Lưu trữ

Archive for 15/01/2010

Tôi lên án “Vụ việc Đồng Chiêm” ở khía cạnh nào?

LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
Ở khía cạnh nào, thì tôi phải đắn đo suy nghĩ để biết rõ thực hư thế nào, phải trái ra sao? Nhưng dưới khía cạnh thuần túy đức tin của người công giáo, tôi hoàn toàn lên án “Vụ việc Đồng Chiêm”.

Vì sao?

Trước khi tôi trả lời, xin Quý Vị hãy đọc những trích đoạn sau đây của tôi.

1. Trích đoạn 1: Thứ tư, 06 tháng 01 năm 2010 — Vietnam: Nouvelle agression policière dans une paroisse de Hanoi — ROME, Mercredi 6 Janvier 2010 (ZENIT.org) – L’opération de police visant à la destruction de la croix aurait débuté dans la nuit vers 3 h 00 du matin / (Source: http://zenit.org/article-23119?l=french) Dịch bản tin Zenit tiếng Pháp đăng ngày thứ tư, 06 tháng 01 năm 2010:

VIỆT NAM: VỤ TẤN CÔNG MỚI CỦA CẢNH SÁT VÀO MỘT GIÁO XỨ Ở HÀ NỘI
ROMA, Thứ tư 06 Thánh Giêng 2010 (ZENIT.org) – Hoạt động tác chiến (opération: xem Từ Điển Pháp Việt, Lê Khả Kế, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội – 1997, trang 999: sự tác chiến) của cảnh sát nhằm huỷ diệt cây thập giá (destruction: xem Từ Điển Pháp Việt, Lê Khả Kế, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội – 1997, trang 427: sự huỷ diệt) có thể đã bắt đầu trong đêm, vào lối 03 giờ sáng.)

Xem chi tiết…

Lệ Mừng trên cánh Đồng Chiêm

Đồng Chiêm máu chảy hòa non nước,
Tam Toà vững bước rạng niềm tin
.

Hôm nay tôi viết đôi dòng muộn màng về Đồng Chiêm. Nhưng không viết về những đau thương thống khổ của người dân Đồng Chiêm đang phải oằn mình gánh trên vai, cũng không ca tụng nhửng mảnh áo thẫm máu đỏ của người dân Đồng Chiêm đổ ra vì cái hung tàn của côn dồ Việt cộng, như là những giọt máu hồng chứng minh cho niềm tin riêng của ngưòi Công Giáo. Nhưng tôi viết đến những giọt lệ trên cánh Đồng Chiêm như là Lệ Mừng hơn là những ưu tư mà trước đây, trong “Tam Tòa sóng đổ về đâu” tôi đã viết là:

Nếu lửa Tam Tòa không nóng tời Phát Diệm, Bùi Chu, Hải Phòng, Hà Nôi, Cao Bắc Lạng, Sơn Tây. Không chiếu quang đến Huế Đà Năng Nha Trang Phan Thiết, Đà Lạt, Kontum, Sài Gòn. Lại qúa xa với Đồng Nai, Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Long, Phước Long. Còn xa hơn nữa với Mỹ Tho, An Giang, Cần Thơ, Cà Mâu, Trà Vinh, Rạch Giá… và lửa ở nhà thờ Tam Tòa không bén sang cửa nhà Phật, không thổi hơi nóng tới Thánh Thất Cao Đài, Hoà Hảo và rồi Tam Tòa ở mô? Hoặc giả, hồn ai nấy giữ… phần ta, lửa chưa đến cứ ăn ngon ngủ kỹ thì Tam Toà không phải là cái tên cuối nổi lên trong cuộc bạo hành bất lương do nhà nước Việt cộng tạo ra. Nhưng đó chỉ là một trong chuỗi những địa danh lần lượt được nếm trải mùi bạo lực trong chủ trương triệt hạ ảnh hưởng tôn giáo trên phần đất này của nhà nước Việt cộng mà thôi”.

Như thế, Đồng Chiêm hôm nay cũng chỉ là một mắt xích nối tiếp từ Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý … đến những địa danh khác trong tương lai. Nhưng Đồng chiêm hôm nay, sự kiện tưởng chừng giống như những nơi khác, trong thực tế, sự kiện Đồng Chiêm là một cuộc tấn công khác. Một cuộc tấn công trực diện vào biểu tượng niềm tin của ngưòi Công Giáo. Nên từ đó có khả năng khai mở ra một chân trời khác, tạo ra một hướng đi khác, tích cực hơn trong Niềm Tin của những người đi tìm Chân Lý, tìm Tự Do và Công Bằng Xã Hội.

Xem chi tiết…

Hoa Kỳ lo ngại trước vụ Gmail bị tin tặc

Hoa Kỳ lo ngại trước vụ Gmail bị tin tặc   Hộp thư Gmail của một số nhà hoạt dộng nhân quyền tại TQ bị xâm nhập.

Một bộ trưởng Hoa Kỳ cho hay Mỹ cảm thấy “bất an” trước các vụ bẻ khóa hộp thư cá nhân của các nhà hoạt động dân chủ tại Trung Quốc.

Theo sau các vụ thâm nhập hộp thư cá nhân, hãng điện toán Google cho hay họ đang tính đến khả năng chấm dứt hoạt động tại Trung Quốc.

Trong khi không chỉ trích Trung Quốc một cách trực tiếp, Google cho hay họ không thực thi chế độ kiểm duyệt mạng tìm kiếm (một cách tự nguyện) của họ tại Trung Quốc nữa.

Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ, Gary Locke nói Trung Quốc cần “đảm bảo” môi trường hoạt động an toàn cho Google và các công ty khác.

“Các vụ xâm nhập hộp thư cá nhân của Google gần đây tại Trung Quốc làm cho chính phủ Mỹ, cùng các công ty Mỹ hoạt động tại TQ quan ngại,” ông Locke nói trong một tuyên bố.

Xem chi tiết…

Nhà giáo Phạm Toàn gặp an ninh

Nhà giáo Phạm Toàn
Ông Phạm toàn cho hay buổi “làm việc” diễn ra trong không khí thẳng thắn và cởi mở.

Sau giáo sư Huệ Chi đến lượt ông Phạm Toàn, một trong ba thành viên sáng lập trang bauxitevietnam.info vừa bị an ninh Việt Nam mời “làm việc.”

Ngày 14/1 cả giáo sư Nguyễn Huệ Chi và nhà giáo Phạm Toàn đều phải di “làm việc” với cơ quan an ninh.

Đối với ông Huệ Chi đây là ngày thứ hai. Với ông Phạm Toàn đây là ngày đầu. Dù ông được thông báo là trong tương lai, hai bên “có thể gặp lại.”

Ngày đầu “làm việc” với an ninh VN của giáo sư Huệ Chi kết thúc sau 10 giờ đêm.

Kể về buổi gặp kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ tại Hà Nội ngày 14/1 ông Phạm Toàn cho BBC Việt Ngữ biết:

Xem chi tiết…

Tin Tặc Tấn Công Trang Mạng “Dân Lên Tiếng”

Thông Báo

Ngày 14 tháng 1 năm 2010

Kính gửi: Quý độc giả cùng các cơ quan Truyền Thông, Báo Chí.

Như quý vị đã biết qua nhiều nguồn thông tin, khoảng đầu tháng 12 năm 2009, nhóm tin tặc có tổ chức và tài chánh đã khởi động chiến dịch tấn công các Trang Mạng mang nội dung và chủ trương cổ vũ cho quyền tự do ngôn luận và đấu tranh cho sự công bằng, hạnh phúc và nền độc lập tự chủ của dân tộc. Trang Mạng Bauxite Việt Nam, do các trí thức yêu nước sáng lập, đã bị tấn công đầu tiên. Ngày 14 tháng 12 năm 2009, Mạng Bauxite Việt Nam đã tái hoạt động trở lại, nhưng tiếp tục bị tấn công và tê liệt ngay sau đó. Vào cùng thời điểm này,  nhóm tin tặc đã mở rộng chiến dịch tấn công đến các Trang Mạng nổi tiếng và được nhiều người ngưỡng mộ khác như TalawasĐối Thoại.

Ngày 25 tháng 12 năm 2009, Trang Mạng “Dân Lên Tiếng” (http://danlentieng.net/), tiếng nói của Dân Oan Khiếu Kiện, đã trở thành đối tượng tấn công của nhóm tin tặc. Cũng giống như các Trang Mạng chuyên chở nội dung tranh đấu cho công lý và quyền lợi thiết thực của người dân, từ nhiều tháng trước, “Dân Lên Tiếng” nhiều lần bị nhóm tin tặc dùng phương tiện DoS để quấy phá. Anh chị em trong Ban Kỹ Thuật đã hóa giải những đợt quấy nhiễu kể trên, nhưng trong lần này, nhóm tin tặc đã nâng cấp cường độ tấn công bằng cách gia tăng số lượng hàng ngàn máy liên tục truy cập khiến Trang Mạng “Dân Lên Tiếng” không thể xuất hiện.  Tuy nhiên, toàn bộ kho tài liệu lưu trữ của “Dân Lên Tiếng” vẫn còn nguyên vẹn.

Trong thời gian chờ đợi Ban Kỹ Thuật tìm kiếm biện pháp hóa giải đợt tấn công DoS của nhóm tin tặc, ngày 8 tháng 1 năm 2010, “Dân Lên Tiếng” chính thức mở thêm trang Blog https://danlentieng.wordpress.com/ để đón nhận và tiếp tay loan tải những thông tin cũng như tài liệu liên quan đến nỗ lực tranh đấu chung cúa Dân Oan Khiếu Kiện và các thành phần dân tộc.

Chúng tôi xin trân trọng thông báo và xin quý vị tiếp tay phổ biến thông tin này.

Xin kính chúc quý vị một năm mới thật nhiều sức khoẻ, thành công và vững tin trên đường phục vụ lợi ích của dân tộc.

Trân Trọng,

Nhóm Chủ Trương
DÂN LÊN TIẾNG

Xem chi tiết…

Những vụ như tấn công Google ‘thường xảy ra’

Maggie Shiels

Phóng viên kỹ thuật, BBC News, Silicon Valley

Google có 700 nhân viên làm việc ở văn phòng Trung Quốc

Vụ tấn công trên mạng khiến Google cân nhắc khả năng rút khỏi Trung Quốc vốn thường xảy ra, theo giới chuyên gia trong ngành an ninh mạng.

Google tiết lộ quyết định sau các vụ tấn công vào tài khoản Gmail của các nhà hoạt động nhân quyền.

Tập đoàn phần mềm tìm kiếm nói các phân tích sau đó cho thấy một chuỗi các vụ tấn công khởi nguồn từ bên trong Trung quốc.

“Theo tôi đây không phải là vụ tấn công bất thường gì. Chúng tôi chứng kiến các vụ kiểu như vậy khá thường xuyên,” lời ông Mikko Hypponen từ công ty an ninh F-Secure.

“Đa số các công ty không bao giờ thông báo,” ông nói.

“Các nhà hoạt động nhân quyền là mục tiêu lớn nhất,” theo ông Hypponen. “Tất cả mọi người từ những ai ủng hộ phong trào Tự do cho Tây Tạng cho đến Pháp Luân Công hay những ai liên quan đến diễn đàn Giải phóng Đài Loan cũng đều bị đột nhập.”

F-Secure bắt đầu theo dõi các cuộc đột kích vào cách nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc từ năm 2005.

Google hoạt động ở Trung Quốc từ năm 2006 và hiện nói không thể tiếp tục áp dụng hệ thống kiểm duyệt trên trang tìm kiếm của họ ở Trung Quốc như chính quyền yêu cầu.

Xem chi tiết…

Nhà văn Phạm Toàn kể lại buổi “làm việc” với công an

Mặc Lâm, phóng viên RFA
Phần Âm Thanh

Sau khi thẩm vấn Giáo sư Nguyễn Huệ Chi về trang mạng bauxite Việt Nam, hôm nay công an lại tiếp tục mời nhà văn, nhà giáo Phạm Toàn lên “làm việc”.

Ngay sau khi ông về nhà riêng tại Hà Nội vào lúc 4 giờ chiều ngày cùng ngày, nhà văn Phạm Toàn, người  cùng tham gia với GS Nguyễn Huệ Chi và Giáo sư Nguyễn Thế Hùng thành lập trang bauxite Viêt Nam cho biết:

Hôm nay làm việc đến 12 giờ rưỡi. Rõ ràng là có hai ý, sáng nay họ tập trung họ nói việc mình làm không có đăng ký, thế thì sai luật.

Tôi bảo họ rằng chúng tôi là những trí thức văn nghệ sĩ thấy nóng gáy thì làm thôi chứ có biết luật gì đâu. Họ bảo các ông có ông Cù Huy Hà Vũ thì phải theo luật chứ! Tôi bảo ừ thì bây giờ biết rồi chúng tôi sẽ theo!

Hai nữa họ hỏi server nằm ở đâu và tiền bạc thì như thế nào. Tôi trả lời tiền thì bảo đảm chắc chắn chúng tôi không tham nhũng. Chắc chắn chúng tôi là loại người không cần tiền. Anh Huệ Chi là một người nhà nho anh ấy phải giữ gia phong của anh ấy.

Tiện thể mình nói là tháng 5 này là sẽ ra mắt cuốn sách viết về người Thượng của Giáo Sư Nguyễn Đổng Chi, là thân phụ anh Huệ Chi. Anh Huệ Chi sẽ không làm điều gì có hại cho danh dự gia đình của anh ấy.

Xem chi tiết…

Dân biểu Cao Quang Ánh họp báo về chuyến đi Việt Nam

Việt Hà, phóng viên RFA
Phần Âm Thanh

Hôm nay, 13 tháng 1-2010, Dân biểu Cao Quang Ánh tổ chức họp báo tại Washington DC về chuyến đi Châu Á vừa rồi của ông cùng với dân biểu Mike Honda và Eni Faleomavega.

Photo courtesy of Josephcaoforcongress.com

Dân biểu Cao Quang Ánh.

Mở đầu buổi họp báo, dân biểu Joseph Cao nói chuyến đi châu Á của này giúp ông hiểu được nhiều điều và có hiệu quả.

Ông cho biết ông đã đi thăm Lào, Campuchia, Việt nam và Nhật Bản, gặp gỡ các quan chức của các chính phủ các nước.

Các vấn đề chính được ông đặc biệt quan tâm và cũng được đưa ra bàn thảo với các chính phủ bao gồm vấn đề về nhân quyền tại Lào, Campuchia, và Việt Nam, vấn đề về bom đạn chưa nổ do Mỹ thả tại đây còn sót lại sau chiến tranh Việt Nam.

Ngoài ra còn có vấn đề căn cứ quân sự của Mỹ tại Okinawa, Nhật bản đang bị chính phủ nước này yêu cầu đóng cửa.

Cuối cùng thì chính phủ Việt Nam cũng phải cấp visa cho tôi nhưng với điều kiện là tôi không được gặp các nhà bất đồng chính kiến, không được tổ chức họp báo cũng như ra thông cáo báo chí.

Dân biểu Joseph Cao.

Thăm quê hương

Một trong các đề tài nóng bỏng được, dân biểu Joseph Cao trả lời nhiều nhất là về chuyến đi và làm việc tại Việt nam. Ông cho biết như sau:

Cao Quang Ánh: Ngay lúc đầu, chuyến đi của tôi tới Việt Nam đã gây nhiều tranh cãi. Chính phủ Việt Nam không muốn cấp visa cho tôi vì sợ sẽ có khả năng bùng nổ thành chuyện không hay.

Nhưng cuối cùng thì chính phủ Việt Nam cũng phải cấp visa cho tôi nhưng với điều kiện là tôi không được gặp các nhà bất đồng chính kiến, không được tổ chức họp báo cũng như ra thông cáo báo chí. Vì vậy tôi phải đến Việt Nam và rời Việt nam một cách yên lặng.

Tuy nhiên trong thời gian ở Việt Nam, dân biểu Joseph Cao cũng đã có được một cuộc họp báo ngắn vào ngày 4 tháng giêng.

Ông Joseph Cao nhận định về chuyến đi và các vấn đề  được thảo luận với chính phủ  Việt Nam như sau:

Cao Quang Ánh: Nhìn chung chuyến đi này của tôi về Việt Nam là một kinh nghiệm học hỏi đối với tôi khi nhìn thấy Việt Nam phát triển. Tôi có cơ hội để đề cập với chính phủ Việt Nam các vấn đề mà tôi quan ngại quyền con người và tự do tôn giáo.

Tôi đã đề cập trực tiếp với chính phủ Việt nam về các vấn đề của Bát Nhã, Tam Tòa và một số nơi khác, đặc biệt là các blogger, luật sư Lê Công Định và một số người mà tôi quan ngại.  Tôi không nhận được bất cứ sự đảm bảo nào từ phía chính quyền ngoài trừ việc họ nói họ sẽ xem xét.

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Tức Thẻ:, ,