Lưu trữ

Archive for 11/03/2011

Bắt trung tá công an vì nghi đánh chết dân

Ông Trịnh Xuân Tùng trong bệnh viện (ảnh của báo Dân Trí) 

(Hình bên: Ông Trịnh Xuân Tùng đã qua đời trong bệnh viện hôm 08/03)

*

Trung tá Nguyễn Văn Ninh, công an phường Thịnh Liệt (Hà Nội), vừa bị khởi tố và bắt tạm giam để điều tra cáo buộc hành hung một người dân khiến ông này tử vong.

Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Công an Hà Nội cho hay đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với ông vì hành vi Cố ý gây thương tích, theo Điều 104 Bộ Luật Hình sự.

Trước đó, ông Ninh cùng ba dân phòng có liên quan trong tổ công tác của ông đã bị đình chỉ công tác sau khi có đơn tố giác của gia đình nạn nhân.

Sự việc xảy ra hôm 28/02 tại bến xe Giáp Bát, Hà Nội, khi nạn nhân là ông Trịnh Xuân Tùng, 53 tuổi, thuê xe ôm tới địa điểm này để lên đường vào Nam.

Giữa người lái xe ôm – ông Phạm Quang Hùng, với Trung tá Nguyễn Văn Ninh và đội tự quản đã có cãi cọ khi ông Ninh muốn xử phạt người này vì không đội mũ bảo hiểm.

Ông Hùng nói với BBC rằng lúc đó, ông Trịnh Xuân Tùng “với tư cách người lớn tuổi hơn”, đã vào can thiệp làm xảy ra cự cãi giữa hai bên.

“Việc là việc của tôi, anh Tùng chỉ vì muốn đỡ cho tôi mà gặp nạn. Không ngờ được là họ lại làm mạnh tay như thế.”

“Người dân xúm đông xúm đỏ xem cảnh giằng co, khi tôi lách vào bên trong thì anh Tùng đã nằm sóng soài trên mặt đất.”

‘Không cho cấp cứu’

Pháp luật phải có câu trả lời rõ ràng, nếu mà bắt rồi lại thả, thì không chấp nhận được.

Nhân chứng Phạm Quang Hùng

Ông Phạm Quang Hùng thuật lại với BBC rằng sau đó, khi bị đưa về trụ sở công an làm việc, gia đình có xin phép đưa ông Trịnh Xuân Tùng đi cấp cứu “nhưng công an không cho”.

“Mãi tới 9h30 tối, mới đưa được anh Tùng vào bệnh viện. Lúc đó, anh đã trong tình trạng bất động, không cử động được tuy vẫn nói được.”

“Họ nói là mấy thằng say, cứ để đấy một lúc rồi tỉnh lại ấy mà.”

Xem chi tiết…

Cảm hứng từ cách mạng Bắc Phi: Bầu cử ô nhục và bầu cử vinh quang

Cuộc cách mạng của đông đảo quần chúng trên đường phố Tunisia, Ai Cập, Libya đã làm nức lòng nhân dân Hồi giáo và nhân dân thế giới. Nét đẹp mới mẻ đầu xuân 2011 này là loài người trên trái đất thấy gần gũi, thân thiết với nhau hơn. Khu vực nào, màu da nào, tôn giáo nào cũng tha thiết với cuộc sống tự do và dân chủ, cũng không thể ưa thích, không thể chịu đựng những chế độ độc tài thủ tiêu quyền sống tự do của nhân dân.

Trong các yêu sách của quần chúng nổi dậy, có một khẩu hiệu nổi bật: «Chấm dứt những cuộc bầu cử nhục nhã» và «Thực hiện bầu cử công bằng vinh quang»

Cả Tunisia và Ai Cập đang ráo riết bàn bạc và thực hiện thay đổi hiến pháp, thay chế độ độc đoán gia đình trị bằng chế độ đa đảng qua bầu cử thực sự tự do, bình đẳng, theo đúng thông tục quốc tế, có quan sát của Liên Hiệp Quốc và truyền thông quốc tế. Một cuộc bầu cử quốc hội mới đang được chuẩn bị cho 4 tháng tới, kết thúc những cuộc bầu cử ô nhục, mở ra thời kỳ mới của những cuộc bầu cử vinh quang, công bằng, có danh dự.

Các nhà luật học, chính trị học, khoa học xã hội Bắc Phi nhận định rằng những cuộc bầu cử dưới triều đại Ben Ali và Hosni Mubarak đều nhục nhã như nhau vì đều chỉ có 1 đảng thao túng, các đảng dân chủ bị cấm hoạt động, thực tế không có tranh cử, cử tri không có lựa chọn. Mubarak 5 lần đều trúng cử tổng thống với số phiếu thường là trên 90%, còn dự định ra ứng cử độc diễn lần thứ 6 vào tháng 9-2011, rồi sau đó nhường ngôi cho con vừa được ông ta đưa vào quốc hội. Nay ông ta đã bị đường phố phế truất, tài sản chìm nổi của vợ chồng ông ta cùng 26 người trong phe nhóm giá trị lên đến 40 tỷ đô la đã bị phong toả. Có tin cả Ben Ali và Mubarak đều lên cơn đau tim nặng, Ben Ali bất tỉnh 2 tuần nay trong 1 bệnh viện của Saudi Arabia.

Các bạn Tunisia và Ai Cập chỉ rõ những cuộc bầu cử tiền chế không có tranh cử, cử tri bầu cho qua chuyện, công dân cầm lá phiếu nhưng không được lựa chọn là những cuộc «bầu cử ô nhục ». Họ chỉ ra sự ô nhục như thế là thuộc về ai, kể rõ sự ô nhục trước hết thuộc về tổng thống đắc cử, thuộc về hạ viện và thượng viện được dựng lên, thuộc về mỗi ông nghị và bà nghị được chế độ độc đoán lựa chọn làm bù nhìn cho họ; ô nhục thuộc về cả chế độ «dân chủ giả hiệu», «dân chủ giả dối». Cuối cùng cần nói thẳng rằng ô nhục đến cả mỗi cử tri, đến cả đất nước, cho đến lịch sử Tunisia và Ai Cập nữa, đến nay vẫn bị xếp loại là đất nước không có tự do, dân chủ, xếp vào số các chế độ độc tài, độc đoán, chậm tiến về chính trị loại lạc hậu tận cùng của thế giới.

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận Thẻ:, ,

Kết thúc phiên tòa “hiệu trưởng mua dâm học sinh”

Khánh An, phóng viên RFA
Phần âm thanh

Chiều hôm nay 10-3, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang tuyên phạt hiệu trưởng Sầm Đức Xương 9 năm tù giam về tội “mua dâm người chưa thành niên”.

(Hình bên: Mẹ của Hằng ôm chầm lấy con gái khi cô vừa bước ra khỏi trại giam. Source: by Tuấn Anh\vnexpress)

*

Hai em nữ sinh Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy được trả tự do với bản án treo 36 và 30 tháng tù về tội “môi giới mại dâm”.

Khánh An phỏng vấn hai em Hằng và Thúy khi cả hai vừa rời khỏi trại giam để về nhà.

Bất ngờ, vui mừng

Đứng trước tin con gái mình được trả tự do sau hơn một năm bị giam giữ trong tù, hai người mẹ không khỏi xúc động. Bà Nguyễn Thị Minh Huệ, mẹ của Hằng, bày tỏ:

“Tâm trạng của tôi, nói chung, khi thấy con được ra thì rất mừng, nhà báo ạ. Chúng tôi mừng lắm mặc dù bản cáo trạng như vậy chúng tôi cũng chưa hài long lắm vì con tôi mặc dù bị hại nhưng trong bản án các cháu là “môi giới mại dâm”.

Nhưng mà khi các cháu được tại ngoại thì chúng tôi cũng cảm thấy mừng lắm rồi vì những cái gì đã mất thì không bao giờ lấy lại được.  Chúng tôi cũng chỉ mong cho cháu được tại ngoại, cháu sẽ làm lại từ đầu. Cháu được ra chứ ở trong tù cháu khổ quá.”

Trong khi đó, bà Thơm, mẹ của Thúy cũng vừa mới được gặp lại con:

“Bây giờ em đang trên xe đón con từ trại giam về. Cháu được trả từ do tại phiên toà chị ạ.”

Khánh An: Và khi nghe bản án Thúy được trả tự do thì tâm trạng chị thế nào?

Bà Thơm: Dạ, em quá mừng chị ạ.

Chị Thơm, mẹ cháu Thuý đến toà từ 6h sáng, chỉ có thể đứng bên ngoài chờ tin con
(Hình bên: Chị Thơm, mẹ cháu Thuý đến toà từ 6h sáng, chỉ có thể đứng bên ngoài chờ tin con trong nước mắt và lo âu-Source Bee.net.vn)
*

Khánh An: Trước đó, chị có nghĩ rằng Thúy sẽ được tự do không?

Bà Thơm: Dạ, mình cũng không biết được như thế nào, không thể đoán trước được sự việc ở đấy chị ạ.

Bà Huệ: Tôi cũng hy vọng cháu được thả ra bởi vì tôi nghĩ con tôi không có tội thế nhưng mà không biết tòa sẽ xử thế nào.

Nếu như cứ xử như trước thì tôi cũng không có hy vọng lắm bởi vì chúng tôi là những người dân đen, thấp cổ bé họng, tiền nong chẳng có nên cũng chẳng hy vọng con tôi được ra sớm như thế này.

Em cảm thấy hạnh phúc, may mắn và vui mừng lắm chị ạ.

Hằng

Tôi lo lắm chứ, với tâm trạng của một người mẹ, tôi lo lắm bởi vì  ở những phiên toà trước thì không có gì tốt đẹp cho con tôi cả, cho nên với phiên toà này tôi cũng không có hy vọng tí nào. Thực sự như thế, đây là niềm vui tôi không ngờ tới.

Thật sự là em hơi bất ngờ, em không nghĩ là em được về như thế, nhưng em vui lắm.

Thúy

Chuyện trong tù

Khánh An: Riêng đối với hai nữ sinh Hằng và Thúy, được tự do là một hạnh phúc rất lớn của hai em.

Hằng: Dạ em cảm thấy hạnh phúc, may mắn và vui mừng lắm chị ạ.

Thúy: Thật sự là em hơi bất ngờ, em không nghĩ là em được về như thế, nhưng em vui lắm chị ạ.

Khánh An: Ngày hôm qua, trước khi diễn ra phiên tòa thì tâm trạng em thế nào?

Thúy: Cả tuần nay rồi em chẳng ngủ được chị ạ, không biết được là người ta sẽ khép mình vào bao nhiêu năm nữa.

Xem chi tiết…

Trung tá công an đánh gẫy cổ dân đến chết

Khánh An, phóng viên RFA, Bangkok

Phần âm thanh

Sau hơn một tuần nhập viện trong tình trạng bị chấn thương cổ do bị công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội đánh, ông Trịnh Xuân Tùng đã qua đời vào ngày hôm qua tại bệnh viện Việt Đức.

Bị đánh gẫy 2 đốt sương cột sống vùng cổ ông Trịnh Xuân Tùng đã mất sau gần bảy ngày cầm cự. Source DanTri.com 

(Hình bên: Bị đánh gẫy 2 đốt sương cột sống vùng cổ ông Trịnh Xuân Tùng đã mất sau gần bảy ngày cầm cự. Source DanTri.com)

*

Nguyên nhân tử vong được xác định là do chấn thương cột sống gây ra liệt tứ chi dẫn đến liệt hô hấp.

Theo thông tin từ người dân, vụ xô xát giữa công an và ông Tùng xảy ra vào trưa ngày 28/2, do ông Tùng bị công an chặn phạt vì đã gỡ mũ bảo hiểm ra để gọi điện thoại trong khi đi xe ôm.Khánh An hỏi chuyện chị Trịnh Kim Tiến, con gái của ông Trịnh Xuân Tùng, và được chị kể lại sự việc:

Đánh dân tàn bạo xong xích vào gốc cây

Chị Kim Tiến: Bố em chết oan, chị ạ! Oan không biết tỏ cùng ai. Chỉ vì là hôm đó bố em đi xem ôm ra bến xe Giáp Bát để đi vào Nam. Bố em bảo ông xe ôm dừng xe lại để bố em lấy điện thoại gọi cho một người bạn. Bố em vừa gỡ mũ bảo hiểm ra để gọi điện thoại cho bạn thì ông trung tá công an tên Nguyễn Văn Ninh ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, đã ra bắt giữ xe và hẹn chiều quay lại.

Ông đánh vào đầu, vào gáy và bố em ngã xuống. Khi bố em ngã xuống, ông ấy tiếp tục hô hào thêm 5, 6 dân phòng nữa lao vào đấm đá bố em túi bụi. Sau khi đấm đá xong thì xích bố em vào một gốc cây rồi sau đó gọi xe đưa về phường.

Chị Trịnh Kim Tiến

Buổi chiều, bố em và ông xe ôm quay lại để nộp phạt thì ông xe ôm cãi là ông ấy đúng chứ không sai, ông không có trách nhiệm nộp phạt như vậy, nhưng bên công an không chịu. Thế là hai bên xảy ra cãi vã. Ông công an lao vào bóp cổ ông xe ôm. Khi ông ấy bóp cổ ông xe ôm như vậy thì bố em có gỡ tay ông ấy ra và bảo: “Ông là công an mà ông lại bắt dân, đánh người như thế à?”, rồi bố em cũng chấp nhận sai và xin nộp phạt 100.000 đồng, nhưng ông ấy không chịu và đòi 150.000 đồng.

Vì thương tích quá nặng ông Trịnh Xuân Tùng được chuyển từ bệnh viện Bạch Mai đến bệnh viện Việt Đức. Source danlambao.com 

(Hình bên: Vì thương tích quá nặng ông Trịnh Xuân Tùng được chuyển từ bệnh viện Bạch Mai đến bệnh viện Việt Đức. Source danlambao.com)

*

Sau đó hai bên giằng co và chẳng may tay bố em vung phải mặt ông ấy, thế là ông ấy dùng dùi cui và đồ vật cứng đập bố em. Ông đánh vào đầu, vào gáy và bố em ngã xuống. Khi bố em ngã xuống, ông ấy tiếp tục hô hào thêm 5, 6 dân phòng nữa lao vào đấm đá bố em túi bụi. Sau khi đấm đá xong thì xích bố em vào một gốc cây rồi sau đó gọi xe đưa về phường.

Khánh An: Vậy đến khi nào thì gia đình chị biết chuyện?

Chị Kim Tiến: Bị vào khoảng 3 giờ, tầm 4:30 – 5 giờ gia đình em biết chuyện xuống đấy để xin cho bố em được đi khám và hỏi tình hình, nguyên nhân sự việc. Khi gia đình em đến, em có vào và xin cho bố em đi khám, nhưng công an phường Thịnh Liệt nhất định không cho bố em đi khám. Mãi đến tận 9:30, khi tình hình của bố em trở quá nặng, người ta mới cho bố em đi khám. Em xuống dưới đó 3 lần, nhưng (công an phường) đều không cho đi khám. Em xin vào để đút phở cho bố em ăn, cũng không cho em vào đút phở cho bố em ăn. Đến bây giờ bố em chết, bố em trở thành con ma đói…

Em xuống dưới đó 3 lần, nhưng (công an phường) đều không cho đi khám. Em xin vào để đút phở cho bố em ăn, cũng không cho em vào đút phở cho bố em ăn. Đến bây giờ bố em chết, bố em trở thành con ma đói…

Chị Trịnh Kim Tiến

Xem chi tiết…

Đến chơi nhà Cù Huy Hà Vũ nghĩ về cụm từ “chống chính quyền”

Theo từ điển tiếng Việt từ chống có nghĩa là như một  điểm cố định vững chắc tựa vào một điểm khác để giữ cho vật này khỏi bị đổ vỡ, khỏi bị ngã nhào. Chẳng hạn như chống mái nhà đang trong tình thế sụp đổ. Nhưng từ chống cũng còn cho thấy nghĩa khác, đó là chống lại những hành động gây phương hại đến cho một ai đó, một tập thể, tổ chức hay cả một xã hội. Chẳng hạn như chống áp bức, chống bất công, chống bán nước…

Báo chí của đảng thường hay loan tin về một vụ việc khi công an cũng của đảng bắt bớ một nhà dân chủ nào đó và gán ngay cho họ cụm từ “chống chính quyền”, âm mưu lật đổ cái gọi là “chính quyền nhân dân”. Nhưng không chỉ ra được là họ chống ai, chống như thế nào, gây phương hại gì cho nhân dân, cho dân tộc Việt Nam.  Mà sao bây giờ lại nhiều người dân đủ mọi thành phần được chính quyền liệt vào chống chính quyền thế không biết?  Đủ mọi thành phần trong dân chúng Việt Nam từ Giáo sư, nhà giáo, lão thành cách mạng đến các sinh viên, học sinh. Từ Luật sư, văn nghệ sĩ, Bác sĩ đến đại đa số nông dân. Họ được xem là những người đang chống…chính quyền. Nếu mà đông đủ thành phần nhân dân đang chống như vậy thì nên xem xét từ phía chính quyền có những điểm yếu nào không mà nhân dân ra sức chống đỡ như thế.

Nhân dân ra sức chống đỡ và kiện toàn cho chính quyền tốt hơn. Hoặc là nhân dân sẽ chống lại những bất công, áp bức… do cái chính quyền đó gây ra để bảo tồn sông núi, dân tộc và thiết định lại một xã hội tốt đẹp hơn.

Có lẽ chính quyền nên cảm ơn những người đang ngày đêm ra sức chống đỡ thì hay hơn là phá họ. Cứ thử nhìn vào một ngôi nhà lâu năm cũ kĩ, tường bao quanh nhà rêu phong, hoen ố, các trụ cột chống đỡ cho ngôi nhà như hết lực, rệu rã. Các cột gỗ thì mục nát bởi thời gian tưởng chừng như sụp đổ ngay tức khắc mà không được ai nhắc nhở, sửa chữa hoặc làm mới thì ắt ngôi nhà đó sẽ không thể tồn tại tại. Muốn ngôi nhà đó trở nên hữu dụng cho tất cả các thành viên trong gia đình thì cần bàn tay góp sức của những người sống trong đó, cần phải nhờ tới những đầu óc của các Kiến trúc sư, Kĩ sư. Và vật liệu xây dựng. Nếu nó không thể cải tạo được thì nên đập bỏ mà xây cất một ngôi nhà mới cho đoàng hoàng hơn, đẹp đẽ hơn, an toàn hơn.

Hôm trước ngày 8/3 năm nay, tôi và Người Buôn Gió cùng mấy anh em là doanh nhân, trí thức, nhà văn tại Hà Nội đến chào thăm gia đình Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ. Chúc mừng chị Dương Hà nhân ngày dành riêng cho các quý bà, cũng là hỏi thăm sức khỏe đời sống của anh Vũ đang bị giam trong tù mà được chính quyền tạm thời gắn cho cái tội cũng là chống… chính quyền.

Thắc mắc nhiều vấn đề liên quan đến chuyện anh Vũ bị chính quyền bắt giam, anh em chúng tôi bàn luận xôn xao nào là chuyện người cha quá cố của anh Vũ, ông Cù Huy Cận một nhà văn, nhà thơ lớn, cũng là công thần của chế độ cả một cuộc đời, ấy vậy mà trong hội thơ Xuân năm Tân Mão chả thấy hình ảnh của cụ đâu. Nói đến đấy chúng tôi thấy nước mắt của chị Hà cứ lã chã rơi một cách đau xót. Chị nghĩ có chăng là vì chuyện của anh Vũ mà bố chồng chị không còn được nhắc đến. Xã hội bây giờ thiếu gì những kẻ ăn cháo đá bát đâu. Ông Huy Cận không được nhắc đến trong một ngày hai ngày hội hè nhưng trong lòng nhiều người dân mãi nhớ về ông qua những vần thơ đầy cảm xúc và lý tưởng thật sự một thời của ông.

Chị Hà và anh em

Chị Hà và anh em

Xem chi tiết…

Lybia đang chờ Obama

Một nhà báo Trung Quốc viết trên blog của tạp chí Tài Kinh (Caijing) kêu gọi chính phủ nước ông hãy “ủng hộ Mỹ đưa quân vào Lybia!” Lý do: “Khi một bạo chúa nô lệ hóa cả nước, đàn áp và sát hại các công dân” thì chính sách “không can thiệp” trở thành vô nghĩa! Nên nhớ: Bắc Kinh xưa nay vẫn đưa ra nguyên tắc “không can thiệp vào nội bộ các quốc gia” để bênh vực các chế độ độc tài từ Bắc Hàn, Sudan, Zimbabwe cho tới Miến Ðiện. Nhà báo còn mạnh miệng hơn nữa, hô hào: “Quyền Làm Người quan trọng hơn Nguyên tắc Bất Can thiệp!”

Lời kêu gọi trên cho thấy cả thế giới đang ngóng về nước Mỹ, chờ Tổng Thống Barack Obama “động thủ.” Nước Mỹ đã hoan nghênh và ủng hộ những cuộc nổi dậy lật đổ các chế độ chuyên chế tại các nước Á Rập Hồi Giáo như Tunisie, Ai Cập, và có thể cả ở Yemen, Bahrain, vân vân. Do đó, lẽ tự nhiên Mỹ phải ủng hộ dân Lybia lật đổ bạo chúa Moammar Gadhafi! Chính Tổng Thống Obama cũng nói: “Gadhafi phải đi” giống như ông đã nói về Cựu Tổng Thống Ai Cập Mubarak trước đây. (Ông Obama chỉ nói lời đó sau khi các công dân Mỹ đã rút ra an toàn khỏi nước này).

JPG - 33.4 kb

Một bản kiến nghị đã thu được 500,000 chữ ký trên thế giới kêu gọi hãy cứu dân Lybia thoát cảnh bị Gadhafi tàn sát. Tại nước Mỹ, hai Nghị Sĩ John McCain và John Kerry, thuộc hai đảng đối lập, đều kêu gọi ông Obama hãy can thiệp – Bà Sarah Palin thì thế nào cũng cùng ý kiến như ông McCain, không cần nói. Các nhà chính trị có triển vọng ứng cử tổng thống năm 2012 bên đảng Cộng Hòa cũng còn giữ im lặng.

Nhưng tại sao ông Obama vẫn còn chưa ra tay?

Có hai lý do. Một là Afghanistan 1989. Hai là Iraq 2003.

Thế giới có hai cách để ngăn không cho ông Gadhafi tàn sát những người dân đang nổi dậy. Một là phong tỏa, cấm vận đối với chính quyền Gadhafi. Hai là công bố một chính sách “Cấm Bay” (a no-fly zone trong tiếng Anh, viết tắt NFZ, En Ép Zi); hoặc mạnh hơn, cấm không cho xe chạy, (a no-drive zone) trên những vùng mà dân quân nổi dậy đã chiếm được; để ngăn cản quân lính của Gadhafi. Lệnh Cấm Vận (sanction) đã được Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chấp thuận, cả Nga và Trung Quốc cũng đồng ý. Nhưng không chắc Trung Cộng đã chịu chấp nhận để Mỹ và các nước Âu Châu áp dụng chính sách “Cấm Bay” NFZ. Vì cho phép tức là ủy quyền cho Anh, Mỹ, có thể cả Pháp và Ý đem quân vào Lybia thay đổi một chế độ đã cầm quyền trên 40 năm. Việc đó có thể sẽ thành một tiền lệ.

Nghị Sĩ John Kerry rất hùng biện, nêu lên những thảm họa của dân Kurd và người theo phái Shia ở Iraq bị Hussein giết (năm 1991), cũng như dân các nước Rwanda, Bosnia và Herzegovina đã bị tàn sát chỉ vì quân Mỹ không can thiệp hoặc can thiệp quá trễ. Nghị Sĩ John McCain nói việc áp dụng một vùng Cấm Bay NFZ ở Lybia là chuyện làm rất dễ dàng. Ông Stephen Hadley, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Thống George Bush đề nghị Mỹ ném vũ khí và tiếp tế cho dân quân nổi dậy. Nhưng Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates không đồng ý. Bộ Trưởng Gates, thuộc đảng Cộng Hòa, cảnh cáo Quốc Hội Mỹ rằng chỉ nên áp dụng chính sách NFZ đối với Lybia nếu nước Mỹ chấp nhận một cuộc chiến lâu dài ở xứ Bắc Phi này.

Xem chi tiết…