Lưu trữ

Archive for 08/08/2012

Ngư dân liên kết trên biển lợi nhiều mặt

Nam Nguyên, phóng viên RFA

Phần âm thanh

Ngư dân một số nơi tự hình thành liên kết trên biển để tiếp tế dầu, thực phẩm và thu mua hải sản tại chỗ, kéo dài chuyến đánh bắt cũng như hỗ trợ nhau khi gặp nạn. Nam Nguyên ghi nhận thông tin này.

(Hình bên: Hồi đầu tháng 8 Trung Quốc đã cho 23.000 tàu cá cùng nhiều tàu hải giám bảo vệ từ vùng Hải Nam tràn xuống Biển Đông càn quét mọi loại cá. Source xinhua.com)

*

 Tải xuống – download

Hiểm nguy ngày càng gia tăng đối với các tàu cá của ngư dân Việt Nam trong những chuyến đi đánh bắt hải sản trên biển Đông. Hành động Trung Quốc lấn biển, ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, được gia tăng với việc Bắc Kinh lập thành phố Tam Sa và lập bộ chỉ huy quân sự nhằm kiểm soát toàn vùng biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam. Không những thế, 23.000 tàu cá của vùng Hải Nam được các tàu ngư chính hải giám hùng hậu bảo vệ, đang tràn xuống phía nam như một hành động cụ thể hóa sự hiện diện, cũng như tranh chấp các ngư trường của ngư dân Việt Nam.

Mô hình tàu mẹ liên kết hỗ trợ các tàu con

Ngư dân Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn nhưng vẫn bám biển, Thuyền trưởng Chí Thạnh ở Huyện Đảo Lý Sơn Quảng Ngãi phát biểu hôm 6/8 trong khi đang chuẩn bị cho chuyến ra khơi:

Ngư dân Việt chuẩn bị ra khơi. AFP
(Hình bên: Ngư dân Việt chuẩn bị ra khơi. AFP)
*

“Tàu Trung Quốc vừa to lại bọc sắt kiên cố, tàu của dân mình không so với Trung Quốc được, tôi đang chuẩn bị một hai bữa nữa biển êm thì đi…thì vẫn tự mình đi tự mình về chứ có ai hộ tống gì đâu. Đi ra Hoàng Sa thì nó đuổi, chạy miết gặp nó thì phải “nộp” nhưng “nộp” thì “nộp” làm cứ làm. Không làm thì đói, tàu nó chạy nhanh lắm nó mười mình một thôi. Đầu năm tới giờ bị “nộp” nhiều rồi, mười chuyến nộp hết sáu….”

Bao giờ cũng vậy đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Đây là một hướng đi do ngư dân tự nghĩ ra, còn nhà nước có vai trò hỗ trợ.

Ô. Nguyễn Tử Cương

Trong hoàn cảnh như thế, nếu có tàu dịch vụ, mua thủy sản đánh bắt của các tàu cá ở ngoài khơi, đồng thời cung cấp nhiên liệu và lương thực cho các tàu cá, thì chuyến đi biển của ngư dân có thể kéo dài hơn, với chi phí giảm nhẹ lợi nhuận sẽ cao hơn. Ngoài ra nếu tàu cá đi theo nhóm và có một tàu mẹ hỗ trợ, thì ngoài vấn đề lợi ích kinh tế, ngư dân sẽ bớt lẻ loi khi gặp bão táp hoặc đối diện bọn cướp biển từ phương Bắc. Nhận định về vấn đề vừa nêu, ông Nguyễn Tử Cương, ủy viên thường vụ Hội nghề cá Việt Nam phát biểu:

“Chính phủ cũng như người dân đang rất là kiên quyết biển của Việt Nam thì tàu của Việt Nam cứ đi lại và cứ khai thác. Chúng tôi nghĩ rằng việc đi theo đội có một tàu lớn hơn, vừa làm thu gom cung cấp dầu nước …thì bao giờ cũng vậy đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Đây là một hướng đi do ngư dân tự nghĩ ra, còn nhà nước có vai trò hỗ trợ, như giúp trang bị những máy liên lạc cực mạnh để đảm bảo là tàu mẹ có thể liên lạc với tàu con bất cứ lúc nào, hoặc có chính sách hỗ trợ về vốn để ngư dân đóng những con tàu với lãi suất thấp hơn.   ”

Xem chi tiết…

Đồn đoán trước phiên xử Cốc Khai Lai

(Hình bên:  Phiên xử bà Cốc Khai Lai (trái) còn liên quan số phận chính trị của Bạc Hy Lai.)

*

Phiên tòa xử vợ cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai vì tội giết một doanh nhân người Anh sẽ diễn ra ngày thứ Năm 9/8.

Bà Cốc Khai Lai cùng trợ lý, Trương Hiểu Quân, gần như chắc chắn sẽ bị buộc tội giết ông Neil Heywood, khi bà ra tòa ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy.

‘Nhận tội’

Tờ báo South China Morning Post hôm 7/8 dẫn lời một công tố viên giấu tên nói bà Cốc đã nhận tội giết người và “các tội kinh tế” trong thời gian bị giam giữ.

Mặc dù vậy, bà chỉ bị chính thức cáo buộc tội đầu độc ông Neil Heywood.

Theo tờ báo ở Hong Kong, đây có thể là chỉ dấu chính quyền chưa định truy tố chồng bà vì tội tham nhũng.

“Nếu bà Cốc không bị tội kinh tế, họ Bạc sẽ không gặp vấn đề quá lớn.”

“Giới chóp bu muốn có kết liễu nhanh chóng và đơn giản,” luật sư Pu Zhiqiang ở Bắc Kinh nói.

Trong khi đó, Yu Hui, một luật sư, nói với báo Financial Times: “Câu hỏi chính là phán quyết có nhắc Bạc Hy Lai hay không.”

Số phận Bạc Hy Lai

Các phân tích gia nói mức án – cũng như số phận của chính ông Bạc Hy Lai – phụ thuộc vào cuộc thương lượng đang diễn ra trong giới lãnh đạo chóp bu.

“Phiên tòa này, dù kết quả và tranh luận có thế nào chăng nữa, cũng sẽ chỉ là màn kịch sân khấu,” theo lời Perry Link, giáo sư danh dự Đại học Princeton.

Một trong những mục tiêu chính của phiên xử bà Cốc là tập trung vào cáo buộc giết người, chứ không nhắm cáo buộc tham nhũng lớn hơn mà có thể gây mất uy tín cho Đảng Cộng sản.

“Khá rõ là khi đã thuộc vào giới tinh hoa cầm quyền ở Trung Quốc, người ta có thể rất giàu có. Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai chỉ là một ví dụ,” giáo sư Perry Link nhận xét.

Bắc Kinh cũng sẽ nỗ lực tuyên truyền để thuyết phục người dân trong nước rằng phiên xử diễn ra công bằng và để cộng đồng quốc tế tin thủ phạm giết người nước ngoài phải đền tội.

“Phiên tòa này, dù kết quả và tranh luận có thế nào chăng nữa, cũng sẽ chỉ là màn kịch sân khấu.”

Perry Link, giáo sư danh dự Đại học Princeton

Xem chi tiết…

Hãy cám ơn Trung Quốc

Trung Quốc tung tiền bạc ra viện trợ cho rất nhiều quốc gia nghèo, đặc biệt ở châu Phi và châu Á

Trong mấy năm vừa qua, một trong những quốc gia được thế giới chú ý nhiều nhất chắc chắn là Trung Quốc. Ở Trung Quốc, có hai vấn đề được chú ý nhất: sự phát triển và âm mưu bành trướng.

Sự phát triển của Trung Quốc bao gồm hai khía cạnh chính: tích cực và tiêu cực.

Tích cực: đó là tốc độ phát triển cao và khá ổn định trong suốt cả hai chục năm khiến Trung Quốc, từ một nước nghèo và lạc hậu đã trở thành quốc gia có tổng lượng sản xuất thuộc loại cao nhất thế giới, hơn nữa, còn có triển vọng vượt Mỹ để trở thành quốc gia giàu có nhất thế giới trong một hai thập niên sắp tới.

Tiêu cực: để có sự phát triển ấy, Trung Quốc phải trả nhiều giá rất đắt: một, nạn tham nhũng hoành hành khắp nơi; hai, khoảng cách giàu nghèo, đặc biệt giữa thành thị và nong thôn, giữa cán bộ đảng viên và thường dân càng ngày càng lớn; ba, nạn ô nhiễm môi trường đến mức khủng khiếp không những là nguy cơ cho sức khỏe của dân chúng mà còn là một hiểm họa có tính toàn cầu; bốn, sự suy thoái trầm trọng về đạo đức, trong đó nổi bật nhất là nạn vô cảm: sống, người ta chỉ biết chạy theo tiền, bất chấp mọi thủ đoạn và những đau khổ gây ra cho người khác; năm, nạn làm hàng giả, hàng nhái, hàng chứa đầy những độc tố giết người, và nạn ăn cắp bản quyền trí tuệ của người khác đến mức không còn kiểm soát được nữa; và sáu, quan trọng nhất, khác với hầu hết các nước phát triển khác, Trung Quốc vẫn là một quốc gia độc đảng và độc tài.

Gần đây, khía cạnh thứ hai được chú ý nhiều nhất, thường chiếm trang đầu của những tờ báo lớn: âm mưu bành trướng của Trung Quốc.

Trước, trong giai đoạn đầu để phát triển, Trung Quốc chủ trương che giấu hết nanh vuốt, chỉ tập trung vào chuyện làm ăn buôn bán. Bây giờ, có vẻ như đã tự tin, Trung Quốc bắt đầu muốn chứng tỏ với cả thế giới mình là một siêu cường số một nếu không phải của cả thế giới thì ít nhất cũng ở châu Á. Có vẻ như họ đã quyết định chuyển sang giai đoạn thứ hai: vừa phát triển vừa bành trướng.

Bành trướng trên cả ba phương diện:

Thứ nhất, về văn hóa, họ thành lập hàng trăm Viện Khổng Tử trên khắp thế giới, giúp đỡ các trung tâm văn hóa và giáo dục khắp nơi trong việc dạy tiếng Hoa, tổ chức vô số các cuộc triển lãm và trình diễn nghệ thuật để quảng bá hình ảnh một nước Trung Quốc có truyền thống văn hóa rực rỡ và hiếu hòa lâu đời. Họ cũng mua nhiều cơ sở truyền thông lớn hoặc mua chuộc nhiều ký giả Tây phương để giúp họ trong việc chinh phục tình cảm của dân chúng thế giới.

Thứ hai, về chính trị, họ tung tiền bạc ra viện trợ cho rất nhiều quốc gia nghèo, đặc biệt ở châu Phi và châu Á, để tranh thủ sự ủng hộ của các nước ấy trong ván cờ chính trị toàn cầu trong tương lai.

Cuối cùng, thứ ba, về lãnh thổ và lãnh hải, họ ra sức giành và lấn đất cũng như biển của các nước láng giềng. Với Nhật Bản, họ đưa tàu bè đến khiêu khích ở vùng đảo Senkaku/Điếu Ngư. Với Philippines, họ gây hấn ở bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham đến mức có thể làm bùng nổ các cuộc xung đột vũ trang. Với Hàn Quốc, họ giành chủ quyền trên đảo đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu (cách đảo Marado của Hàn Quốc 149 cây số, trong khi nó cách hòn đảo gần nhất thuộc Trung Quốc, đảo Đồng Đảo, đến 247 cây số.) Với Việt Nam, Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa và hăm he giành cả quần đảo Trường Sa vốn được cả Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei cùng tuyên bố chủ quyền. Nhưng nổi bật nhất là chính sách con đường chín đoạn (hay đường lưỡi bò, đường chữ U – Trung Quốc gọi là “cửu đoạn tuyến”) bao phủ toàn bộ bốn nhóm quần đảo và các bãi đá ngầm trên Biển Đông (Hoàng Sa, Trường Sa, Đông Sa và bãi Macclesfield) chiếm khoảng 75% diện tích mặt biển (25% còn lại chia cho năm nước liên hệ: Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam!)

Xem chi tiết…

Bloggers tập trung trước tòa án Saigon

Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok

Phần âm thanh

Sáng nay, một số bloggers tụ tập trước tòa án Quận Một thành phố Hồ Chí Minh , mặc áo đen có in biểu tượng đòi trả tự do cho ba bloggers Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần Và Anhbasaigon mà theo lẽ hôm nay là phiên tòa xét xử họ nhưng bất thần có lịnh hoãn lại từ thứ Sáu tuần trước.

(Hình bên: Một số Bloggers đã tập trung trước Toà án TP HCM nêu câu hỏi tại sao hoãn xử các anh Điếu Cày, chị Tạ Phong Tần Và Anhbasaigon. Nguồn Danlambao)

*

 Tải xuống – download

Từ lúc 7 giờ 30 phút sáng nay một số bloggers tụ tập trước công viên đối diện tòa án trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa quận Một thành phố Hồ Chí Minh.

Hoãn xét xử do đề nghị của luật sư?

Một trong những người có mặt ở đây là linh mục Đinh Hữu Thoại , trình bày lý do:

Chúng tôi đi cùng với chị Dương Thị Tân,  vợ cũ của anh Điều Cày, còn người nhà của chi Tạ Phong Tần và của AnhBaSaigòn vì ở xa quá nên chúng tôi không liên lạc được.

Chúng tôi sáng hôm nay đi ra thứ nhất là để cho họ biết không phải muốn hoãn là hoãn, giam giữ người ta trái pháp luật bao nhiều tháng bao nhiêu năm không xét xử , hỏi  ông thẩm phán Vũ Phi Long xem lý do gì mà hoãn và hoãn đến bao giờ.

Ngoài chị Tân ra thì có cá nhân tôi, rồi linh mục Lê Ngọc Thanh, blogger Bùi Hằng, blogger Mẹ Nấm Nguyễn Hoàng Vi, một số bloggers mới tôi chưa quen tên lắm, tổng cộng khoảng trên mười người.

Xem chi tiết…

Khó khăn về nguồn vốn của dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đã giảm

(Hình trên:  Việt Nam hiện chỉ có nhà máy lọc dầu Dung Quất)
*
Kế hoạch của các nhà đầu tư Nhật Bản và Kuwait để xây nhà máy lọc dầu thứ nhì ở Việt Nam đã có tiến bộ hôm thứ ba với tin nói rằng chính phủ Việt Nam sẽ bảo lãnh một phần dự án này.
Hãng thông tấn tài chánh Dow Jones trích lời ông Đỗ Văn Hậu, Tổng Giám đốc Tập đoàn PetroVietnam, nói rằng chính phủ Việt Nam sẽ bảo lãnh cho một số nghĩa vụ tài chánh của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, nhưng không bảo lãnh cho những khoản tiền vay để thực hiện dự án này.

Đây là tin quan trọng đối với các nhà đầu tư quốc tế vốn có thái độ dè dặt đối với việc hùn vốn làm ăn với các công ty quốc doanh Việt Nam, trong đó có một số công ty có những khoản nợ rất lớn và khi làm như vậy họ gây phương hại cho khu vực ngân hàng ở Việt Nam.

Đây cũng là tin quan trọng cho các thị trường dầu lửa vì Việt Nam hiện chỉ có nhà máy lọc dầu Dung Quất và những trục trặc kỹ thuật liên tiếp ở nhà máy này đã có tác động lan tỏa trên các thị trường dầu thô và sản phẩm xăng dầu ở Á châu.

Trước đó, PetroVietnam cho biết kinh phí của dự án nhà máy lọc dầu nằm cách Hà Nội khoảng 180 kilo mét về hướng nam sẽ nằm ở mức từ 8 đến 10 tỉ đô la.

Trước đó trong ngày thứ ba, Idemitsu Kosan, công ty lọc dầu lớn hàng thứ 3 Nhật Bản, cho biết họ đang ở trong giai đoạn chót của cuộc thương lượng để đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.

Bản tin hôm thứ ba của Reuters trích lời ông Shunichi Kito, Giám đốc kế toán của Idemitsu cho biết nguồn vốn của dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, với công suất 200.000 thùng mỗi ngày, hầu như đã giải quyết xong. Ông Kito nói rằng “Chúng tôi đang ở trong giai đoạn chót. Không có vấn đề gì với Việt Nam và cuộc đàm phán không hề bị bế tắc.”

Trong dự án này, PetroViệt Nam có 25.1% phần hùn, trong khi công ty Idemitsu và Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait mỗi công ty có 35.1% phần hùn và 4,7% còn lại là do Công ty hóa chất Mitsui của Nhật Bản nắm giữ.

Nguồn: Reuters, Dow Jones

Hai tàu cá VN bị đâm chìm trên Biển Đông

Ngư dân Việt Nam

(Hình bên: Ngư dân Việt Nam gặp nhiều hiểm nguy khi đánh bắt trên biển)

*

Chỉ trong vòng ba ngày hai tàu cá Việt Nam đã liên tiếp bị đâm chìm khi đang đánh bắt trên Biển Đông trong khi thủ phạm gây nạn xong thì bỏ chạy, truyền thông trong nước cho biết.

Hiện tại giới chức đang khẩn trương tìm kiếm 8 ngư dân bị mất tích trên hai chiếc tàu chìm trong khi danh tính cũng như tung tích của các tàu thủ phạm này vẫn chưa xác định.

Vào lúc 5h hôm thứ Hai ngày 6/8, một tàu cá của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khi đang đánh bắt cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 238 hải lý về phía nam thì ‘bị một tàu chưa rõ tung tích đâm chìm’, Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết,

Tai nạn này đã làm cho tất cả 7 ngư dân trên tàu cá BV 95134 TS bao gồm thuyền trưởng mất tích.

Hiện tại Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm chính thức yêu cầu Indonesia hỗ trợ tìm kiếm và cứu hộ các ngư dân gặp nạn này, theo Thông tấn xã Việt Nam, trong lúc các lực lượng biên phòng và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đang tìm kiếm.

Có thể ‘tàu mình’?

Trước đó, vào khoảng 9h tối thứ Bảy ngày 4/8, một tàu cá của tỉnh Quảng Nam mang số hiệu QNa 02351 khi đang đánh bắt thì ‘bất ngờ bị một tàu vận tải gây tai nạn’ ở vùng biển cách bờ biển tỉnh Hà Tĩnh 12 hải lý, cũng theo Thông tấn xã Việt Nam.

Sau khi bị đâm thì chiếc tàu cá này bị chìm làm bốn ngư dân trên tàu rơi xuống biển trong khi ‘chiếc tàu gây tai nạn bỏ chạy’.

Khu vực tàu cá của tỉnh Quảng Nam gặp nạn thuộc vùng biển Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà của tỉnh Hà Tĩnh.

“Đối với ngư dân chúng tôi thì có thể xác định tàu lạ là tàu ở đâu, tàu như thế nào nhưng đối với chính phủ thì phải rõ ràng thì mới có thể nói được.”

Nguyễn Việt Thắng, chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam

Xem chi tiết…