Lưu trữ

Archive for 01/06/2012

Hoa Kỳ chuyển hướng sang châu Á

(Hình bên:  Hoa Kỳ sẽ triển khai tàu chiến thân cạn tới Singapore.)

*

Trước chuyến thăm đầu tháng 6/2012 tới Singapore, Việt Nam và Ấn Độ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Leon Panetta đã nói đến mục tiêu tăng cường quan hệ truyền thống với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Philippines, và xây dựng “đối tác mạnh mẽ” với các nước Đông Nam Á.

Tình hình Biển Đông và Đối tác xuyên Thái Bình Dương là hai chủ đề Hoa Kỳ nêu ra những năm gần đây nhằm thúc đẩy quan hệ với các nước trong vùng, gồm Việt Nam.

BBC Tiếng Việt phỏng vấn Tiến sĩ Ian Story, chuyên gia về Biển Đông tại Singapore và Tiến sĩ Jonathan Chow từ Viện Nghiên cứu Chính sách Asan tại Seoul, Hàn Quốc về hai chủ đề này.

Ian Storey: Chính quyền Obama đã có một chính sách mới mà họ gọi là ‘xoay chiều’, hay cân bằng lại các lực lượng quân sự, chuyển trọng tâm từ Trung Đông, có thể là cả từ châu Âu sang châu Á, và điểm đến chính của Mỹ có thể là Đông Nam Á chứ không phải Đông Bắc Á.

Thực chất, điều này có nghĩa là sự hiện diện của Hoa Kỳ về quân sự tại Đông Nam Á sẽ tăng lên, sẽ có nhiều tàu chiến của Hải quân Mỹ tới đây, và họ cũng tăng cường sự hỗ trợ về năng lực quân sự cho các nước Đông Nam Á như Philippines.

Cả Singaporte và Úc đều là những đối tác trọng yếu của Hoa Kỳ. Úc là đồng minh có hiệp ước quân sự với Mỹ. Singapore không phải đồng minh ở mức có hiệp ước nhưng là một đối tác chiến lược gần gũi. Ngoài ra, Singapore luôn có quyền lợi đặt vào nguyên tắc tự do hàng hải và sự ổn định tại Biển Đông vì họ là quốc gia thương mại. Singapore phụ thuộc nhiều vào nhu cầu đảm bảo tuyến hải hành qua Biển Đông được an toàn.

Hoa Kỳ sẽ triển khai tới bốn tàu chiến thân cạn (littoral combat ship) tới Singapore. Chiếc đầu sẽ đóng ở đó trong 10 tháng của năm 2013. Đây là một phần của chiến lược trấn an các đồng minh của Mỹ tại châu Á rằng Hoa Kỳ sẽ luôn có mặt để duy trì ổn định trong vùng. Tại Úc, đây không phải là một đơn vị đông đảo. Ban đầu chỉ có 250 quân, sau đó đến 2016 sẽ có chừng 2500 thủy quân lục chiến. Mục đích là để thủy quân lục chiến Mỹ luân chuyển qua vùng Đông Nam Á thường xuyên và tham gia vào các đợt tập luyện chung.

Xem chi tiết…

Khi Tổ quốc gọi ta…

Trịnh Kim Tiến – Ngày 05/06/2011 là một ngày đáng nhớ đối với những người tham gia biểu tình yêu nước chống Trung Quốc và những ai căm phẫn, sôi sục trước sự bành trướng ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông. Tôi nghĩ, mỗi người đều có những cảm xúc khác nhau về ngày này, riêng cá nhân tôi, một người đã tham gia đoàn biểu tình, tôi thấy xao xuyến lắm. Khó mà tả được cái cảm giác lâng lâng, nuối tiếc, thèm thuồng và hy vọng.

Đã gần một năm qua đi kể từ ngày chung tay đều bước cất lên tiếng ca Việt Nam quê hương ta, “này người anh em”… đến hôm nay nhìn lại, bọn Tàu kia vẫn ngang nhiên cắt cáp dầu khí, bắt giữ tàu đánh cá, ngư dân Việt Nam, tàu của chúng tràn ngập biển Đông. Chúng tận lực khai thác ngay trên biển đảo quê hương ta mà nói đó là điều rất đỗi bình thường.  Máu căm hờn ai thấy cũng sục sôi, hào khí xưa con cháu Tiên Rồng, sự dồn nén, cam chịu khiến cho những người con nhìn về Tổ quốc, nhìn về nơi hải đảo xa xôi Hoàng Sa – Trường Sa yêu dấu trong nỗi uất nghẹn, đau buồn. Cảm xúc ứ đọng thành những giọt nước mắt nặng hạt đong đầy trong khóe mi cay.

Ngày này của năm trước, tôi không có can đảm viết và nói ra như ngày hôm nay. Có lẽ cũng do biến cố gia đình khiến tôi hiểu biết nhiều hơn. Nhưng rõ ràng là, nó không liên quan đến những gì mà tôi đã làm, không liên quan đến bước chân đồng hành trong đoàn biểu tình của những ngày hè oi ả, nắng cháy hăng say một năm trước.

Cũng có thể có nhiều người ác ý hay cố tình đánh tráo khái niệm cho rằng tôi đang mập mờ giữa hai chuyện đó. Nhưng họ quên đi một điều đó là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Tôi đã từng nói cũng như trả lời rất nhiều cuộc phỏng vấn để thể hiện rõ quan điểm cá nhân:

– Tôi đòi công lý cho bố mình với tư cách là một người con.

– Tôi tham gia biểu tình yêu nước với tư cách một người công dân.

Xin đừng đánh đồng những điều đó với nhau.

Không thể nói tôi tham gia vào hoạt động yêu nước là tôi phải vứt bỏ công việc của gia đình mình.

Càng không thể cho rằng tôi đấu tranh đòi sự công bằng minh bạch cho cái chết của bố mình thì tôi không được quyền yêu nước.

Xem chi tiết…

‘VN cần nghiêm túc về nhân quyền’

Ông McCain phát biểu trong một họp báo

(Hình bên:  Ông McCain nói quan hệ Việt Mỹ có thể gần gũi hơn nếu Hà Nội cải thiện nhân quyền.)

*

Thượng Nghị sỹ John McCain của Hoa Kỳ lên tiếng thúc giục Việt Nam ‘nghiêm túc hơn nữa’ trong vấn đề nhân quyền để có thể kết thân thêm với Hoa Kỳ.

Trả lời câu hỏi của BBC trong buổi họp báo hôm 31/5 tại Malaysia, nơi ông McCain đang ở thăm trước khi sang Singapore dự Hội nghị Thượng Đỉnh An ninh Châu Á, vị Thượng Nghị sỹ trước hết nói về bước tiến trong quan hệ Việt – Mỹ:

“Thông điệp của tôi cho Việt Nam là chúng ta đã đạt những tiến bộ lớn.

“Chúng tôi tự hào đã hàn gắn những vết thương của cuộc chiến ghê gớm nhất trong lịch sử Hoa Kỳ chỉ trừ cuộc nội chiến của chúng tôi.

“Quan hệ của chúng tôi với Việt Nam là tuyệt vời. Có nhiều đầu tư của Hoa Kỳ ở đó.”

Nhưng ông McCain không giấu sự không hài lòng của Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.

“Hiện vẫn có sự thật, mà tôi đã nói thẳng với các người bạn Việt Nam, là vẫn có sự đàn áp những người thiểu số, các tín đồ Phật giáo, Thiên Chúa giáo, những người thiểu số sống tại các vùng cao và chúng tôi mong đợi có tiến bộ về nhân quyền.

“Thực tế là chúng tôi tin rằng quan hệ của chúng tôi là gần gũi và có thể gần gũi hơn.”

Thượng Nghị sỹ John McCain

“Chúng tôi mong đợi tiến bộ chứ không phải là thay đổi tức thì.”

Ông McCain là tù nhân có tiếng nhất trong cuộc chiến Việt Nam sau khi máy bay của ông bị bắn hạ trên bầu trời Hà Nội.

Kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ hồi năm 1994, ông McCain đã nhiều lần tới thăm Việt Nam và là người có quan điểm ôn hòa hơn so với nhiều dân biểu Hoa Kỳ khác trong vấn đề nhân quyền.

Cũng trong họp báo tại Malaysia, ông McCain nói:

“Thực tế là chúng tôi tin rằng quan hệ của chúng tôi là gần gũi và có thể gần gũi hơn.

“Nhưng những vấn đề đó [quyền con người] phải được chính quyền Việt Nam xem xét nghiêm túc hơn và chúng tôi hy vọng họ sẽ làm điều đó.”

Xem chi tiết…

Phiên phúc thẩm xử bà Hồ thị Bích Khương và mục sư Nguyễn Trung Tôn

Tường An, thông tín viên RFA

Phần âm thanh

Tòa án tối cao thành phố Vinh, tỉnh Nghệ an đã diễn ra phiên tòa phúc thẩm xử Bà Hồ thị Bích Khương và Mục sư Nguyễn Trung Tôn.

(Hình bên: Chị Hồ Thị Bích Khương (áo trắng) con trai Nguyễn Trung Đức và bà chị Hồ Thị Lan ảnh chụp năm 2009. Courtesy of Blog HungViet)

*

Y án sơ thẩm

Vào lúc 10.30 sáng 30 tháng 5 năm 2012, tại Vinh, thành phố Nghệ An, tòa án tối cao đã mở  phiên phúc thẩm để xử bà Hồ thị  Bích Khương, người từng giúp dân oan và viết nhiều bài báo chống tham nhũng và Mục sư Nguyễn Trung Tôn.

Hiện diện trong phiên tòa là bà Nguyễn thị Lành, vợ Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Nguyễn Viết Thịnh, chấp pháp hội thánh Tin Lành, bà  Hồ thị Lan, chị của bà Hồ thị  Bích Khương và luật sư bào chữa cho cả hai là luật sư Hà Huy Sơn.

Bà Nguyễn thị Lành cho biết diễn tiến phiên tòa như sau:

“Thường thì các phiên tòa giết người xử trước, các phiên chính trị xử sau. Phiên chính trị thì 10.04 giờ VN, đến 12 giờ thì họ đình phiên tòa . Đến 2 giờ chiều thì tiếp tục đến 4 giờ chiều kết thúc. Phiên tòa rất chi là kéo dài: 4 tiếng.”

Dù có sự bào chữa của luật sư, bản án phúc thẩm vẫn y án sơ thẩm : bà Hồ thị Bích Khương 5 năm với 3 năm quản chế và Mục sư Nguyễn Trung Tôn 2 năm với 2 năm quản chế. Bà Lành cho biết tiếp:

“Luật sư bào chữa cho phiên tòa đã vạch ra cho thấy ông Tôn với chị Khương là không làm điều gì sai cả, luật sư nói họ đúng hết, họ không có gì làm sai mà kết tội cho hai bị cáo này. Luật sư Sơn nói hai người này không có tội mà họ vẫn kết án anh Tôn 2 năm tù và 2 năm quản chế ở nhà. Chị Khương 5 năm và 3 năm quản chế ở nhà.”

Xem chi tiết…

Thêm câu hỏi việc đề bạt Dương Chí Dũng

(Hình bên: Bộ trưởng Đinh La Thăng nói Vinalines kinh doanh không hề thua lỗ.)

*

Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng nói với các phóng viên tại bên lề phiên họp Quốc hội khóa XIII, sáng ngày 30/5/2012 rằng vào thời điểm ngày 6/2/2012, khi ông ký quyết định bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải thì “chúng tôi không hề nhận được bất kỳ thông tin hay đơn thư tố cáo nào liên quan đến sai phạm của ông Dũng”.

“Không ai dại dột gì đề bạt một người “đang có vấn đề bất minh”. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng không nhận được bất kỳ thông tin khuyến cáo nào từ các cơ quan bảo vệ pháp luật”, ông Thăng nói.

Điều này đặt ra câu hỏi về việc chia sẻ thông tin dường như thiếu hiệu quả giữa Bộ Công an và Bộ Giao thông bởi các sai phạm tại những đơn vị trực thuộc Vinalines, đã được Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48) làm rõ từ ngày 01/02/2012.

Năm ngày trước khi có việc ký quyết định hoán đổi ghế Cục trưởng Cục hàng hải và ghế Chủ tịch Hội đồng Thành viên (Giữa ông Dương Chí Dũng và ông Nguyễn Ngọc Huệ), Đại tá Trần Duy Thanh được truyền thông nhà nước dẫn lời cho biết “vào ngày 1/2/2012 qua thu thập chứng cứ, C48 đã xác minh, làm rõ sai phạm trong việc sửa chữa ụ nổi 83M và ra quyết định khởi tố vụ án tham ô tài sản, khởi tố, bắt tạm giam một loạt bị can tại Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines”.

Ụ nổi sản xuất từ năm 1965 của Nhật mà Vinalines mua lại hồi năm 2008 bị cho là quá tuổi sử dụng 22 năm so với quy định của pháp luật Việt Nam, có tốn phí lên tới 24 triệu đô la, gấp đôi dự toán ban đầu.

Đây chỉ là một trong các sai phạm được cho là dẫn tới quyết định khởi tố bắt giam ông Dương Chí Dũng, người hiện đang bị công an Việt Nam truy nã.

Xem chi tiết…