Lưu trữ

Archive for 04/03/2011

Khi đường phố nổi giận chính đáng, nỗi sợ liền đổi ngôi

Ai sợ ai? luôn là câu hỏi về mối quan hệ giữa nhân dân và chính quyền.

Ở một nước dân chủ, văn minh, thượng tôn luật pháp, thì không ai phải sợ ai cả. Nhân dân tôn trọng chính quyền do mình bầu ra. Chính quyền phục vụ, bảo vệ nhân dân. Nhân dân cũng không sợ gì quân đội, công an và cảnh sát. Quân đội bảo vệ dân, cảnh sát công an giữ gìn trật tự an ninh cho toàn dân. Quan hệ thân thiện, tin cậy nhau.

Nhưng dưới chính quyền độc đoán, độc đảng, dưới chính quyền cảnh sát, dưới chế độ đàn áp mọi biểu hiện đối lập thì người dân thường luôn lo sợ, không yên, vì có thể bị triệu tập, quấy nhiễu, thậm chí bị tra tấn, tù đầy, thủ tiêu. Còn những kẻ cầm quyền, nắm luật pháp, tòa án trong tay, tự coi đứng ngoài pháp luật, tha hồ lộng hành, tác oai tác quái, coi nhân dân không ra gì. Họ hăm dọa, ra oai, đe nẹt người này, cảnh cáo bắt giam người khác, mặc sức vơ vét của dân, hà hiếp nhân dân, lại còn lên lớp đạo đức cho dân, tự cho là người cầm quyền hợp pháp, mãi mãi, suốt đời, còn truyền ngôi báu cho con cháu họ.

Tuổi thọ của các nhà độc tài, độc đoán, cảnh sát trị, gia đình trị, của chế độ đảng trị không kéo dài được lâu, nhất là giữa thời đại ngày nay, khi đã sang thế kỷ XXI.

Do đó mà có chuyện ly kỳ, thú vị, là nỗi sợ hãi có thể đổi ngôi. Từ nỗi lo sợ, sợ hãi của người dân đối với bộ máy cầm quyền hung bạo, bất nhân, nhân dân bị dồn vào đường cùng, vẫy gọi nhau vùng dậy, xua tan nỗi sợ, tạo nên thế mạnh trên đường phố.

Xem chi tiết…

Phê phán cách đối xử nhà báo ở Trung Quốc

Phát ngôn viên Khương Du đã yêu cầu các nhà báo nước ngoài “tuân thủ quy định của cảnh sát Trung Quốc”

Liên đoàn Nhà báo Quốc tế (IFJ) gọi lệnh của chính phủ Trung Quốc bắt các phóng viên nước ngoài phải nghe lời là “một sự đe dọa” và đòi Bắc Kinh xin lỗi các nhà báo bị hành hung.

Tổ chức hỗ trợ các phóng viên quốc tế này bày tỏ thái độ sau khi chính quyền Trung Quốc cảnh cáo các nhà báo nước ngoài “vi phạm quy định của công an” vì đã đưa tin về cuộc phản đối ở Bắc Kinh và Thượng Hải các ngày 20 và 27/2.

Hôm 1/3, bà Khương Du, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu các nhà báo nước ngoài “hợp tác” với cảnh sát sau vụ một vài phóng viên bị đánh vì ra phố làm tin về lời kêu gọi biểu tình chống chính phủ.

Chủ Nhật tuần trước, nhiều phóng viên nước ngoài tập trung vào khu mua sắm đông người ở Bắc Kinh hôm Chủ Nhật để tường thuật các lời kêu gọi giấu tên trên mạng Internet đòi biểu tình chống chính phủ ở nơi đây, theo cách như ở Bắc Phi.

Bắt không trừ ai

Chính quyền tung ra một chiến dịch an ninh lớn với hàng trăm cảnh sát mặc quân phục và thường phục, tràn ra trên phố.

Các nhóm đàn ông mặc thường phục giận dữ dẹp phóng viên nước ngoài đi chỗ khác và nhanh chóng tạm giữ một vài người, đưa lên xe công an.

Theo BBC Tiếng Trung, chính quyền Trung Quốc cũng vừa ra một lệnh đặc biệt buộc các nhà báo trong nước không bình luận gì đến Cách mạng Hoa Nhài.

Mấy hôm nay, các đài báo Trung Quốc bắt đầu tung ra một chiến dịch lên án các phóng viên nước ngoài “gây chuyện” và “thổi lên chuyện tuần hành Hoa Nhài”.

Xem chi tiết…

Xử sơ thẩm hiệu trưởng ‘mua dâm nữ sinh’

Cựu chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô

(Hình bên: Cựu chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô bị cáo buộc mua dâm nữ sinh.)

*

Ngày 10/3, Tòa án ND tỉnh Hà Giang sẽ mở phiên sơ thẩm lần hai xét xử bị can Sầm Đức Xương trong vụ án mua dâm nữ sinh, báo trong nước đưa tin.

Phiên tòa lần này sẽ được xử kín, một cán bộ của Viện kiểm sát tỉnh cho mạng tin VnExpress hay.

Ông Sầm Đức Xương, 52 tuổi, bị bắt từ tháng 9/2009 sau khi có đơn tố cáo từ gia đình một số học sinh tại trường THPT Việt Lâm về hành vi mua dâm nữ sinh. Ông cũng bị đình chỉ công tác.

Hai cựu học sinh trường Việt Lâm bị bắt ngay sau đó vì tình nghi liên quan vụ việc.

Phiên sơ thẩm hồi tháng 11/09 đã xử ông Xương 10 năm 6 tháng tù giam, sau khi ông thừa nhận hành vi phạm tội.

Tuy nhiên trong phiên phúc thẩm lần đầu mở ngày 27/01/2010 ông Sầm Đức Xương đã phủ nhận cáo buộc.

Cùng bị xét xử với ông Xương là hai bị cáo Nguyễn Thúy Hằng (19 tuổi) và Nguyễn Thị Thanh Thúy (18 tuổi), nguyên học sinh trường Việt Lâm là nơi ông từng làm hiệu trưởng. Hai bị cáo này bị trao án 6 năm và 5 năm tù vì hành vi môi giới mại dâm.

Bất ngờ xảy ra tại phiên xử phúc thẩm, khi một danh sách với tên tuổi của nhiều nhân vật có thế lực tại Hà Giang được phe bào chữa tung ra với cáo buộc mua dâm nữ sinh.

Quá trình thẩm vấn làm hồ sơ cũng bị chỉ trích là có quá nhiều vấn đề.

Luật sư của hai cựu nữ sinh này đề nghị tòa hủy toàn bộ án sơ thẩm, khởi tố hành vi cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án, khởi tố những cá nhân có hành vi mua dâm trong danh sách mà các bị cáo đã cung cấp.

Về phần mình, ông Sầm Đức Xương cũng gây bất ngờ lớn tại tòa khi tuyên bố ông bị bất lực tình dục.

Với nhiều tình tiết không trông đợi như vậy, tòa đã phải đi đến quyết định mở điều tra lại.

Luật sư Trần Đình Triển, thuộc văn phòng luật sư Vì Dân, người bào chữa miễn phí cho bị cáo Thúy, cho rằng trừng phạt nghiêm minh những người phạm tội, không để sót người sót tội, là đòi hỏi của dư luận lúc này.

Ông cũng cho hay phe bào chữa đã yêu cầu Tòa Tối cao giám sát thực hiện quá trình điều tra.

Lần này luật sư Triển cho tờ báo mạng tại Việt Nam hay đến nay ông vẫn chưa được giới chức tư pháp Hà Giang cấp giấy chứng nhận cho phép bào chữa.

“Họ trả lời do Thúy từ chối luật sư, nhưng tôi biết cô gái này tin tưởng mình, và rất cần người bảo vệ quyền lợi trước tòa”, VnExpress trích lời ông Triển nói.

Mẹ của bị can Thúy nói rằng bà quan ngại về việc con gái bà không có luật sư đại diện trong phiên sơ thẩm lần hai. Cho đến nay bà vẫn chưa nhận được giấy mời của tòa để tham dự phiên xử.

Vợ của bị can Sầm Đức Xương nói bà đã mời được một số luật sư để bào chữa cho chồng tại phiên xử ngày 10/3.

 

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/03/110303_hagiang_courtcase.shtml

BS Nguyễn Đan Quế tuyên bố không tiếp tục “làm việc” với công an

Quỳnh Chi, phóng viên RFA

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế tuyên bố chấm dứt “làm việc” với công an. Ông khẳng định sẽ không trả lời thêm bất cứ một câu hỏi nào của công an.

 

(Hình bên: Từ trái phóng viên Quỳnh Chi, bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, và nữ bác sĩ Nguyễn Thể Bình tại đài RFA.)

*

Nhân sự kiện BS Nguyễn Đan Quế bị công an Việt Nam thẩm vấn, Quỳnh Chi đã phỏng vấn BS Nguyễn Quốc Quân, bào huynh của BS Nguyễn Đan Quế đồng thời là Chủ tịch Tổ chức Quốc tế Yểm trợ Cao Trào Nhân Bản và nữ BS Nguyễn Thể Bình, đại diên Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ.

BS Nguyễn Quốc Quân : Xin cảm ơn cô Quỳnh Chi và xin kính chào quý thính giả của Đài.

BS Nguyễn Thể Bình : Xin chào Quỳnh Chi và chào quý thính giả của Đài Á Châu Tự Do.

Quỳnh Chi: Câu hỏi đầu tiên Qyỳnh Chi xin dành cho BS Nguyễn Quốc Quân là xin ông có thể cho quý thính giả của Đài RFA biết tin cập nhật về tình hình BS Nguyễn Đan Quế sau lần “làm việc” cuối cùng với công an Quận 5 ở Sài Gòn?

BS Nguyễn Quốc Quân : Thưa cô, sau khi bài bình luận của BS Quế đăng trên tờ Washington Post có nói đến việc công an cộng sản tấn công ông tùy viên chính trị của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và đồng thời với lời tuyên bố kêu gọi xuống đường để phản đối nhà cầm quyền cộng sản, thì BS Quế đã bị Công an Quận 5 đến khám xét nhà và tịch thu những đồ đạc như là computer, laptop cũng như telephone, và sau đó họ mang BS Quế về Quận 5 ở Sài Gòn để tiếp tục thẩm vấn.

Trong lần “làm việc” này thì bác sĩ Quế có thông báo cho tôi biết rằng ông tuyên bố chấm dứt “làm việc” với nhà cầm quyền cộng sản trong vấn đề điều tra vụ này. Ông tuyên bố là ông không có trả lời thêm bất cứ một câu hỏi nào của công an đặt ra cho ông.

BS Nguyễn Quốc Quân

Sau một ngày rưỡi giam BS Quế thì họ thả về và bắt phải đi “làm việc”, cho tới nay lần chót chúng tôi được nói chuyện với BS Quế là sau khi ông “làm việc” ngày thứ ba với nhà cầm quyền cộng sản.

Trong lần “làm việc” này thì ông có thông báo cho tôi biết rằng ông tuyên bố chấm dứt “làm việc” với nhà cầm quyền cộng sản trong vấn đề điều tra vụ này. Ông tuyên bố là ông không có trả lời thêm bất cứ một câu hỏi nào của công an đặt ra cho ông.

Xem chi tiết…