Lưu trữ

Archive for 14/06/2012

Hợp tác quân sự, nhân quyền giữa Mỹ, Việt Nam

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa công bố bài xã luận phản ánh quan điểm chính thức về hợp tác quân sự, nhân quyền giữa Mỹ và Việt Nam

(Hình bên: Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta, phải, nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trong 1 buổi lễ tại Bộ Quốc phòng ở Hà Nội, Việt Nam Thứ Hai 4/6/2012)
*
Mới đây bộ trưởng quốc phòng của Hoa Kỳ và Việt Nam đã gặp nhau tại Hà Nội để tiếp tục xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn giữa hai nước.

Hai ông Leon Panetta và Phùng Quang Thanh thảo luận về việc củng cố hợp tác quân sự mạnh mẽ hơn, một yếu tố quan trọng trong chiến lược tái cân bằng vùng Châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.

Mối quan hệ đang phát triển của Hoa Kỳ với Việt Nam căn cứ trên những mục tiêu chung về hòa bình và an ninh trong khu vực. Mối quan hệ ngày càng tăng và ngày càng sâu rộng này đã mang lại kết quả là đã có tăng thêm những sự hợp tác quân sự song phương trong những lãnh vực như đối thoại cấp cao, các chương trình trợ giúp nhân đạo, trao đổi quân sự và gần đây nhất là sửa chữa và bảo trì tàu của hải quân Hoa Kỳ tại Vịnh Cam Ranh.

Tại cuộc gặp gỡ, Bộ trưởng Panetta và Tướng Thanh thảo luận chuyện hai nước sẽ tiếp tục những cuộc đối thoại cấp cao, tăng thêm những hoạt động chung trong công tác tìm cứu trên biển, cứu trợ thiên tai, an ninh và an toàn hàng hải.

Cũng giống như những lần trước đây, khi các giới chức Hoa Kỳ khác gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam, Bộ trưởng Panetta nói rõ là muốn cho quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nâng lên một tầm mới, Việt Nam phải làm nhiều hơn nữa để tôn trọng và bảo vệ quyền của công dân.

Những luật lệ có ngôn từ mơ hồ cho phép các giới chức an ninh bắt bớ và cầm giữ những nhà hoạt động chính trị, dù họ chỉ tham gia những cuộc biểu tình ôn hòa. Những biện pháp mới của chính phủ Việt Nam cũng hạn chế tự do báo chí, tự do ngôn luận và tự do hội họp.
Xem chi tiết…

Ngân hàng VN ‘được thưởng vì sai phạm’

(Hình bên: Ngân hàng Nhà nước bị cho rằng hạ lãi suất chưa đủ nhanh khi lạm phát giảm.)

*

Kinh tế gia hàng đầu của Việt Nam, ông Vũ Thành Tự Anh, nghi ngờ về nỗ lực tái cơ cấu ngành ngân hàng và nói Ngân hàng Nhà nước ‘đã thưởng cho những ngân hàng làm sai’.

Trả lời phỏng vấn của báo Doanh Nhân Sài Gòn, ông Tự Anh cảnh báo cách tái cơ cấu ngân hàng hiện nay đang tạo ra điều ông gọi là sự “khuyến khích ngược” trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Hồi cuối năm ngoái, Ngân hàng nhà nước quyết định sáp nhập ba ngân hàng Đệ Nhất, Tín Nghĩa và Sài Gòn do các ngân hàng này gặp khó khăn về thanh khoản.

“Ba ngân hàng đầu tiên sáp nhập không những không bị mất vốn, chủ sở hữu vẫn tại vị, mà còn được Ngân hàng Nhà nước bơm thêm vốn, được BIDV hỗ trợ thanh khoản. Các ngân hàng này đã được thưởng vì làm sai”.

“Việc thiếu mạch lạc trong chính sách từ 2007 đến nay đã khiến người dân và doanh nghiệp cố thủ”.

Kinh tế gia Vũ Thành Tự Anh

“Như vậy là đã dùng một sai lầm để giải quyết một sai lầm khác, mà hai cái sai lầm thì không thể tạo thành một cái đúng”, ông Tự Anh được báo này dẫn lời.

Xem chi tiết…

Quá trình hình thành Phong trào Con đường Việt Nam

Phong trào Con đường Việt Nam – Tháng 12/2003, bộ Bưu chính Viễn thông và bộ Thương mại ngăn chặn chương trình khuyến mại hợp pháp của công ty cổ phần Internet Một kết nối (OCI) cho khách hàng gọi miễn phí điện thoại internet đến 20 quốc gia. Công ty OCI đã cương quyết bảo về việc làm đúng đắn của mình và quyền lợi của khách hàng. Kết quả vụ tranh chấp này là 2 cơ quan trên không đủ cơ sở pháp lý để buộc công ty OCI dừng chương trình này.

Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên một doanh nghiệp Việt Nam chủ động làm mà không cần phải xin phép những việc mà luật không hạn chế. Đây chính là tinh thần của pháp quyền. Chính sự kiện này cũng đã kết nối bộ ba Trần Huỳnh Duy Thức (Tổng giám đốc công ty EIS, công ty mẹ của công ty OCI)Lê Thăng Long (chủ tịch HĐQT công ty OCI) và Lê Công Định (luật sư đã tư vấn bảo vệ pháp lý cho OCI trong vụ tranh chấp trên).

Từ đây ba người cùng quyết tâm tranh đấu cho tinh thần pháp quyền tại Việt Nam.

– Khoảng tháng 3/2004, ba người thống nhất thành lập một nhóm nghiên cứu mà sau này gọi là nhóm nghiên cứu Chấn để tìm ra những con đường chấn chỉnh, canh tân đất nước. Quyết định này ra đời sau kết luận từ những khảo sát thực tế cho thấy không có cách gì áp dụng được tinh thần pháp quyền trong môi trường chính trị, kinh tế, xã hội tại Việt Nam vào lúc đó, dù rằng nó đã được hiến định từ năm 2001. Không có cách gì để vượt qua những rào cản hành chính và tư pháp hiệu quả hơn phong bì, thậm chí còn phải đi bằng đầu gối. Do vậy cần phải có biện pháp cải cách toàn diện.

– Tháng 1/2006: sau gần 2 năm nghiên cứu nghiêm túc, nhóm nghiên cứu Chấn đưa ra một bản đánh giá toàn diện các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Vấn đề nổi bật từ bản đánh giá này là dự báo sẽ có một cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ nổ ra không quá 2 năm nữa (tức sẽ rơi vào đầu 2008) nếu không có sự chấn chỉnh ngay lập tức vào đầu năm 2006. Nếu không có những biện pháp đúng đắn thì cuộc khủng hoảng sẽ kéo dài trên 5 năm nữa và dẫn theo những khủng hoảng xã hội, chính trị trầm trọng, làm cuộc sống của nhân dân khó khăn và đất nước bị lệ thuộc.

Tóm tắt của bản đánh giá này được viết thành bài “Khủng hoảng kinh tế – Nguy cơ và cơ hội” và đã được gửi đến một số người có thẩm quyền trong đầu năm 2006, nhưng không nhận được sự quan tâm cần thiết. Trong khi đó tình hình kinh tế đã diễn biến đúng như những gì đã dự đoán – cuộc khủng hoảng kinh tế đã nổ ra vào đúng đầu năm 2008 và đã bước qua năm thứ 5 nhưng vẫn chưa phải là điểm kết thúc.

Việt Nam khẳng định không tư nhân hóa báo chí

Chính phủ Việt Nam không có kế hoạch cho tư nhân hóa báo chí vì theo luật báo chí của Việt Nam, truyền thông là tiếng nói của Đảng, nhà nước, và là diễn đàn của nhân dân. Đó là tuyên bố của Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Nguyễn Bắc Sơn trong cuộc đối thoại trực tuyến chiều 12/6 được hãng thông tấn Bernama ngày 13/6 trích dẫn.

Ông Sơn cho biết thêm hiện nay, Bộ Thông tin-Truyền thông chưa có ý định hay đề xuất thành lập các tập đoàn báo chí.

Người đứng đầu ngành thông tin-truyền thông của Việt Nam cũng nhận xét rằng hiện nhiều trang blog điện tử có những vi phạm vì lợi dụng dân chủ cùng các khe hở trong khâu quản lý, và Nghị định mới thay thế cho Nghị định 97 về quản lý hoạt động trên Internet đang được xây dựng để tăng cường việc kiểm soát và chế tài.

Nghị định mới dự kiến trình lên Thủ tướng trong tháng 6 đang gây quan ngại trong cộng đồng cư dân mạng và giới bảo vệ nhân quyền vì các giới hạn bị cho là vi phạm các quyền tự do căn bản của công dân trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ ý kiến, và tự do tiếp cận thông tin.
Xem chi tiết…

Mỹ hỗ trợ Manila canh giữ vùng biển

Lực lượng tuần duyên của Philippines

Manila sẽ được Mỹ hỗ trợ để canh giữ vùng biển của họ

Lầu Năm Góc cho biết hôm thứ Ba ngày 12/6 rằng họ có kế hoạch giúp Philippines canh giữ vùng bờ biển của họ trong lúc Manila đang có tranh chấp chủ quyền ngày càng căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông, theo hãng tin Pháp AFP.

Lầu Năm Góc cũng đính chính lại tuyên bố trước đó của họ rằng họ không có kế hoạch chắc chắn giao cho phía Philippines một radar đặt trên mặt đất và rằng thiết bị này sẽ là một phần trong gói hỗ trợ mà Hoa Kỳ dành cho nước này trong tương lai.

“Chúng tôi đang ở trong giai đoạn hoạch định ban đầu để hỗ trợ cho phía Philippines với một Trung tâm giám sát bờ biển quốc gia của họ,” thiếu tá Catherine Wilkinson nói với AFP.

Mục đích của trung tâm này là cho biết ‘bức tranh toàn cảnh của những gì đang xảy ra trên vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines’, bà nói.

“Vào lúc này chúng tôi đang bàn thảo nhiều chọn lựa và chưa chốt lại chi tiết nào cả. Radar cuối cùng cũng có thể được đưa và gói hỗ trợ nhưng điều này vẫn chưa được quyết định,” bà nói thêm.

Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn đang làm việc về chi phí và lịch trình của dự án trợ giúp Philippines này, thiếu tá Wilkinson cho biết.

Philippines đã yêu cầu Hoa Kỳ cung cấp cho họ radar, máy bay tuần tra và chiến hạm trong lúc nước này đang tìm cách củng cố lập trường của họ trong cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborough, vốn nằm gần đảo chính Luzon của họ, với Trung Quốc.

Lầu Năm Góc đưa ra thông báo này sau khi Tổng thống Philippines Benigno Aquino đến thăm Nhà Trắng hồi tuần trước – nơi ông được Hoa Kỳ bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ.

Theo các nhà phân tích thì kế hoạch hỗ trợ Philippines của Washington thể hiện sự chuyển hướng chiến lược của nước này về châu Á-Thái Bình Dương giữa bối cảnh nước này tăng cường đối đầu với Trung Quốc với vấn đề Biển Đông ở trung tâm.

Xem chi tiết…