Lưu trữ

Archive for 28/02/2010

Tập trung vào cướp biển và ngư dân là hành động dẫn tới thảm họa

James A. Lyons

Thêm một tiếng nói cảnh báo của một Đô đốc Hoa Kỳ về nguy cơ phát triển quân sự của Trung Quốc, giữa lúc các vị lãnh đạo một số nước kể cả Tổng thống Obama hình như cũng đang cả tin vào lời tuyên bố «hòa nhã» của kẻ vốn đang muốn ngấp nghé vị trí siêu cường của chính nước Mỹ.

Bauxite Việt Nam

Đô đốc James A. Lyons [1]

(Hình bên: Hải quân Trung Quốc tăng cường nhanh chóng số lượng và chất lượng)

*

Trong chuyến thăm Úc gần đây, Bí thư Hải quân, ông Ray Mabus làm nhẹ bớt mối đe dọa về việc nêu ra chuyện Trung Quốc nhanh chóng hiện đại hóa lực lượng quân sự của mình, đã nhấn mạnh trong sách trắng về quốc phòng của Úc năm 2009. Với mối đe dọa không xác đáng, chương trình hiện đại hóa lực lượng chưa từng thấy của Trung Quốc đã phát triển với tốc độ hai con số trong 10 năm qua.

Mặc dù Trung Quốc tuyên bố rằng việc hiện đại hóa lực lượng quân sự của họ không hề đe dọa ai cả và họ chỉ có mục đích phòng thủ, nhưng đó chỉ là thủ đoạn gian trá cổ điển của Trung Quốc. Mỗi hệ thống vũ khí mới Trung Quốc đã mua hoặc phát triển, được thiết kế đặc biệt nhắm mục tiêu hoặc đe dọa lực lượng quân sự Hoa Kỳ. Ví dụ, việc phát triển tên lửa đạn đạo chống tàu bè của Trung Quốc được thiết kế nhắm mục tiêu vào các tàu sân bay Mỹ – không phải nhắm vào các con tàu chở hàng hoá thương mại. Trung Quốc đã mua của Nga tên lửa hành trình Siêu âm thanh, SS-N-22 Sunburn, loại được thiết kế đặc biệt để tấn công tuần dương hạm và khu trục hạm Aegis. Nó đã tăng gấp ba lần số lượng tên lửa hành trình chiến đấu chống tàu bè trên mặt biển, lên tới 36.

Xem chi tiết…

Cảnh giác với thủ đoạn bành trướng mềm của Trung Quốc

Nguyễn Trọng Vĩnh

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người có 13 năm làm Đại sứ Trung Quốc trong những năm mối quan hệ giữa hai nước đang từ anh em trở thành cừu thù, là người có thẩm quyền hơn ai hết trong việc đo lường bụng dạ nông sâu của nước lớn láng giềng phương Bắc, cũng là một trong những bậc lão thành cách mạng có mối quan tâm đặc biệt đến sự “hiện diện” bằng nhiều phương cách của Trung Quốc trên đất nước chúng ta hôm nay. Thiếu tướng lại vừa gửi đến chúng tôi bài viết nóng hổi dưới đây, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Bauxite Việt Nam

Có thể nói bành trướng là một bản chất bất biến của những người cầm quyền Trung Quốc, một sản phẩm mang tính Đại Hán được kế thừa nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác và phát triển đến mức ngang ngạnh nhất cùng với Nhà nước Trung Hoa hiện đại

I. Thủ đoạn bành trướng cứng (bằng lực lượng vũ trang) của Nhà nước Trung Hoa thì Việt Nam cảm thấy rõ hơn ai hết. Năm 1974, họ dùng lực lượng mạnh hơn đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.  Năm 1979 họ đem nửa triệu quân xâm lược các tỉnh biên giới Việt Nam, tuy bị quân dân ta phản kích phải rút lui nhưng nhiều điểm cao sát bên kia thì vẫn nằm lỳ và giở chiến thuật lấn đất, đắp bờ kè trên sông, nhổ cột mốc thừa cơ cắm dịch sâu vào đất ta để tranh từng tấc sông ngọn núi của ta, khiến cuộc đàm phán về đường biên giới giữa hai nước biến thành một cuộc đấu tranh giai dẳng kéo dài – có thể nói là dài nhất trong lịch sử mọi cuộc thương thuyết biên giới ở Việt Nam từ trước đến nay – mà sự lỳ lợm ranh ma của đối phương trong việc hoạch định đường biên giới trên thực địa khiến các đoàn công tác của chúng ta nhiều lúc phải đối phó hết sức vất vả (xem Wikipedia: Vấn đề lãnh thổ biên giới Việt Nam – Trung Quốc). Năm 1988 họ chiếm một số bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, dùng chiến hạm đánh đắm tàu và giết hại 74 chiến sỹ Việt Nam ra tiếp tế cho quân đồn trú của Việt Nam giữ quần đảo Trường Sa của mình. Họ lại tự ý vẽ một cái “lưỡi bò” xâm phạm hải phận quốc tế và bao chiếm gần hết biển Đông. Như thế mà mồm họ cứ nói rất giẻo là Trung Quốc muốn bắt tay với các nước để xây dựng một thế giới hài hòa, làm sao mà ai nghe được.

Xem chi tiết…

Việt Nam, đón tân niên bằng bốn tin buồn

Hết Tết, đường phố Sài Gòn lại kẹt cứng như nêm. Ðồng đổ cho tướng, tướng đổ cho đồng nên chẳng ai chịu trách nhiệm.

“Tháng Giêng là tháng ăn chơi/Tháng Hai trồng đậu, Tháng Ba trồng cà/Tháng Tư cày vỡ ruộng ra/Tháng Năm làm mạ, mưa sa đầy đồng…” Gì thì gì, hồi xưa, dân mình ăn Tết đến hết Tháng Giêng, ít nhất cũng phải hết ngày rằm Tháng Giêng là ngày “hạ nêu.” Bây giờ, người ta hay nói, “Ăn Tết hết mùng hết mền mới thôi.” Không biết tục lệ “chọn ngày tốt khai trương” sau Tết Nguyên Ðán có từ khi nào, nhưng năm nào người Việt cũng lựa ngày chẵn để khai trương công việc làm ăn. Nhiều người chỉ mở cửa, cúng kiếng một lúc “lấy ngày hên” rồi lại đóng cửa đi chơi tiếp. Nếu không khai trương lấy hên vào các ngày mùng 2, mùng 4, mùng 6 thì phải đợi đến ngày “cửu nhật,” tức mùng 9, đại kỵ ngày mùng 8. Năm nay, người dân Sài Gòn ăn Tết hơi bị dai, phải đến ngày mùng 9 mới đồng loạt mở cửa đông đủ, món gì cũng có.

Sáng mùng 9, cầm tờ báo lên đọc, tôi được “chào đón khai trương” bằng bốn “tin buồn”:

Xem chi tiết…

Không thể nhìn lịch sử từ cùng một hướng

Trân Văn, phóng viên đài RFA
Phần Âm Thanh

Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, vừa trình bày thêm quan điểm của ông trong một bài viết, mới được giới thiệu trên trang web của báo điện tử Thế giới và Việt Nam, thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Bài “Quan hệ hữu nghị Trung – Việt mãi mãi xanh tươi” của ông Tôn Quốc Tường, ĐS Trung Quốc tại VN, đăng trên báo điện tử Thế giới và Việt Nam của Bộ Ngoại giao VN. Hình RFA chụp từ website

Lời lẽ trong bài viết này được nhận định là dễ nghe hơn phát biểu của ông ta hồi đầu tháng trước, nhân dịp khai mạc “Năm hữu nghị Việt – Trung”.

Đây cũng là lý do khiến Trân Văn phỏng vấn nhà văn Hoàng Lại Giang. Cuối tháng trước, sau phát biểu của ông Tôn Quốc Tường, nhà văn Hoàng Lại Giang đã từng gửi một thư ngỏ, gây tiếng vang lớn. Đó là: “Đôi lời gửi hai ông đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam”.

Mời quý vị cùng nghe cuộc trò chuyện này…

Không thể dễ tin

Trân Văn: Thưa ông, cách nay vài ngày, báo điện tử Thế giới và Việt Nam của Bộ Ngoại giao Việt Nam có đăng một bài viết của ông Tôn Quốc Tường, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, với tựa là “Quan hệ hữu nghị Trung – Việt mãi mãi xanh tươi”, ông đã đọc bài viết này chưa?

Là một nhà văn Việt Nam ở tuổi ngoài thất thập mà tôi vẫn thấy đại sứ này đóng vai trò như một sư huynh đang cho kẹo những trẻ em ở Việt Nam. Những viên kẹo rất ngọt.

Ô. Hoàng Lại Giang

Ô. Hoàng Lại Giang: Tôi vừa đọc bài này. Tôi nghĩ, bây giờ, với bài “Quan hệ hữu nghị Trung – Việt mãi mãi xanh tươi”, Đại sứ Tôn Quốc Tường đã trở về với tư cách một nhà ngoại giao khôn ngoan hơn.

Xem chi tiết…

Thông tấn xã Việt Nam và báo Đảng lại đưa tin sai

Trân Văn, phóng viên RFA
Phần Âm Thanh

Hội đồng Giám mục Việt Nam vừa có thông cáo, yêu cầu Thông tấn xã Việt Nam và báo điện tử Đảng CSVN, đính chính sự kiện “Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam chúc Tết Mặt trận Tổ quốc” đã đăng tải hôm 29 tháng 1.

JPG - 28.5 kb

(Hình bên: bài báo “Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam chúc Tết Mặt trận Tổ quốc” đăng tải hôm 29 tháng 1 trên trang Vietnam+ của TTXVN.) Hình RFA chụp từ website

*

Trong tin vừa kể, hai cơ quan truyền thông chính thức của cả chính phủ lẫn Đảng cùng loan báo: “Thừa ủy quyền của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Linh mục Nguyễn Khắc Quế, Quản hạt Thanh Oai, Giáo Phận Hà Nội cảm ơn sự quan tâm của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam đối với đồng bào Công Giáo cả nước nói chung và Hội Ðồng Giám Mục nói riêng” trong khi theo trang web của Hội đồng Giám mục Việt Nam: “Linh Mục Nguyễn Khắc Quế, không được Hội đồng Giám mục Việt Nam ủy quyền về bất cứ sự vụ nào liên quan đến Hội đồng Giám mục Việt Nam, kể cả việc chúc Tết Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 29 tháng 1 năm 2010”.

Nội dung chúc Tết theo tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam thì đúng nhưng với tư cách đại diện cho HĐGM VN thì không. Hoàn toàn không có!

LM Nguyễn Khắc Quế.

Đến nay, Thông tấn xã Việt Nam và báo điện tử Đảng CSVN vẫn im lặng, Trân Văn đã liên lạc với linh mục Nguyễn Khắc Quế, nhân vật chính của sự kiện này để tìm hiiểu và trình bày cùng quý vị. Thiếu hiểu biết?

Xem chi tiết…