Lưu trữ

Archive for 23/08/2012

Cuộc tắm rửa rất đáng ngờ

Theo thông báo của văn phòng trung ương đảng CS Việt Nam, trong tháng 7 và đầu tháng 8, 2012, bộ chính trị và ban bí thư trung ương sau khi  thực hiện một cuộc phê bình và tự phê bình «thẳng thắn, nghiêm túc và chặt chẽ», vừa triệu tập một cuộc hội nghị cán bộ toàn quốc với sự có mặt của 200 ủy viên ban chấp hành trung ương đảng, để phổ biến kinh nghiệm nóng hổi, nhằm thực hiện một cuộc phê bình rộng lớn hơn ở cấp tỉnh thành, noi theo gương và những kinh nghiệm của bộ chính trị và ban bí thư trung ương. Các ủy viên trung ương sẽ tham gia kiểm điểm với các đảng bộ tỉnh, thành và cơ quan trực thuộc.

Thông báo nói rõ vừa qua bộ chính trị đã để ra 12 ngày để phê bình và tự phê bình, từ tập thể đến từng cá nhân, và riêng việc tự phê bình và phê bình từng cá nhân đã làm trong 4 ngày, nghĩa là « rất kỹ lưỡng, rất cụ thể , không xuê xoa nể nang», «mỗi người ngiêm túc tự kiểm điểm và cầu thị tiếp thu» , sau khi ghi nhận các ý kiến, góp ý, nhận xét và chất vấn của mọi người.

Theo thông báo, cuộc kiểm điểm của bộ chính trị và ban bí thư vẫn chưa hoàn tất. Hiện nay đã có đến 25 vấn đề được nêu lên cần đi sâu làm rõ, giải đáp, giải quyết cho xong xuôi, để đi đến bản kết luận cuối cùng, xem xét trách nhiệm của tập thể và cá nhân, nếu cần thì có thể có những quyết định về hình thức kỷ luật và những thuyên chuyển , thay đổi cần thiết về nhân sự. Tất cả nội dung cuộc phê bình và tự phê bình kỳ này khi hoàn thành sẽ được tổng hợp, trình bày trước cuộc họp Ban chấp hành trung ương đảng lần thứ 6 (kỳ XI)  sắp đến.

Nếu như thông báo trên đây là chân thật, thì thật là một tin vui cho đảng CS Việt Nam, một tín hiệu đáng mừng cho đất nước, cho toàn dân, vì cơ quan lãnh đạo cao nhất đã trải qua một cuộc tắm rửa vệ sinh tập thể và cá nhân đến nơi đến chốn, mỗi người tự mình kỳ cọ toàn cơ thể, còn để bè bạn kỳ cọ kỹ càng hơn, tẩy rửa cáu ghét nhơ bẩn lưu cữu lâu ngày, bôi thuốc tốt vào những ung nhọt nếu có.

Có gì đáng mừng hơn là bộ chính trị và ban bí thư sẽ trình diện tại hội nghị 6 một tập thể hơn 20 vị sạch sẽ, trong sạch, lương thiện và tài năng, ngang tầm với yêu cầu của lịch sử, có khả năng đương đầu với quân xâm lược bành trướng và có khả năng xây dựng xã hội phát triển, bình đẳng, dân chủ và hạnh phúc.
Xem chi tiết…

Đã đến lúc phải ít đối thoại dông dài với Trung Quốc

Thanh Quang, phóng viên RFA

Phần âm thanh

Theo bài báo trong The Wall Street Journal (số hôm thứ Hai 08/13/12) với tựa đề tạm hiểu “Đã đến lúc phải ít đối thoại dông dài với Trung Quốc”

(Hình bên:  Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thảo luận với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Mexico (06/19/2012). AFP)

*

Việc Hoa Kỳ lệ thuộc vào đối thoại với Trung Quốc  – từ họp thượng đỉnh, đối thoại thường niên về chiến lược và kinh tế cho tới trao đổi quân sự cấp cao – đã không đi tới đâu, bởi vì đó chỉ là tiến trình đối thoại một chiều, không thiết thực và có thể dẫn tới nhiều hiểu lầm. Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, GS Nguyễn Mạnh Hùng thuộc đại học George Mason, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, trước hết nhận xét:

Đối thoại không kết quả nhưng cần thiết

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi không nghĩ đó là việc đối thoại một chiều. Trước hết Mỹ không lệ thuộc vào kế hoạch đối thoại với TQ. Họ đối thoại chứ họ không có kế hoạch đối thoại. Đối thoại trước hết không bắt buộc phải đưa đến kết quả, mà là để tìm hiểu và cho nhau biết rõ lập trường và điều đòi hỏi của mình, ít nhất để tránh hiểu lầm có thể đưa đến những tính toán sai lầm và những hậu quả tai hại. Đó là lý do tại sao có những hội nghị thượng đỉnh, nhất là trong giai đoạn chiến tranh lạnh, giữa Nga và Mỹ. Bây giờ, tình trạng căng thẳng giữa TQ và Mỹ thì cần có những cuộc đối thoại như vậy.

Đối thoại trước hết không bắt buộc phải đưa đến kết quả, mà là để tìm hiểu và cho nhau biết rõ lập trường và điều đòi hỏi của mình, ít nhất để tránh hiểu lầm có thể đưa đến những tính toán sai lầm và những hậu quả tai hại.

GS Nguyễn Mạnh Hùng

Thanh Quang: Thưa giáo sư, vẫn theo bài báo thì thực ra Bắc Kinh hiểu rõ Washington muốn nói gì nhưng cố tình làm ngơ, không đáp ứng,

Tàu USNS Impeccable của Hoa Kỳ thăm dò đại dương, không trang bị vũ khí bị 5 tàu Trung Quốc đến gần sát, khiêu khích hôm Chủ nhật 8-3-2009. AFP
(Hình bên:  Tàu USNS Impeccable của Hoa Kỳ thăm dò đại dương, không trang bị vũ khí bị5 tàu Trung Quốc đến gần sát, khiêu khích hôm Chủ nhật 8-3-2009. AFP)
*

mà nhất là hơn một thập niên đối thoại về quân sự đã không ngăn chận được việc TQ không ngừng gia tăng ngân sách quốc phòng, hay phát triển những phương tiện quân sự nhằm tấn công quân đội Mỹ. Giáo sư có ý kiến gì về nhận xét này ?GS Nguyễn Mạnh Hùng:Nói là nhằm tấn công Mỹ là một nhận xét phiến diện, bởi vì nhiều chiến lược gia TQ và các học giả của họ trong nhiều cuộc hội thảo gần đây, nhất là trong tháng Sáu vừa qua đều cho rằng nếu TQ đánh nhau với Mỹ lúc này là chỉ rước lấy cái thua thôi.

Còn về việc TQ tăng cường ngân sách quốc phòng thì là một cường quốc đang lên, họ tăng ngân sách quốc phòng là điều tự nhiên rồi.

Chuyện này Mỹ đã biết từ lâu, từ khi ông Đặng Tiểu Bình nói là TQ cần có 4 hiện đại, nhưng vì lúc ấy đang cần hiện đại kinh tế cho nên quân sự phải chậm lại. Rồi đến thời ông Giang Trạch Dân, kinh tế TQ phát triển thì họ phát triển quân sự, điều này là tự nhiên rồi. Còn khả năng hiện tại của TQ hiện nay thì chỉ có tính cách khu vực. TQ muốn là nước độc tôn ở Á Châu. Họ tăng cường ngân sách quốc phòng là để đe doạ những nước nhỏ và kiềm chế sự can thiệp của Mỹ, mà tốt nhất là họ muốn tạo một thế lực khiến cho Mỹ ngại không muốn can thiệp vì sợ tốn kém. Đó là chính sách của Bắc Kinh.

Xem chi tiết…

Quang cảnh thị trường sau vụ Bầu Kiên

HOSE

(Hình bên:  Chứng khoán vẫn đỏ sàn HOSE, phản ánh quan ngại vẫn tồn tại của thị trường.)

*

Tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt tạo những phản ứng rõ rệt lên thị trường tài chính Việt Nam cũng như giới quan sát thế giới.

Thị trường Việt Nam trong đó có chứng khoán, vàng và tỉ giá tiền đồng có những biến động mạnh mẽ trước tin vị Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB bị bắt tạm giam ngày 20/8 để phục vụ công tác điều tra những sai phạm trong kinh doanh.

Ngày 22/8, tỉ giá tiền đồng tăng mạnh nhất kể từ năm 2010 trước tâm lí lo ngại các ngân hàng sẽ tích trữ tiền mặt để bù đắp lại nhu cầu rút tiền của khách hàng.

Tỉ giá đồng tiền Việt Nam đang ở mức 20,853 đổi một đôla tính đến 5:20 giờ Hà Nội, so với 20,845 ngày hôm qua.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục giữ mức tham khảo là 20,828, không đổi từ tháng 12 năm ngoái.

Ngân hàng Nhà nước trong ngày 22/8 đã bơm thêm vào hệ thống tài chính 13 nghìn tỷ đồng, khoản vay lớn nhất trong vòng bảy ngày trong năm nay.

Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình phát biểu trong buổi họp ngày 21/8 rằng Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng để giảm nhẹ ảnh hưởng tâm lý thị trường sau vụ Bầu Kiên.

Lãi suất tiền gửi qua đêm liên ngân hàng tăng 198 điểm cơ bản lên 5,66%; ở mức cao nhất kể từ tháng Sáu và là bước tăng lớn kể từ tháng 12 năm 2010, theo số liệu thống kê của các ngân hàng.

Lợi tức của trái phiếu chuẩn 5 năm tăng 10 điểm cơ bản, (0,1%) lên 9,72%; mức cao nhất kể từ giữa tháng Bảy.

“Sự thiếu minh bạch khiến thị trường có tâm lý ‘tiền trảm hậu tấu”

Edwin Gutierrez, quản lý của Aberdeen Asset Management

“Lợi tức tăng vì tình hình thanh khoản” ông Nguyên Tấn Thăng, giám đốc đầu tư của Công Ty chứng khoán Hồ Chí Minh cho biết.”

“Các ngân hàng đơn giản là không mua vào”, ông Thăng nói.

Giá vàng trong nước nhảy trên mức 43 triệu đồng/lượng trong ngày 21/8 nhưng sau đó đã giảm xuống mốc 42,62 triệu trong ngày 22/8.

VN-Index trong ngày 22/8 giảm 1,59% xuống mức 410,89 điểm.

Tình hình sàn chứng khoán vẫn tiếp tục phản ánh tâm lý lo ngại của thị trường mặc dù trong ngày 22/8 đã có nhiều lệnh mua hơn.

Sàn HOSE tụt xuống mức -5,95 tức -1,43% sau phiên giao dịch cuối trong ngày 22/8.

Xem chi tiết…

Hàng ngàn người Trung Quốc bị cưỡng bức vào viện tâm thần

Phúc trình nói rằng hệ thống này được nhà nước Trung Quốc vận dụng để giam giữ các nhà tranh đấu, các nhà bất đồng chính kiến, và những người bị coi là các phần tử gây rối
Một phúc trình mới đây cho hay mỗi năm có hàng ngàn người Trung Quốc bị đưa vào các viện tâm thần mà không theo ý nguyện của họ, thường là do bị trừng phạt hay vì những lý do chính trị.

Nhóm mang tiên Các nhà Bênh vực cho Nhân quyền Trung Quốc nói rằng những người bị giam giữ vì bị quy cho là mắc bệnh tâm thần thường bị ép buộc dùng các loại thuốc, chịu bạo lực, và những hình thức ngược đãi khác như chích điện.

Nhóm này nói nhiều người không có một dấu hiệu rõ ràng nào bị tâm thần.

Tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Trung Quốc này nói rằng công dân Trung Quốc có thể “tự biến mất” trong những khoảng thời gian vô hạn định “tùy vào mức độ biểu hiện hoặc bị cáo buộc về những rối loạn tâm lý bởi gia đình, chủ thuê lao động, công an hoặc các giới hữu trách.

Phúc trình nói rằng hệ thống này được các giới chức nhà nước vận dụng để giam giữ các nhà tranh đấu, các nhà bất đồng chính kiến, và những người bị coi là các phần tử gây rối, đồng thời cũng bị lạm dụng bởi những cá nhân giàu có muốn loại bỏ những thành phần chống đối.

Hệ lụy chính trị của việc bắt Bầu Kiên?

Stephen Norris

Chuyên gia phân tích – Control Risks Group

Nguyễn Đức Kiên phát biểu tại một cuộc họp về bóng đá ở Hà Nội

(Hình trên:  Vụ bắt ông Kiên có thể là cây gậy buộc Thủ tướng chia quyền?)

*

Hiện vẫn còn sớm để đưa ra kết luận rõ ràng nào về chuyện có động cơ chính trị nào đằng sau vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên dựa vào những thông tin ít ỏi đang được cung cấp nhỏ giọt.

Nếu chúng ta nhìn vào tiểu sử của ông, hay những gì chúng ta biết về tiểu sử đó, ông Kiên không phải là người xa lạ với các tranh cãi.

Ông đã bị cáo buộc về những vụ làm ăn mờ ám trong quá khứ và đã bất đồng với nhiều cá nhân và tổ chức có quyền lực.

Do vậy có khả năng ông Kiên đã chọc vào ai đó có quan hệ ở cấp cao và vụ này không liên quan trực tiếp tới chính trị hay quan hệ của ông với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Mặc dù vậy, các cáo buộc hiện tại có vẻ khá nhẹ và cách bắt giữ ông khá đáng ngạc nhiên và bởi vậy cách giải thích hợp lý hơn có thể là ông Kiên là nạn nhân của cố gắng nhằm làm suy yếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Kiên có liên hệ với Thủ tướng và một số nguồn nói rằng ông là một trong số những người giàu có nằm ngoài chính phủ làm ăn với các cộng sự của Thủ tướng trong nhiều dự án lớn, kể cả một số dự án gây tranh cãi, bao gồm cả các hoạt động sáp nhập trong ngành ngân hàng.

Người ta cũng đồn rằng vụ bắt giữ ông đã được giữ bí mật tới phút chót và một phần của bộ máy an ninh và các bộ trưởng nội các có quan hệ với Thủ tướng đã không được thông báo nhằm tránh sự can thiệp vào quá trình bắt giữ.

“Các đối thủ của ông có lẽ không đủ số đông trong Bộ Chính trị để buộc ông ra đi hoặc không có người sẵn sàng thay thế.”

Nếu đúng vậy, người thông qua vụ bắt giữ có lẽ muốn đạt được hai mục tiêu:

1. Tìm thấy tì vết của ông Kiên có liên quan tới Thủ tướng hay gia đình ông và dùng nó để hạ uy tín của ông Dũng, vốn đã bị hoen ố sau vụ scandal Vinashin và hoạt động yếu kém của khu vực doanh nghiệp nhà nước nói chung. Nếu các đối thủ có thể biến ông Dũng thành biểu tượng của tham nhũng, họ có thể toan đẩy ông khỏi ghế thủ tướng và lấy lại tính chính danh đã hoen ố của Đảng Cộng sản trong việc chống tham nhũng.

2. Ngăn cản những nhân vật giàu có từ khu vực tư – và thậm chí cả chính trị gia – có liên hệ với ông Dũng bằng cách cho thấy rủi ro của mối quan hệ và như thế giảm được quyền lực và ảnh hưởng của ông Dũng.

Trong tình huống này, vụ bắt ông Kiên có thể được xem là diễn biến mới nhất trong cuộc tranh giành quyền lực giữa Thủ tướng Dũng và các đối thủ đứng đầu Đảng Cộng sản, một cuộc chiến mà việc dùng các cuộc điều tra tham nhũng để loại bỏ đồng minh của đối phương và sử dụng truyền thông nội địa một cách chiến thuật là chuyện không có gì xa lạ.

Xem chi tiết…