Lưu trữ

Archive for 23/03/2011

Sẽ đến lượt Trung Quốc?

Nguyễn Quốc Khải dịch theo Wall Street Journal

Theo tác giả, Trung Quốc sẽ không lây “bệnh truyền nhiễm” của Trung Đông một ngày gần đây. Nhưng Trung Quốc rất có thể phải đối phó với những vấn đề trong tương lai.

(Hình bên: Công An Trung Quốc canh gác tại những khu phố ở Bắc Kinh vì lo ngại biểu tình hồi tháng 2 năm 2011. AFP PHOTO)

*

Lý do là cho đến nay, giai cấp trung lưu xem ra bằng lòng hi sinh tự do chính trị để đổi lấy lợi tức cao và sự ổn định.      Nhưng ở một thời điểm nào đó, sự đổi chác này sẽ rất có thể thất bại.

Một số tác giả khác cũng đã đóng góp những bài nghiên cứu đáng chú ý về “Cách Mạng Hoa Nhài” như Jean-Pierre Cabestan, Barry Eichengreen, Duncan Green, Huguette Labelle, và Dani Rodrik.

Ông Francis Fukuyama là học giả kỳ cựu tại Freeman Spogli Institute for International Studies thuộc Standford University ở California, Hoa Kỳ. Trước đây ông đã giảng dạy nhiều năm tại George Mason University và Johns Hopkins University. Ông từng theo học tại Cornell và Yale và tốt nghiệp với bằng Tiến Sĩ Chính Trị Học tại Harvard University. Cuốn sách mới nhất của ông với tựa đề “The Origins of Political Order: From Prehuman Times to the French Revolution,” sẽ được phát hành trong tháng 4, 2011.

Tuy nhiên GS Fukuyama được biết đến nhiều nhất qua cuốn sách nổi tiếng “The End of History and the Last Man”, xuất bản vào năm 1992. Trong sách này ông lập luận rằng sự tiến bộ của lịch sử nhân loại qua những cuộc tranh chấp về ý thức hệ hầu như kết thúc và thế giới an vị với một nền dân chủ cởi mở sau khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt và sự xụp đổ của Bức Tường Bá Linh vào năm 1989. GS Fukuyama tiên đoán sự toàn thắng huy hoàng cuối cùng của chủ nghĩa tự do về cả hai phương diện chính trị và kinh tế.

Mối đe dọa của các chế độ độc tài

Một số thăm dò dư luận cho thấy rằng đa số dân Trung Quốc cảm thấy cuộc sống của họ tốt hơn về phương diện kinh tế trong những năm gần đây.

Trong thời gian ba tháng ngắn ngủi vừa qua, những cuộc nổi dậy của dân chúng đã lật đổ chế độ tại Tunisia, Ai Cập, đang gây ra cuộc nội chiến tại Libya, và rối loạn tại những nơi khác ở Trung Đông. Những cuộc nổi dậy này cũng tạo ra một thắc mắc trong đầu nhiều người: Liệu làn sóng dân chủ mới này sẽ là mối đe dọa cho tất cả những chế độ độc tài? Đặc biệt là Trung Quốc, một cường quốc đang vươn lên, có thể bị những sức mạnh này tấn công hay không?

Tiananmen-g-250.jpg
(Hình bên: Công An Trung Quốc canh gác tại Quảng trường Thiên An Môn. AFP PHOTO.)
*

Chính quyền Cộng Sản Bắc Kinh rõ ràng lo ngại. Họ đã giới hạn việc phổ biến tin tức về những cuộc nổi dậy và đã chấn áp những người vận động dân chủ và những phóng viên ngoại quốc để ngăn chặn ngay từ đầu những lời kêu gọi trên Internet về một cuộc “Cách Mạng Hoa Nhài” tại Trung Quốc. Một bài bình luận mới đây trên tờ nhật báo Bắc Kinh, một cơ quan ngôn luận của ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản thành phố, tuyên bố rằng đa số những người dân ở Trung Đông không thích những cuộc biểu tình chống đối tại nước của họ. Đây là những rối loạn tự lừa bịp do một thiểu số điều khiển. Về phần Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào, ông kêu gọi tăng cường cái được gán cho cái tên “Trường Hỏa Thành” (Great Firewall). Đây là một bộ máy kiểm duyệt và theo rõi phức tạp mà chế độ sử dụng để kiếm soát việc tiếp cận Internet.

Không giống trường hợp ở Trung Đông, giai cấp trung lưu của Trung Quốc đã hưởng phúc lợi từ sự phát triển kinh tế mạnh mẽ và chánh sách tạo việc làm cho những người có học.

Không có một nhà xã hội học hay phân tách tình báo nào đã tiên đoán được thời điểm chính xác hoặc sự lan rộng của cuộc nổi dậy của người dân Ả Rập – thực tế là cuộc nổi dậy này đã khởi sự tại Tunisia và được châm ngòi bởi một vụ tự thiêu của một người bán rau và những cuộc biểu tình đã buộc quân đội Ai Cập bỏ rơi ông Hosni Mubarak. Những xã hội Á Rập xem ra ổn định một cách thản nhiên trong hơn một thế hệ vừa qua. Tại sao những xã hội này lại bùng nổ vào năm 2011 là một điều chỉ có thể hiểu được bằng cách nhìn vào quá khứ, hi vọng như thế.

Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta không thể nghĩ đến những cuộc cách mạng xã hội theo một phương cách quy mô. Ngay cả những sự việc bất ngờ phải xẩy ra trong một môi trường nào đó. Một điểm nữa là tình trạng của Trung Quốc và Trung Đông khác biệt tận gốc. Hầu hết những bằng chứng cho thấy rằng Trung Quốc khá an toàn đối với làn sóng dân chủ đang lan tràn trên những phần đất khác của thế giới – ít nhất trong giai đoạn hiện tại.

Xem chi tiết…

Cháy nhà, ra mặt… cán bộ

Tạ Phong Tần

Báo Thanh Niên ngày 21 tháng 3, 2011 cho hay: “Ngày 18 tháng 3, 2011 Hoàng Thế Liên, thứ trưởng thường trực Bộ Tư Pháp bị kẻ gian vào phòng làm việc (tại trụ sở Bộ Tư Pháp và Bộ Kế Hoạch-Ðầu Tư) lấy đi “khoảng 245 triệu đồng cùng 2,000 USD.”

Khôi hài nhất là cách giải thích về nguồn gốc số tiền của “ai đó” với báo chí (không phải chính miệng ông Liên) là “tiền tiết kiệm của ông Liên và giữ hộ dòng họ Hoàng.

Hiện trường vụ trộm nhà cán bộ Lê Văn Dần ngày 21 tháng 5, 2009. (Hình: Báo Mới)

Thời buổi “ra ngõ gặp ngân hàng” liệu có ai tin là ông Liên giữ tiền cho dòng họ không? Làm ra tiền luôn luôn khó hơn giữ tiền (chỉ làm động tác đơn giản “cất kỹ” là xong). Dùng chữ “dòng họ” hẳn phải là đông người, chẳng lẽ một đám đông người biết làm ra tiền nhưng lại không có khả năng giữ tiền của chính mình nên phải nhờ ông Liên giữ tiền giùm mình?

Ông thứ trưởng này (lại đường đường là thứ trưởng Bộ Tư Pháp hẳn hoi chớ không phải thứ trưởng không biết đọc sách luật đâu nhé) sao lại ngớ ngẩn đến mức cất tiền riêng ở một chỗ rất ư “nhạy cảm” (dễ bị người ta nghĩ đến tiền hối lộ) là phòng làm việc?

Bản tin còn cho biết thêm: “Trước đó, vào ngày 16 tháng 3, kẻ gian cũng đã đột nhập vào một cơ quan của Bộ Kế Hoạch-Ðầu Tư trên địa bàn Q. Ðống Ða, lấy cắp một số tài sản ước tính trên 60 triệu đồng.”

Ðọc những tin như thế này thảo dân tôi mới chợt giật mình khi nhớ lại lâu lâu báo chí lại đưa tin cán bộ bị mất trộm, mà toàn là mất số tài sản bự cả.

Ðiểm lại những tin tức thời gian gần đây sẽ thấy như sau: Xem chi tiết…

Thực chất cuộc cách mạng Hoa Lài

Y-Lan. Thông tín viên RFA

Cuộc Cách mạng Hoa Lài khởi sự ở Tunisie miền Bắc Phi đang lan tràn trong thế giới Ả Rập và làm bùng dậy khối người mới đây còn nhẫn nhục cúi đầu dưới gót độc tài. Có những niềm hy vọng nào, và những mối lo gì nảy sinh từ đó?

JPG - 22.6 kb
Cảnh sát Tunisie đàn áp. RFA photo

Ai ai cũng tưởng như mọi sự đều “bình thường” và “an hảo”, nhưng ai ngờ ngọn đuốc cách mạng Tunisie như ngòi thuốc súng làm sôi sục Ai Cập, Algérie, Yemen, Barhain và nay Libya. Chúng tôi phỏng vấn Giáo sư Cherif Ferjani, người Tunisie, để tìm hiểu thực chất cuộc Cách mạng Hoa Lài.

Niềm hy vọng lớn

Ỷ Lan: Xin chào Giáo sư Cherif Ferjani. Trước hết xin giáo sư vui lòng tự giới thiệu đôi lời.

Cherif Ferjani: Hiện nay tôi là giáo sư đại học Lyon 2 ở Pháp. Tôi là cựu tù nhân, thành viên sáng lập Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Tunisie.

Ỷ Lan: Mọi người trên thế giới đều hứng thú theo dõi những đổi thay cơ bản ở Tunisie; giáo sư có thể cho biết cảm tưởng chung về những chi đang xẩy ra tại Tunisie?

Chúng tôi đang trên đường tháo gỡ mọi guồng máy độc tài.

GS Ferjani

Cherif Ferjani: Cảm tưởng của tôi là: Một niềm hy vọng lớn cho dân chủ trên quê hương tôi. Trong vòng 4 tuần lễ, một phong trào bất bạo động đã hạ bệ một tên độc tài, và chúng tôi đang trên đường tháo gỡ mọi guồng máy độc tài. Trước hết là giải tán cái đảng ngự trị độc tôn trên đất nước chúng tôi kể từ ngày Tunisie tuyên bố độc lập vào thập niên 50. Đồng thời, cho về vườn hay sa thải các bộ trưởng, các viên chức cảnh sát, viên chức hành chánh chống đối tiến trình dân chủ hóa đất nước; trả tự do cho tù chính trị; mời giới lưu vong hồi hương, cũng như tham gia các Công ước quốc tế về nhân quyền, như hủy bỏ án tử hình, như cấm tra tấn, gia nhập Tòa án quốc tế xử các tội ác chống nhân loại, và đặc biệt là Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Tuy phê chuẩn Công ước này trước đây, nhưng Tunisie đã đặt ra một số điều kiện trên hai điểm: bất bình đẳng trong việc chia gia tài và việc cưới hỏi giữa người Hồi giáo và không Hồi giáo. Đối với chúng tôi, những biện pháp thực hiện trên đây mang lại hướng dân chủ cho cuộc cách mạng.

Mối lo trọng yếu

Tuy nhiên nỗi lo lắng lớn hiện nay là quyền lực của Ben Ali khóa miệng mọi biểu tỏ tự do trong xã hội, gây thành khoảng trống trên bình diện chính trị. Các nhà dân chủ bị phân hóa. Các phong trào dân chủ ở Tunisie chia rẽ nhau giữa phe ủng hộ một chính quyền chuyển tiếp và phe chống lại chính quyền này. Một số kêu gọi cho việc bầu cử một quốc hội lập hiến. Nhưng với điều luật bầu cử nào đây ? Làm sao vừa thoát ly nền độc tài lại có thể tiến thẳng vào những cuộc bầu cử. Đây là một nan đề. Hiện có một mặt trận đang thành lập, gọi là “Hội đồng bảo vệ Cách mạng”.

JPG - 119.1 kb
Biểu tình ở Bahrain

Mặt trận tự xem như một chính phủ thứ hai, một chính phủ kép. Thật khônt thể an tâm trong tình trạng lưỡng quyền. Tôi hy vọng rằng một chính quyền lâm thời cùng với “Hội đồng bảo vệ Cách mạng” hãy hợp tác với nhau cho một cuộc bầu cử dân chủ thực sự, tác tạo những điều kiện hình thành cuộc đầu phiếu dân chủ. Đó là hiện tình chính trị ở Tunisie.

Điều bất hạnh hiện nay là lực lượng có tổ chức lại là lực lượng Hồi giáo. Dù rằng giới lãnh đạo Hồi giáo có những tuyên bố ủng hộ dân chủ, nhân quyền, kể cả quyền phụ nữ. Họ nói rằng họ sẽ không đặt lại những vấn đề này. Thật là điều không nên, nếu họ là lực lượng chính trị duy nhất. Vì vậy mà tôi mong mỏi có một bộ luật bầu cử tính theo tỉ lệ, nhằm ngăn chận một đảng độc tôn thủ đắc mọi quyền hành, dù đảng này quan trọng đến thế nào, để các chính đảng khác nhau có thể cộng tác điều hành việc nước.

Tôi mong mỏi có một bộ luật bầu cử tính theo tỉ lệ, nhằm ngăn chận một đảng độc tôn.

GS Ferjani

Xem chi tiết…