệm nộp phạt như vậy, nhưng bên công an không chịu. Thế là hai bên xảy ra cãi vã. Ông công an lao vào bóp cổ ông xe ôm. Khi ông ấy bóp cổ ông xe ôm như vậy thì bố em có gỡ tay ông ấy ra và bảo: “Ông là công an mà ông lại bắt dân, đánh người như thế à?”, rồi bố em cũng chấp nhận sai và xin nộp phạt 100.000 đồng, nhưng ông ấy không chịu và đòi 150.000 đồng.

Vì thương tích quá nặng ông Trịnh Xuân Tùng được chuyển từ bệnh viện Bạch Mai đến bệnh viện Việt Đức. Source danlambao.com 

(Hình bên: Vì thương tích quá nặng ông Trịnh Xuân Tùng được chuyển từ bệnh viện Bạch Mai đến bệnh viện Việt Đức. Source danlambao.com)

*

Sau đó hai bên giằng co và chẳng may tay bố em vung phải mặt ông ấy, thế là ông ấy dùng dùi cui và đồ vật cứng đập bố em. Ông đánh vào đầu, vào gáy và bố em ngã xuống. Khi bố em ngã xuống, ông ấy tiếp tục hô hào thêm 5, 6 dân phòng nữa lao vào đấm đá bố em túi bụi. Sau khi đấm đá xong thì xích bố em vào một gốc cây rồi sau đó gọi xe đưa về phường.

Khánh An: Vậy đến khi nào thì gia đình chị biết chuyện?

Chị Kim Tiến: Bị vào khoảng 3 giờ, tầm 4:30 – 5 giờ gia đình em biết chuyện xuống đấy để xin cho bố em được đi khám và hỏi tình hình, nguyên nhân sự việc. Khi gia đình em đến, em có vào và xin cho bố em đi khám, nhưng công an phường Thịnh Liệt nhất định không cho bố em đi khám. Mãi đến tận 9:30, khi tình hình của bố em trở quá nặng, người ta mới cho bố em đi khám. Em xuống dưới đó 3 lần, nhưng (công an phường) đều không cho đi khám. Em xin vào để đút phở cho bố em ăn, cũng không cho em vào đút phở cho bố em ăn. Đến bây giờ bố em chết, bố em trở thành con ma đói…

Em xuống dưới đó 3 lần, nhưng (công an phường) đều không cho đi khám. Em xin vào để đút phở cho bố em ăn, cũng không cho em vào đút phở cho bố em ăn. Đến bây giờ bố em chết, bố em trở thành con ma đói…

Chị Trịnh Kim Tiến

Xem chi tiết…