Lưu trữ

Archive for 22/08/2012

Báo Thanh Niên ‘không PR cho Bầu Kiên’

Ông Nguyễn Đức Kiên

(Hình trên: Ông Nguyễn Đức Kiên cho tới trước khi bị bắt vài tiếng còn trả lời phỏng vấn báo đài.)

*

Trong một động thái bất ngờ, báo Thanh Niên đăng bố cáobác bỏ cáo buộc tờ báo này cùng một số phương tiện truyền thông khác đã đăng bài ‘PR’ cho ông Nguyễn Đức Kiên, còn được biết với cái tên Bầu Kiên.

Bố cáo đăng cuối giờ trưa thứ Tư 22/8 trên Thanh Niên ấn bản điện tử ghi: “Gần đây trên một số trang mạng cho rằng một số tờ báo trong đó có cả Thanh Niên, đã đăng tải các bài viết ‘nhằm tô son, trát phấn’ cho các ông Trầm Bê và Bầu Kiên”.

“Thanh Niên xin thông báo cùng bạn đọc: những thông tin (liên quan đến Thanh Niên) này là hoàn toàn bịa đặt.”

“Thanh Niên khẳng định trong suốt thời gian qua không đăng bất cứ một bài viết nào về các nhân vật được đề cập.”

Nội dung thông báo ngắn gọn nhưng lập tức thu hút chú ý của độc giả vì nó liên quan tới vụ bắt giữ chấn động dư luận mấy ngày nay.

Đồng thời, người ta không khỏi đặt ra các câu hỏi, như “một số trang mạng” đăng cáo buộc trên là trang mạng nào; và tại sao lại xuất hiện tên một ‘đại gia’ khác – ông Trầm Bê, bên cạnh ông Bầu Kiên…

Trên một vài trang mạng tạm được gọi là ‘lề trái’, tức đăng không tin không chính thống, điển hình là blog Quan làm báo bị chặn tường lửa ở Việt Nam, vừa rồi có bài viết cáo buộc một cựu tổng biên tập của báo Thanh Niên làm cố vấn cho ông Nguyễn Đức Kiên và báo này cùng một chục tờ báo khác tham gia ‘đợt PR’ cho Bầu Kiên.

Trước khi ông Kiên bị bắt chiều thứ Hai 20/8, với tư cách Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) và Chủ tịch CLB Bóng đá Hà Nội ACB, ông còn trả lời phỏng vấn một số báo về các vấn đề phát triển bóng đá Việt Nam, đặc biệt là trong V-League.

Một số báo đã đăng phỏng vấn này, nhưng đã gỡ bỏ đường link tới bài tiếp khi có thông tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt.

Xem chi tiết…

Thủ tướng lên tiếng sau vụ Bầu Kiên

Thủ tướng Nguyễ́n Tấn Dũng

(Hình bên: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng)

*

Lần đầu tiên sau vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên, còn gọi là Bầu Kiên, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã lên tiếng nói về điều mà ông gọi là ‘các hành vi vi phạm pháp luật’ trong lĩnh vực ngân hàng.

Tại phiên họp 18 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng mà ông đồng chủ trì tại Hà Nội chiều thứ Tư 22/8, ông Dũng đã biểu dương Tổng cục Cảnh sát thuộc Bộ Công an.

Website của Chính phủ Việt Nam khi tường thuật về phiên họp cho hay ông thủ tướng khen ngợi cơ quan chức năng “đã nghiêm túc chấp hành sự chỉ đạo của Chính phủ; đã khởi tố, điều tra để đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định hoạt động ngân hàng”.

Bài tường thuật thoạt đầu được đặt tựa đề: “Vụ án Bầu Kiên: Thủ tướng yêu cầu điều tra xử lý nghiêm minh bất kỳ đó là ai”, khiến người đọc hiểu ông thủ tướng đã nói về vụ bắt giữ gây xôn xao dư luận.

Tuy nhiên tựa đề này nhanh chóng được sửa thành “Về tội phạm thâu tóm ngân hàng: Thủ tướng yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm minh bất kỳ đó là ai”.

Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt chiều 20/8 để điều tra về cáo buộc ‘Kinh doanh trái phép’, theo Điều 159 Bộ Luật Hình sự.

Qua việc sửa tựa đề bài viết, ban biên tập dường như không muốn trực tiếp đề cập vụ Bầu Kiên cũng như gây cảm tưởng có liên quan giữ vụ Nguyễn Đức Kiên và nghi vấn “thâu tóm ngân hàng”.

“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo khẩn trương điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh… tất cả những người, bất cứ ai có hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch… an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng trong cả nước.”

Website Chính phủ

Bài tường thuật cho biết thêm: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo khẩn trương điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh theo pháp luật tất cả những người, bất cứ ai có hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng trong cả nước”.

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Tức

Bà con An Giang khiếu kiện tập thể trên đường Võ Thị Sáu

Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok

Phần âm thanh

Sáng nay hơn năm chục hộ dân từ tỉnh An Giang kéo nhau lên Phòng Thanh Tra Chính Phủ số 210 đường Võ Thị Sáu thành phố Hồ Chí Minh, để khiếu kiện tập thể về vụ đất canh tác của họ bị trưng thu từ năm 2008 mà không được giải quyết

(Hình bên:  Hàng trăm dân oan ở Hố Nai, tỉnh Đồng Nai đã kéo về một trụ sở thanh tra chính phủ ở đường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp. HCM năm 2009 (ảnh minh hoạ). Courtesy Vietcatholic)

*

 Tải xuống – download

Huyện thì bỏ lơ, tỉnh thì không tiếp

Đó là một số hộ dân tại ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ An huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, có đất bị trưng thu đã bốn năm nay.

Vì thế sáng nay các hộ dân này kéo nhau lên Phòng Thanh Tra Chính Phủ trên đường Võ Thị Sáu, thành phố Hồ Chí Minh, gọi là để tiếp tục khiếu nại lên cấp cao hơn.

Tuy nhiên không một ai ở phòng tiếp dân ra nhận đơn hay nói chuyện với bà con. Ông Điền, đại diện nhóm khiếu kiện đất đai mấy chục người này, cho biết:

Dân bức xúc quá mới đem đơn đến ủy ban tỉnh thì ủy ban tỉnh cũng ngó lơ, rồi hôm nay dân kéo lên văn phòng chính phủ tại Võ Thị Sáu nhưng mà văn phòng chính phủ đuổi xô và không cho dân vào, biểu về tỉnh để tỉnh giải quyết. Mà về tỉnh thì tỉnh không giải quyết. Chỉ biết đứng đây chứ đâu biết làm sao nữa giờ, đi vô trong đó thì gác cổng đuổi, đưa lực lượng công an tới để trán áp là không cho vô.

Vụ khiếu kiện kéo dài bốn năm mà không được giải quyết thỏa đáng vì nhiều lý do mà dân nói là không công minh về phía chính quyền địa phương.

Ngày 14-3-2012, Dân Oan từ các Tỉnh Tiền Giang kéo đến văn phòng chính phủ đại diện phía Nam, 210 Võ Thị Sáu - Sài Gòn, khiếu kiện nhà đất . (ảnh minh họa)
(Hình bên:  Ngày 14-3-2012, Dân Oan từ các Tỉnh Tiền Giang kéo đến văn phòng chính phủ đại diện phía Nam, 210 Võ Thị Sáu – Sài Gòn, khiếu kiện nhà đất . (ảnh minh họa)
*

Thay mặt bà con đứng trước đường Võ Thị Sáu, ông Điền trình bày chi tiết sự việc là bốn năm trước, ngày 20 tháng Mười Một năm 2008, Ủy Ban huyện Chợ Mới ra quyết định thu hồi đất của một số hộ dân ở ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Thế nhưng đến giữa năm 2009 người dân mới nhận được quyết định thu hồi và hỗ trợ đền bù. Điều này có nghĩa là từ ngày ra quyết định cho đến sáu tháng sau dân mới nhận được, trong lúc huyện đã áp dụng chế độ đến bù sai trái:

Quá bức xúc trước mức đền bù và hỗ trợ quá thấp rồi dân mới khiếu nại. Đơn khiếu nại thì huyện bỏ lơ không giải quyết và tỉnh cũng bỏ lơ không giải quyết.

Ngày 1 tháng Một năm 2009 là quyết định số 45 của ủy ban nhân dân tỉnh có hiệu lực thi hành nhưng mà huyện vẫn sử dụng quyết định số 3500 mà tính đến ngày 1 tháng Một 2009 là đã hết hiệu lực thi hành.

Quá bức xúc trước mức đền bù và hỗ trợ quá thấp rồi dân mới khiếu nại. Đơn khiếu nại thì huyện bỏ lơ không giải quyết và tỉnh cũng bỏ lơ không giải quyết.

Đến năm 2010, khi nghị định 69 của chính phủ có hiệu lực thi hành thì chính quyền địa phương huyện Chợ Mới lại mời các hộ dân lên để báo là sẽ đến bù và hỗ trợ dân có đất bị trưng thu theo quyết định số 45 của tỉnh:

Mà trong khi đó nếu dân nhận tiền thì tiền đền bù hỗ trợ đó không mua được đất mới để tái định cư và tái sản xuất. Từ năm 2008 đến nay là dân chúng tôi khốn đốn vì không được sản xuất tại vì một hai ngày là ủy ban huyện đưa ra thông báo là bà con không nên xuống giống không nên canh tác trên những mảnh đất đó.

Xem chi tiết…

Hãy gọi đối thủ là đối thủ

(Hình bên:  Hải quân Trung Quốc diễu hành tại trung tâm đào tạo ở Thanh Đảo trong tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc.)

*

Nhan đề bài viết này được mô phỏng từ một bài viết của James Randy Forbes, Dân biểu vùng Virginia ở Mỹ, trên báo The Diplomat ngày 7 tháng 6, 2012: “ Hãy thừa nhận Trung Quốc là một đối thủ” (Admit it, China is a competitor).

Quan điểm của Randy Forbes có thể được tóm tắt như sau: Lâu nay Trung Quốc đang cạnh tranh ráo riết với Mỹ trên rất nhiều phương diện, đặc biệt trong hai lãnh vực chính trị và quân sự, thế nhưng chính phủ Mỹ lại thường xuyên né tránh việc đề cập đến những khả năng cạnh tranh ấy, ít nhất một cách công khai, trên các diễn đàn công cộng. Trong các văn bản chính thức về chiến lược quân sự trên mặt biển của Bộ Quốc Phòng cũng như của lực lượng Hải quân, người ta đều không nhắc đến tên Trung Quốc. Trong các cuộc họp hành hay hội nghị, từ cấp trung đên cấp cao, từ giới hành chính đến giới nghiên cứu, người ta cũng ngại ngùng trong việc nêu tên Trung Quốc. Khi, một cách bất đắc dĩ, phải nhắc, người ta nhắc bằng một thứ ngôn ngữ ngoại giao vòng vo và khéo léo để làm mờ và làm nhẹ vấn đề đi.

Tại sao?

Forbes nêu lên hai lý do chính mà ông thường nghe nhất:

Thứ nhất, việc đề cập khả năng cạnh tranh của Trung Quốc có thể gợi lại tâm thức Chiến tranh lạnh (Cold War mentality) vốn kéo dài từ thời đệ nhị thế chiến cho đến đầu thập niên 1990, lúc chế độ cộng sản sụp đổ hoàn toàn ở Nga và Đông Âu.

Thứ hai, nó dễ bị hiểu là một sự khiêu khích đối với Trung Quốc, từ đó, xô đẩy Trung Quốc ra xa và cũng thúc đẩy Trung Quốc tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang như thời Chiến tranh lạnh, một điều không ai muốn cả.

Randy Forbes bác bỏ cả hai ý kiến ấy. Thứ nhất, dù cách hành xử của Mỹ và Trung Quốc thế nào thì người ta cũng không thể quay trở lại cuộc Chiến tranh lạnh trước đây. Lý do là, một, giữa hai nước không còn những mâu thuẫn về ý thức hệ nữa; hai, hai nước càng ngày càng có những quan hệ chặt chẽ về thương mại. Cả hai đều cần nhau. Nhưng sự cần nhau ấy không loại trừ khả năng cạnh tranh về kinh tế, địa lý và các vùng chiến lược. Thứ hai, không nên sợ khiêu khích vì, trên thực tế, Trung Quốc đã và đang cạnh tranh gay gắt với Mỹ. Hơn nữa, họ còn công khai hóa cuộc cạnh tranh ấy trên nhiều diễn đàn, ngay cả trong các văn kiện phát triển quốc phòng của họ. Như vậy, Mỹ không cần né tránh nữa. Né tránh cũng vô ích: Nó đã là hiện thực. Hơn nữa, đó là một chọn lựa nguy hiểm:  Cách tốt nhất để tránh những xung đột lớn là tích cực chuẩn bị. Muốn chuẩn bị tốt, cần phải thảo luận công khai với Quốc Hội và với dân chúng Mỹ.

Đọc bài viết ấy, tôi không thể không nghĩ đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, ở đó, cũng có rất nhiều nghịch lý: Một mặt, về phía Trung Quốc, từ ngôn ngữ đến hành động, người ta luôn luôn tỏ ra thù nghịch với Việt Nam; mặt khác, về phía Việt Nam, ngược lại, người ta lúc nào cũng tỏ ra mềm mỏng và ngọt ngào, lúc nào cũng là “bạn”, là “hai nước anh em”, là “đối tác chiến lược”, là “láng giềng tốt”, v.v.

Tại sao?
Xem chi tiết…

Truyền thông Mỹ-Trung tiếp tục tranh cãi về vấn đề Biển Đông

(Hình trên:  Ảnh chụp ngày 20/7/2012 cho thấy đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc gần Bãi đá Vĩnh Thử thuộc quần đảo Trường Sa. Ði kèm với đoàn tàu cá là tàu hộ tống có trọng tải 3.000 tấn, và một tàu làm công tác bảo vệ.)
*
Báo New York Times của Mỹ ngày 18/8 đăng bài xã luận nhan đề ‘ Vùng biển dậy sóng ở Châu Á’, tố cáo Trung Quốc đã gây quan ngại cho các nước láng giềng nhỏ hơn bằng sức mạnh kinh tế, và việc sử dụng các tàu hải quân lẫn thương mại gây ảnh hưởng tại Biển Đông.
Tờ báo này cho rằng Hoa Kỳ đã đúng khi bày tỏ quan ngại về các diễn tiến ở Biển Đông và phản đối các hành động khiêu khích của Trung Quốc với Việt Nam, Philippines, và cả Nhật Bản mà một ví dụ gần đây nhất là Bắc Kinh cho thành lập thành phố và khu cảnh bị Tam Sa tại khu vực có tranh chấp.

Tuy nhiên, phản đối của Hoa Kỳ đã bị truyền thông Trung Quốc đả kích bằng những ngôn từ mạnh mẽ, đề nghị Mỹ ‘câm mồm’ và chớ ‘nhúng mũi’ vào chuyện Biển Đông.

Đáp lại, bài xã luận của tờ New York Times nói Washington nên phớt lờ trước những cơn thịnh nộ ngoại giao như thế mà nên tiếp tục giữ quan điểm trung lập và tìm kiếm giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông.

Bài báo cho rằng không chỉ riêng Hoa Kỳ mà các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và Philippines, có thể đóng góp cho giải pháp hòa bình ấy bằng cách thông qua bộ quy tắc ứng xử Biển Đông.

Trong khi đó, nhật báo China Daily của Trung Quốc ngày 21/8 cho đăng bài chỉ trích các nhận định của Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông là vụng về. Bài báo nói dù Hoa Kỳ khẳng định không đứng về bên nào trong vấn đề Biển Đông nhưng giới quan sát Trung Quốc tin rằng Hoa Kỳ đã thiên vị chống lại Trung Quốc. Và vẫn theo bài viết, thái độ thiên vị của Washington mâu thuẫn với giải pháp dựa trên luật quốc tế cho vấn đề Biển Đông mà Hoa Kỳ đang cổ xúy.

Theo bài báo, các nước Châu Á đã khá quen thuộc với việc sống chung với các tranh chấp không được giải quyết hằng mấy thế kỷ nay. Cho nên, vẫn theo bài viết, Hoa Kỳ nên cố gắng giữ vững các lập trường dựa trên luật lệ mà họ đang rêu rao và đi theo một tiến trình công bằng cho tất cả các bên có tranh chấp và bị ảnh hưởng.

China Daily nói để làm được điều đó, Hoa Kỳ cần phải bảo vệ lập trường không thiên vị và tránh lặp lại những lời tuyên bố mà Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra với báo chí.

Nguồn: Reuters, Radio Australia

Chính quyền trấn an vụ bắt giữ Bầu Kiên

Ông Nguyễn Đức Kiên

Vụ bắt giữ Nguyễn Đức Kiên đã gây ra cú sốc lớn trên thị trường tài chính Việt Nam

Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có những tuyên bố đầu tiên về vụ bắt giữ ‘ông trùm ngân hàng’ Nguyễn Đức Kiên giữa bối cảnh các thị trường tài chính và chứng khoán xuất hiện dấu hiệu hỗn loạn.

Trước đó, vào đêm thứ Hai ngày 20/8, ông Kiên, vốn từng là phó chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu (ACB), đã bị tống đạt lệnh bắt tại nhà riêng ở Hà Nội.

Vào sáng ngày thứ Ba ngày 21/8, thị trường tài chính Việt Nam một lần nữa xôn xao trước thông tin đăng tải trên một số trang mạng rằng Tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải cũng bị bắt giữ.

Tuy nhiên thông tin này sau đó đã bị gỡ bỏ và báo chí trong nước đưa tin rằng ông Hải chỉ bị thẩm tra và ‘đang hợp tác tích cực với cơ quan điều tra’.

‘Không dính đến ACB’

Trong thông cáo được Thông tấn xã Việt Nam dẫn, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an thông báo họ bắt giữ ông Kiên để tạm giam thực hiện điều tra về tội ‘kinh doanh trái phép’ theo điều 159 Bộ Luật hình sự.

Cơ quan cảnh sát điều tra cho biết họ cũng ra quyết định khởi tố đối với ông Kiên.

Theo thông cáo này thì công an tiến hành điều tra ông Kiên vì có ‘đơn thư khiếu nại tố cáo vi phạm pháp luật’ đối với ông này.

Theo đó, ông Kiên bị tố cáo có vi phạm trong phạm vi ba công ty do ông làm chủ tịch Hội đồng quản trị là Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B, Công ty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội và Công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội.

Do đó, Bộ Công an khẳng định rằng việc bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên không có liên quan gì đến hoạt động của ông này tại Ngân hàng Á châu.

“Ông Nguyễn Đức Kiên không tham gia quản lý, điều hành Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu ACB,” thông cáo của Bộ Công an cho biết.

Thông cáo cũng cho biết quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Kiên là hoạt động bình thường của cơ quan điều tra Bộ Công an.

Đáng chú ý ngoài việc dẫn thông cáo trấn an trên của Bộ Công an vào trưa ngày 21/8, trước đó hãng thông tấn chính thức trực thuộc chính phủ Việt Nam này không hề đưa tin về vụ việc bắt giữ ông Kiên vốn đang làm chấn động nền kinh tế trong nước.

Xem chi tiết…