Lưu trữ

Archive for 30/12/2010

Những sự kiện nổi bật tại Việt Nam năm 2010

Thanh Quang, phóng viên RFA
Phần âm thanh

Năm 2010 sắp qua đi, và còn 3 ngày nữa là tới Tân Niên Dương lịch 2011.

(Hình bên: Công trường khai thác bô xít Tây nguyên. Photo courtesy of greennews)

*

Dù thời gian nhanh như “bóng câu qua cửa”, nhưng những hình ảnh gây nhiều bức xúc trong năm 2010 – mà nếu nói theo lời blogger Mẹ Nấm là “rất đình đám”; nói theo tác giả Nguyễn Quang Thân qua blog Quê Choa là “gây nhức đầu” – hẳn khó nhạt nhoà trong tâm trí người dân Việt.

Vận mệnh quốc gia

Trong mấy ngày qua, nhiều nhật ký trên mạng có đăng bài tựa đề “Nhìn Lại Năm 2010” của Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc bên Úc, đặc biệt chú trọng tới khả năng lãnh đạo của nhà cầm quyền VN bị thử thách nghiêm trọng nhất trong năm 2010 kể từ sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Nga và Đông Âu bị sụp đổ vào những năm 1989-1990 – bị thử thách bởi công luận, nhất là công luận quốc nội.

GS Nguyễn Hưng Quốc nhận thấy, ngày càng có nhiều người trong nước kiên quyết giành lại quyền tự do bày tỏ cảm tưởng của mình qua các phương tiện truyền thông từ website cho tới blog, thậm chí ngay trên diễn đàn Quốc Hội, qua đó, họ sẵn sàng đề nghị Quốc Hội bỏ phiếu về việc tín nhiệm Thủ tướng; Có người từng khởi kiện Thủ tướng về những chính sách sai trái của chính phủ khiến đe doạ đến sự tồn vong của đất nước, dân tộc; Và ngày càng có nhiều người đề cập tới nhiều sai lầm của chính phủ trong nhiều lãnh vực khác nhau.

Nhưng, theo GS Nguyễn Hưng Quốc, trong số trí thức hoặc blogger từng lên tiếng về những vấn đề trọng đại của đất nước hiện nay, dường như không ai trực tiếp đề cập tới quyền lãnh đạo của đảng CS, ngoại trừ một số nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng như Hà Sĩ Phu, Trần Khải Thanh Thuỷ hay Lê Thị Công Nhân. Tuy nhiên, Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc nhận xét:

“…Qua những vấn đề họ đề cập, như các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên; kế hoạch cho người ngoại quốc, trong đó có khá nhiều công ty Trung Quốc, thuê rừng dài hạn; cách phản ứng của chính phủ Việt Nam trước thái độ ngang ngược của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông và đặc biệt, với các ngư dân Việt Nam; việc vỡ nợ của tập đoàn kinh tế Vinashin và cùng với nó, vai trò của nền kinh tế quốc doanh; kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc xuyên Việt; cách đối phó của chính phủ trước nạn lũ lụt làm chết nhiều người ở miền Trung; và phương thức tổ chức đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, v.v…, qua những vấn đề được các trí thức độc lập ở Việt Nam đề cập, phân tích và bàn luận, người ta biết được khá nhiều sự thật, có khi chỉ là những chi tiết nho nhỏ nhưng lại có khả năng tiết lộ nhiều về năng lực lãnh đạo của nhà cầm quyền.

Dường như giới lãnh đạo Việt Nam không có một chính sách nào thật rõ ràng và nhất quán liên quan đến những vấn đề sinh tử của quốc gia.

Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc

Xem chi tiết…

11 thủy thủ Việt Nam bị mất tích ở khu vực biển Đông

Các nhân viên cứu hộ ở Việt Nam đang tiếp tục tìm kiếm 11 thủy thủ bị mất tích sau khi một tàu chở hàng bị chìm vì ‘sóng to và gió lớn’.

Truyền thông trong nước đưa tin, tàu chở hàng mang tên Vân Đồn 2 đã gặp nạn ngày 28/12 ở khu vực ngoài khơi cách bờ biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 400 km.

Một giới chức thuộc trung tâm tìm kiếm và cứu nạn của tỉnh này cho biết, các tàu đánh cá ở gần đó đã cứu sống 12 người, và 11 thủy thủ còn lại vẫn chưa được tìm thấy.

Giới chức này còn cho hay, trung tâm đã triển khai hai tàu cứu nạn và các tàu đánh cá của ngư dân cũng được huy động để tìm kiếm người gặp nạn, nhưng thời tiết xấu đã cản trở việc cứu người.

Ông này cho biết các nhân viên cứu nạn sẽ cố gắng hết sức nhưng ‘không thể nói về cơ hội sống sót của những người mất tích vì điều đó còn phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người cũng như tình hình thời tiết’.

Tàu Vân Đồn 2 trọng tải 6.900 tấn thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Vận tải biển và xuất nhập khẩu Quảng Ninh gặp nạn khi đang trên đường từ Malaysia về TPHCM.

Đây là tàu hàng thứ hai bị chìm ngoài khơi bờ biển Việt Nam trong tháng này.

Hồi giữa tháng, một tàu chở container Việt Nam đã chìm ở khu vực biển Đông trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.

Các nhân viên cứu hộ đã cứu sống ba người, và tìm thấy một thi thể từ vụ tai nạn. 23 thủy thủ khác vẫn bị mất tích.

Trong khi đó, hôm 17/12, 20 ngư dân bị mất tích và được coi là đã chết sau khi tàu đánh bắt cá của họ lật và chìm ngoài khơi bờ biển tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Chỉ có một người sống sót trong vụ này.

Vào thời điểm này trong năm, gió to và sóng lớn là hiện tượng thường gặp ngoài khơi bờ biển Việt Nam.

Nguồn: DPA, AFP

http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-sailors-missing-12-29-2010-112595804.html

Tham nhũng ‘rất nghiêm trọng’ ở Trung Quốc

Ông Văn Cường tại phiên tòa xử tội nhận hối lộ và hãm hiếp Nhiều vụ xử quan chức cao cấp được thực hiện tại Trung Quốc trong những năm gần đây.

Trung Quốc nói vấn đề tham nhũng tại nước này “vẫn rất nghiêm trọng” và vừa đề ra các biện pháp mới để giải quyết nạn này.

Trong một bản phúc trình mời về cuộc chiến chống tham nhũng, giới chức trách cho biết hơn 200 ngàn vụ đã được điều tra kể từ năm 2003.

Họ nói các nỗ lực của họ cho tới nay đã “thu được những kết quả đáng kể”, nhưng phải tìm tới cách làm cho các nỗ lực này có hiệu quả hơn.

Các nhà chỉ trích nói tình trạng tham nhũng đã hằn sâu vào hệ thống và những quy định mới sẽ không giải quyết được vấn đề.

Bản phúc trình được hãng tin chính thức của nhà nước Trung Quốc, Tân Hoa Xã, đăng tải, viết rằng từ năm 2003 đến 2009 các công tố viên đã điều tra hơn 240 ngàn trường hợp, bao gồm cả nạn biển thủ và hối lộ.

Nó nhấn mạnh tới những quy định mới yêu cầu thành viên của đảng Cộng sản cầm quyền phải báo thu nhập và các khoản đầu tư.

Đảng cũng nói sẽ ngăn chặn các chi tiêu thái quá cho các liên hoan và hội thảo chính thức.

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Tức

Thực thi hay chỉ “biểu diễn công lý”

(phần 1)

Trân Văn, thông tín viên RFA
Phần âm thanh

Vụ án “mua dâm người chưa thành niên”, xảy ra tại trường trung học Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, xảy ra từ tháng 9 năm 2009, sắp sửa được đưa ra xét xử lần thứ ba.

(Hình bên: Vị hiệu trưởng mua dâm nữ sinh Sầm Đức Xương sau phiên xử ngày 27/01/2010. Photo courtesy of vtc.vn)

*

Nếu lần xử đầu tiên chỉ có ba bị cáo, gồm hiệu trưởng trường trung học Việt Lâm và hai nữ sinh của trường này thì lần xử thứ hai, có thêm hàng chục nghi can mà đa số là quan chức trong tỉnh. Người ta tin rằng sự dính líu của những nghi can này là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt sai phạm nghiêm trọng về tố tụng hình sự, khiến Tòa án tỉnh Hà Giang phải tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại từ đầu.

Mới đây, theo báo chí Việt Nam, Công an Hà Giang và Viện Kiểm sát Hà Giang đã hoàn tất Kết luận điều tra lần 2 và Cáo trạng lần 2 của vụ án này. Hồ sơ vụ án hiện đang nằm tại Tòa án tỉnh Hà Giang.
Kết quả điều tra lại vụ án có khác với kết quả điều tra của lần đầu? Trân Văn đã phỏng vấn bà Nguyễn Thị Thơm, mẹ của bí cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy, một trong hai nữ sinh được xem như nạn nhân của nhiều viên chức lãnh đạo Đảng và chính quyền tại Hà Giang.

Nhiều “ông” can dự nên không giống ai

Trân Văn: Thưa chị, đến bữa nay, gia đình chị đã nhận được Kết luận điều tra của Công an tỉnh Hà Giang và Cáo trạng của Viện Kiểm sát tỉnh Hà Giang chưa?

Con tôi có tội đến đâu thì nó phải chịu tội đến đấy nhưng phải công bằng, pháp luật phải nghiêm minh, không thể khác được. Không thể có người phải chịu tội, người thì không.

Bà Nguyễn Thị Thơm

Bà Nguyễn Thị Thơm: “Tôi có lên Viện Kiểm sát và Công an để hỏi thì họ trả lời là bây giờ, con tôi đủ 18 tuổi rồi nên cháu tự làm và tự chịu trách nhiệm về hành vi của nó nên tôi không được tiếp xúc với Kết luận điều tra và Cáo trạng.”

Trân Văn: Thưa chị, tuy là gia đình không nhận được Kết luận điều tra và Cáo trạng nhưng chị có biết được nội dung Kết luận điều tra và Cáo trạng không?

Xem chi tiết…