Lưu trữ

Archive for 18/03/2011

Xử tù bị cáo vụ công an đánh dân ở Bắc Giang

Ảnh anh Nguyễn Văn Khương trên bàn thờ  

(Hình bên: Anh Nguyễn Văn Khương chết sau khi bị bắt vì không đội mũ bảo hiểm xe máy)

*

Tòa án Bắc Giang vừa bỏ tù bốn người bị cho là “gây rối” khi tham gia biểu tình ở UBND tỉnh để phản đối công an đánh chết thanh niên Nguyễn Văn Khương.

Được biết bốn bị cáo trên lãnh án từ 2 tới 4 năm tù giam. Bên cạnh đó, sáu bị cáo khác lãnh án treo.

Trước đó, cũng tòa án này đã kết án tù giam 7 năm vì tội Làm chết người trong khi thi hành công vụ đối với Thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp, người gây ra cái chết của anh Khương.

Phiên tòa sơ thẩm xử 10 bị cáo trong vụ biểu tình ở Bắc Giang được tiến hành hôm thứ Tư 16/03.

Những người này, cùng hàng trăm người khác, đã có mặt hôm 25/07/2010, khi thân nhân Nguyễn Văn Khương mang quan tài của nạn nhân lên Ủy ban Nhân dân tỉnh đòi giải thích về cái chết của anh Khương.

Thông tấn xã Việt Nam đưa tin bị cáo Lê Quốc Huy bị kết án 4 năm tù về tội Gây rối trật tự công cộng và Chống người thi hành công vụ.

Ba bị cáo Ngô Đức Khánh, Lành Văn Thoại và Nguyễn Hữu Luận mỗi người lãnh 2 năm tù vì tội Chống người thi hành công vụ.

Ba bị cáo khác là Hoàng Văn Sức, Vũ Văn Tuấn và Thân Quang Trung bị kết án tù treo từ 1 năm 6 tháng tới 2 năm 2 tháng vì tội Chống người thi hành công vụ.

Ba bị cáo còn lại là Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Văn Sĩ và Thân Văn Thắng cùng nhận 2 năm tù treo cho tội Gây rối trật tự công cộng.

Đa số những người này đã bị tạm giữ từ tháng 7/2010 sau khi bị cáo buộc gây rối an ninh trật tự.

Thiệt hại cho cơ quan công quyền

Hôm 25/07/2010, hai ngày sau khi anh Nguyễn Văn Khương tử nạn sau khi bị bắt vào trụ sở công an huyện Tân Yên vì không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, gia đình anh đã đưa quan tài của anh lên UBND tỉnh để đòi giải thích về cái chết của anh.

Sự việc đã thu hút sự tham gia của hàng trăm người, một số người la hét và bao vây UBND tỉnh, xô đổ hàng rào sắt.

Cáo trạng của cơ quan kiểm sát nói những người quá khích đã ném gạch đá vào cảnh sát được điều tới để giữ trật tự.

Lê Quốc Huy: 4 năm

Ngô Đức Khánh: 2 năm

Lành Văn Thoại: 2 năm

Nguyễn Hữu Luận: 2 năm

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Tức

Gia đình LS Cù Huy Hà Vũ nhờ quốc tế can thiệp

Khoa Diễm, thông tín viên RFA
Phần âm thanh

Vào ngày 24 tháng 3 sắp tới, Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội sẽ đưa Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ ra xét xử theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam.

(Hình bên: LS Nguyễn Xuân Phước trả lời phỏng vấn Khoa Diễm tại văn phòng của ông. RFA photo)

*

Tuy nhiên, gia đình ông tin rằng ông không hề chống phá nhà nước hay phạm bất cứ tội danh nào trong bản cáo trạng nên họ đã đệ đơn lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. LS Nguyễn Xuân Phước, người có văn phòng luật tại thành phố Richardson, tiểu bang Texas, tham gia trợ giúp pháp lý cho gia đình ông Cù Huy Hà Vũ trong việc đệ đơn này. Khoa Diễm có buổi nói chuyện với LS Nguyễn Xuân Phước để tìm hiểu thêm sự việc này.

Đệ đơn lên HĐNQ LHQ

Trước hết, LS Phước cho biết:

Trường hợp của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ là một trường hợp vi phạm nhân quyền rất nghiêm trọng và tất cả mọi người đều biết chuyện này. Trường hợp này cũng đã được rất nhiều hội nhân quyền quốc tế quan tâm và trong mối quan tâm chung đó thì tôi cũng là một người nghiên cứu về luật nhân quyền. Trong quan hệ giữa các anh em ở trong nước và hải ngoại thì gia đình đã liên lạc với tôi và nhờ tôi phụ trách đệ đơn khiếu nại của Luật sư Cù Huy Hà Vũ lên Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.

Khoa Diễm: Theo như tôi biết thì không phải là vợ của Tiến sĩ Vũ đề đơn cho vụ kiện này mà là em gái của ông ta, không biết là lý do vì sao?

LS Nguyễn Xuân Phước: Thứ nhất bà Dương Hà là một luật sư và lúc bấy giờ, lúc gặp tôi thì bà Dương Hà vẫn là luật sư đại diện cho Luật sư Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Trong nước thì có lẽ gia đình cũng quan ngại những mâu thuẫn có thể phát sinh ra trong quá trình làm việc với nhà nước, do đó gia đình quyết định để cho bà Cù Thị Xuân Bích là em ruột của LS Cù Huy Hà Vũ đứng ra nhờ và đồng đơn với văn phòng của chúng tôi để lo cái việc khiếu nại với LHQ.

Đặc biệt là Hội đồng Nhân quyền cũng rất là quan tâm đến trường hợp này rồi có nghĩa là họ cũng có những thông tin về trường hợp Việt Nam vi phạm quyền của LS Cù Huy Hà Vũ.

LS Nguyễn Xuân Phước

Xem chi tiết…

Thời của những kẻ nhỏ bé

Trong bài “Một kiểu cách mạng mới” đăng ngày 22 tháng 2 năm 2011, tôi nêu lên một số đặc điểm nổi bật trong các nổi dậy tranh đấu cho tự do và dân chủ ở Trung Đông và Bắc Phi gần đây: một, thực sự mang tính quần chúng; hai, không gắn liền với một đảng phái hay một ý thức hệ nào cả; và ba, cũng không có cả lãnh tụ. Trong bài này, tôi xin khai triển thêm đặc điểm thứ ba ấy.

Nhiều nhà bình luận chính trị trên thế giới cho đó là sự khác biệt căn bản giữa sinh hoạt chính trị của thế kỷ 21 này với thế kỷ 20 vừa qua; đồng thời, đó cũng là món quà có ý nghĩa nhất mà internet đã mang lại cho nhân loại.

Trước, cuộc cách mạng nào cũng gắn liền với những tên tuổi lớn, đầy những huyền thoại, và có sức cuốn hút mãnh liệt đối với quần chúng. Ở nửa đầu thế kỷ 20, có Lenin ở Nga, sau đó, Mao Trạch Đông ở Trung Quốc, Hồ Chí Minh ở Việt Nam, Fidel Castro ở Cuba, Gamal Abdel Nasser ở Ai Cập, Mustafa Kemal Ataturk ở Thổ Nhĩ Kỳ, Mahatma Gandhi ở Ấn Độ. Trong những thập niên cuối của thế kỷ 20 có Nelson Mandela ở Nam Phi, Lech Walesa ở Ba Lan, Václav Havel ở Tiệp Khắc, Aung San Suu Kyi ở Miến Điện, v.v…

Còn bây giờ, trong cuộc cách mạng được mệnh danh là “cách mạng hoa nhài” ở một số nước Trung Đông và Bắc Phi, những hình ảnh nổi bật nhất, được giới truyền thông chú ý nhất và xem như là biểu tượng của các cuộc nổi dậy, là những ai?

Đó là:

Thứ nhất, Mohamed Bouazizi, 26 tuổi, làm nghề bán trái cây ở Tunisia. Anh thuộc loại người ít học, nghèo nàn và không có tham vọng chính trị gì cả. Anh sống bằng một cái nghề rất ư khiêm tốn và chỉ mong được sống qua ngày. Vậy thôi. Đến lúc bị cảnh sát bức bách và nhục mạ đến mức không thể chịu đựng được nữa, anh cũng chẳng biết làm cách gì khác hơn là tự hại bản thân mình: tự thiêu. Nhưng ngọn lửa thiêu cháy đó đã được lan truyền đi khắp nơi qua internet, thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh trong cả nước Tunisia, cuối cùng, làm đổ nhào chế độ độc tài Zine el-Abidine Ben Ali; hơn nữa, còn lan sang tận Ai Cập.

Thứ hai, Khaled Said, 28 tuổi, một chuyên viên về computer, bị cảnh sát Ai Cập bắt và đánh chết khi anh tìm cách tung lên mạng hình ảnh một số cảnh sát ăn cắp cần sa. Bạn bè anh đã nhanh chóng tung bức ảnh thân thể bầm dập của anh lên internet, và cũng giống như Mohamed Bouazizi ở Tunisia, Khaled Said đã trở thành mồi lửa làm bùng cháy cuộc cách mạng ở Ai Cập, cuối cùng, thiêu rụi cả sự nghiệp kéo dài cả ba chục năm của Tổng thống Hosni Mubarak.

Thứ ba, Wael Ghonim, 31 tuổi, kỹ sư computer, trưởng phòng tiếp thị của Google ở Trung Đông và Bắc Phi. Xúc động trước cái chết thảm thương của Khaled Said, Ghomin đã lập trang Facebook “Tất cả chúng ta đều là Khaled Said” được rất đông thanh niên và sinh viên theo dõi. Cảm thấy nguy hiểm, cảnh sát Ai Cập bắt anh. Việc bắt bớ ấy đã làm dấy lên làn sóng tranh đấu không những tại Ai Cập mà còn cả khắp thế giới qua nhiều tổ chức quốc tế khác nhau. Cuối cùng, chính quyền Ai Cập buộc phải thả anh. Nhưng lúc ấy đã quá muộn. Cuộc cách mạng dân chủ ở Ai Cập đã tiến đến cao trào, không ai có thể ngăn chận được nữa.

Trước cuộc cách mạng hoa nhài ở Tunisia và Ai Cập, một phụ nữ vô danh ở Iran, Neda Agha-Soltan, cũng suýt làm sụp đổ chính phủ Mahmoud Ahmadinejad khi cô bị cảnh sát đánh chết ngoài đường phố vào ngày 20 tháng 6 năm 2009. Cho đến nay, không ai biết chắc lý do tại sao cô bị cảnh sát đánh chết: Cô tham gia một đoàn biểu tình hay chỉ là khách bàng quan tình cờ đi ngang qua đó? Nhưng hình ảnh cô quằn quại dưới trận đòn ác nghiệt của cảnh sát đã được nhiều người qua đường chụp và tung lên mạng khiến dân chúng căm phẫn và tạo nên những cuộc biểu tình rầm rộ ở Iran.

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận