Lưu trữ

Archive for 01/03/2011

Bác sĩ Nguyễn Ðan Quế bị bắt vì ‘kêu gọi nổi dậy’

(Hình bên: Đây là lần thứ tư Bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị bắt trong 33 năm nay, thời gian ông bị giam giữ tổng cộng lên tới 20 năm. Hình: caotraonhanban.org)
*

Tin bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị nhà nước Việt Nam bắt giữ hôm 26 tháng Hai, hôm nay đã được hầu hết các hãng tin quốc tế và báo chí lớn tại Hoa Kỳ đề cập đến.

Dưới hàng tít ‘Việt Nam bắt giữ một nhà bất đồng chính kiến vì lời kêu gọi nổi dậy’, tờ Wall Street Journal thuật lại một số chi tiết do tờ Tuổi Trẻ loan tải hôm qua, nói rằng bác sĩ Quế bị bắt hôm thứ Bảy trong khi đang phân phát những tờ rơi, kêu gọi một cuộc cách mạng tương tự như những cuộc cách mạng đang lan rộng tại Trung Đông trong những tuần lễ gần đây.

Tờ báo liên kết vụ việc này với những gì diễn ra ở Trung Quốc, nơi đã có một số nỗ lực nhằm tổ chức các cuộc biểu tình tương tự.

Các hoạt động này đã gặp phản ứng tức thời của nhà nước Trung Quốc, Hôm qua, nhà chức trách Trung Quốc đã điều động các toán cảnh sát cơ động để dẹp bỏ những cố gắng trên mạng nhằm khơi dậy cái gọi là cuộc Cách Mạng Hoa Nhài, theo kiểu Trung Đông.

Tờ The Wall Street Journal nói Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, năm nay 69 tuổi, là một trong những tiếng nói hiếm hoi, vẫn đả kích hệ thống độc đảng cai trị Việt Nam, và công khai chỉ trích đường lối điều hành kinh tế của Việt Nam, một trong những nền kinh tế đang phát triển mạnh.

Xem chi tiết…

Việt Nam siết chặt kiểm soát báo chí

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Phần âm thanh

Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền Human Rights Watch hôm thứ Tư chỉ trích nghị định mới về báo chí của Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 25 tháng Hai, một lần nữa tạo thêm chướng ngại về quyền tự do ngôn luận cũng như tăng thêm quyền hạn kiểm duyệt của chính phủ đối với người làm báo trong nước.

(Hình bên: Một sạp bán báo hàng ngày. AFP)

*

Răn đe báo chí với nghị định 02/2011/NĐ-CP

Đó là nghị định mới  02/2011/NĐ-CP tiến tới việc xử phạt vi phạm hành chính  trong hoạt động báo chí và lãnh vực xuất bản, được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký từ ngày 6 tháng Giêng, có hiệu lực áp dụng từ ngày 25 tháng này.

Theo nghị định, phóng viên và báo chí sẽ bị phạt từ một triệu đến bốn chục triệu đồng, tương đương năm mươi đến hai ngàn đô la, nếu không tuân thủ các qui định của Luật Báo Chí năm 1990 (Luật sửa đổi, bổ sung vào năm 1999),  là khi đưa tin thì phải trung thực về tình hình trong nước cũng như thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân.

Từ Thái Lan, ông Phil Robertson, phó giám đốc chuyên trách Châu Á trong Human Rights Watch Giám Sát Nhân Quyền, cho rằng lợi ích cao nhất và sự phục vụ tích cực nhất đối với đất nước cũng như nhân dân không phải là xử phạt mà là để cho truyền thông cũng như phóng viên được tự do đưa tin một cách trung thực:

Nghị định mới  tạo sự quan ngại và rõ ràng có vấn đề, một khi được áp dụng thì e rằng sẽ nới rộng quyền kiểm duyệt báo chí vốn đã rất hà khắc của chính phủ Việt Nam. Nói  cách khác thì  đây là biện pháp chống lại người làm báo ở Việt Nam.

Ô.Phil Robertson

Nghị định mới  tạo sự quan ngại và rõ ràng có vấn đề, một khi được áp dụng thì e rằng sẽ nới rộng quyền kiểm duyệt báo chí vốn đã rất hà khắc của chính phủ Việt Nam.
Nói  cách khác thì  đây là biện pháp chống lại người làm báo ở Việt Nam.

Nghị định 02/2011/NĐ-CP qui định các ban ngành trong chính phủ được quyền xử phạt bất kỳ lúc nào nếu thấy phóng viên hoặc toà báo đưa tin phương hại đến lợi ích đất nước và nhân dân. Những viên chức hoặc cơ quan chính phủ có quyền xử phạt báo chí là thanh tra chuyên ngành thông tin truyền thông, chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp, công an, bộ đội, biên phòng, duyên phòng, cảnh sát hải quan, thuế vụ, cơ quan quản lý thị trường, và nhiều ngành khác nữa. Xem chi tiết…