Lưu trữ

Archive for 14/03/2011

Thăm nhà nạn nhân bị trung tá công an đánh gãy cổ đến chết, oan khuất nghẹn lời

Đã từng là nạn nhân của vụ hành hung bất nhân từ những nhân viên công lực, nếm trải những đau đớn về tinh thần và thể xác với vị thế của một công dân trong đất nước Việt Nam luôn được ca ngợi hòa bình, ổn định và an ninh, nhất là ở Thành phố Thủ đô ngàn năm văn hiến, thành phố Hòa Bình, tôi thấm thía những gì các nạn nhân phải chịu.

Di ảnh ông Trịnh Xuân Tùng 

Nhận được tin có một nạn nhân chết oan khuất bởi sự lộng hành của viên Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh, chúng tôi quyết định đến ghé thăm nhà nạn nhân, thắp nén hương cho linh hồn người đã chết oan khuất.

Căn nhà gần ngã tư Bạch Mai – Phố Huế cắt đường Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân chìm trong không khí buồn tê tái, dù bên ngoài vẫn nhịp sống sôi động, ồn ào.

Thắp lên nén hương cho người đã khuất, chúng tôi bần thần nhìn tấm di ảnh ông ngồi đó nhìn ra dòng người tấp nập đi lại như ngơ ngác, không hiểu lý do gì mình phải từ giã cuộc sống khi đang tuổi trẻ, sung sức để lại mẹ già và con dại.

Tiếp chúng tôi, cụ già mẹ nạn nhân đã hơn 90 tuổi, khóc nghẹn lời. Bà không thể nói được gì hơn ngoài dòng nước mắt cứ chảy chầm chậm trên đôi gò má nhăn nheo trước di ảnh người con thân yêu của mình.

Xung quanh nhà, một số bà con thân thích của người quá cố, cô con gái Trịnh Kim Tiến tiếp chúng tôi cho biết, mấy ngày qua, mẹ cô như người mất hồn, bà thì đã lớn tuổi, cô hết sức lúng túng khi người bố thân yêu khỏe mạnh đã ra đi oan khuất không thể nhắm mắt.

Cô ngồi kể lại cho chúng tôi nghe khá bình tĩnh, cô nói rằng cô không thể khóc lúc này, dù cô là con gái. Nhưng với hoàn cảnh gia đình với bà nội đã già hơn 90 tuổi, mẹ bị ngơ ngẩn như mất hồn kể từ khi sự việc xảy ra, em gái còn nhỏ, cô phải đứng lên nuốt nước mắt vào trong để làm trụ cột bất đắc dĩ cho gia đình mình trong lúc này.

Câu chuyện cô kể lại cũng như các phương tiện thông tin đã loan tải khi cô trả lời phỏng vấn, nhưng những chi tiết cô kể lại, làm chúng tôi không khỏi rùng mình vì cái chết đến đơn giản như thế và quan trọng hơn là sự vô cảm của những người đầy tớ nhân dân.

Những chi tiết chính có lẽ không cần nói thêm, nhưng những chi tiết như khi nạn nhân đã bị đánh đến bị liệt tứ chi vẫn bị giam giữ mặc dù gia đình đã van xin nhiều lần, vẫn không được đưa đi cấp cứu. Ngay cả bát phở gia đình mua vào vẫn không cho nạn nhân ăn cho đến khi nguy cấp mang vào bệnh viện và nhịn đói cho đến khi chết.

Thậm chí, với một người đã liệt tứ chi khi đưa đi bệnh viện thì tay vẫn bị còng vào cáng! Và người nhà nạn nhân còn phải ở lại dọn dẹp phòng cho Phường trước khi đưa người cấp cứu ra đi vì bị giam cả buổi đã nôn vài sùi bọt mép làm bẩn nơi đó…

Quả thật là không còn gì để có thể chứng minh sự mất lương tâm và vô cảm hơn cả sỏi đá trước một mạng người dân.

Với tội ác đã gây ra như vậy, nhưng kể từ khi nạn nhân vào nằm viện từ 28/2 cho đến khi nạn nhân chết ngày 8/3 là cả một khoảng thời gian rất dài, viên công an này cũng như cơ quan công an Phường Thịnh Liệt không một lời thăm hỏi. Chỉ đến khi nạn nhân đã chết, thì mới cho người nhà đến đề nghị bồi thường tiền thuốc men và ma chay. Có phải họ nghĩ rằng với vài đồng tiền có thể làm được tất cả mọi thứ, có thể mua được mọi tội ác chăng?

Xem chi tiết…

Hội Cựu chiến binh Khánh Hòa lên tiếng về việc CSGT đánh người gây thương tích

Liên quan vụ CSGT huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa gây thương tích cho anh Huỳnh Tấn Nam – cựu quân nhân, bảo vệ Tổng kho DFC ở Nha Trang – Hội Cựu chiến binh tỉnh Khánh Hòa vừa có công văn gửi Giám đốc và Thanh tra Công an tỉnh Khánh Hòa, đề nghị chỉ đạo Thanh tra Công an tỉnh xác minh tình trạng chậm giải quyết vụ án, sớm có kết luận trả lời người có đơn tố cáo, theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Trước đó, tối 24-4-2010, trong ca trực, anh Nam chạy xe máy ra quốc lộ 1A mua bánh mì ăn tối, không đội mũ bảo hiểm. Thượng sĩ CSGT huyện Diên Khánh Vũ Văn Duy chở công an viên xã Diên Phú (huyện Diên Khánh) Nguyễn Trọng Hiếu rượt đuổi gắt gao, làm anh Nam ngã xe, thương tật tàn phế (mất 77% sức khỏe), rồi lên xe bỏ đi.

Anh Nam cùng cha là cựu chiến binh Huỳnh Đức Đại đã nhiều lần gửi đơn kêu cứu và tố cáo đến các cơ quan chức năng địa phương và trung ương, nhưng vụ án vẫn trong tình trạng chậm giải quyết.

Chiều 11-3, lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân TP Nha Trang cho biết, cảnh sát điều tra Công an Nha Trang vừa khởi tố vụ án “gây thương tích cho người khác trong khi thi hành công vụ”, khởi tố bị can Hiếu, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân TP Nha Trang. Nghiên cứu hồ sơ, Viện Kiểm sát nhân dân TP Nha Trang yêu cầu thực nghiệm lại hiện trường một lần nữa để có cơ sở phê chuẩn khởi tố bị can.

Trước đó, Cảnh sát điều tra Công an Nha Trang đã 2 lần thực nghiệm hiện trường.

Về phía bị hại, mẹ anh Nam là bà Doãn Thị Minh Thư cho biết gia đình rất bức xúc việc Công an Nha Trang chậm giải quyết, càng bức xúc khi biết chỉ khởi tố Hiếu mà không khởi tố Duy – người gây án chính. Gia đình đã vay mượn thêm 20 triệu đồng để đưa anh Nam vào Viện Răng Hàm Mặt (TP.HCM) mổ vào tối 13-3 tới. Trước đó, gia đình đã chạy chữa cho anh Nam tại 4 cơ sở y tế lớn ở TP.HCM, hết hơn 150 triệu đồng (chủ yếu vay mượn). Công an huyện Diên Khánh đã góp tiền 5 lần để cùng gia đình lo chạy chữa, tổng cộng 42 triệu đồng.

Được biết, các nhân chứng đều khai anh Nam ngã xe vì bị Hiếu quật dùi cui trúng bả vai. Sau đó 2 CSGT còn tiếp tục đánh khi anh Nam đã thương tích nguy kịch.

V.T

Nguồn : TuoiTre

6 giải thưởng “Cư dân mạng”, có Phạm Minh Hoàng

Tường An-Paris
Phần âm thanh

Nhân ngày “Thế Giới Chống Kiểm Duyệt Internet”12 tháng 3, tại Paris, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) đã trao giải thưởng “Cư Dân Mạng”(Net- Citoyens, Netizens) cho nhóm Nawaat, Tunisia.

(Hình bên: Cựu Ngoại trưởng Kouchner trao giải cho ông Astrudal. RFA)

*

Người Việt Nam được giải thưởng

Trên 200 nhà báo, phóng viên đến dự buổi tổ chức này, tại quận 9, Paris, nhân ngày “Thế Giới Chống Kiểm Duyệt Internet” 12 tháng 3. Sáu người được đề nghị nhận giải thưởng “Cư Dân Mạng”năm 2011 gồm có:

- Nawaat : là 1 nhóm bloggers ở Tunisia, được thành lập năm 2004. Trang web Nawaat đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến tình trạng bất ổn ở Tunisia. Nawaat có trang liên kết với Wikileaks để đăng những thông tin về Sidi Bouzid mà truyền thông của nhà nước không nói đến.

- Diễn đàn Abduleman Ali (vương quốc Bahrain): Diễn đàn BahrainOnline.org là một trang web ủng hộ dân chủ có hơn 100 ngàn người vào mỗi ngày. Ông Ali đã bị bắt tháng 9 năm 2010 và trả tự do tháng 2 năm 2011 vì tội “gây bất ổn xã hội do thông tin sai lạc về nội bộ vương quốc”

Giáo sư Phạm Minh Hoàng bị bắt ngày 13 tháng 8 năm 2010 vì tội “tham gia các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”theo điều 79 của bộ luật hình sự, đến nay chưa xét xử.

- Jiew, Prachatai (Thái Lan) : Quản trị viên, biên tập viên của trang Prachatai, trang web đã cung cấp nhiểu thông tin liên quan đến cuộc biến động ở Thái lan tháng 4 năm 2010. Hiện cô đang bị kết án về nhiều tội mà trong đó có tội chống lại kiểm duyệt và có thể bị kết án tổng cộng 70 năm tù.

- Tan Zuoren (Trung Quốc) : đồng tác giả của blog 64tianwang, bị bắt ngày 9 tháng 2 năm 2010, bị kết án 5 năm tù vì tội “kích động lật đổ chính quyền”

JPG - 102 kb
Giáo sư Phạm Minh Hoàng và con gái

- Phạm Minh Hoàng (Người Pháp gốc Việt) Blogger Phạm Minh Hoàng viết nhiều bài phổ biến dưới tên Phan Kiến Quốc. Ông bị bắt ngày 13 tháng 8 năm 2010 vì tội “tham gia các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”theo điều 79 của bộ luật hình sự. Cho đến hôm nay, ông vẫn chưa được đem ra xét xử.

- Natalia Radziner, (Belarus) : Biên tâp viên trưởng của trang Charter97, trang web này cung ứng tất cả thông tin về các trường hợp bắt bớ, hành hung, sách nhiễu của công an đối với các cư dân mạng. Ngày 19 tháng 9 năm 2010 cô bị công an đánh bị thương ở đầu và bị bắt giam, đến tháng 1 năm 2011, cô được thả nhưng vẫn còn bị quản chế.

Cảm tưởng: vui mừng, xúc động, thêm hy vọng

Xem chi tiết…