Lưu trữ

Archive for 12/03/2011

Linh mục phản đối vụ xử ‘nữ sinh Hà Giang’

Nguồn: VietnamNet

(Hình bên: Bị cáo Sầm Đức Xương (áo đen) tại phiên tòa)

Trong lúc dư luận tiếp tục quan tâm đến vụ xử án tại Hà Giang vừa kết thúc, với hai nữ sinh trung học bị kết tội ‘môi giới mại dâm’, được nhận án treo và tha tại tòa, đã có các tiếng nói phê phán cách thức xử lý vụ việc.

Tòa án tỉnh Hà Giang tuyên án bị cáo Nguyễn Thị Hằng 36 tháng tù treo, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy 30 tháng tù treo, thời điểm thụ án tính từ ngày 10/3/2011 rồi thả họ.

Còn bị cáo Sầm Đức Xương, nguyên hiệu trưởng trường THPT Việt Lâm, nhận án 9 năm tù giam, thời gian tính từ ngày bị bắt (07/9/2009), với tội danh “mua dâm trẻ vị thành niên”.

Nhưng trước đó, các linh mục Têphanô Chân Tín, Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn; Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Tổng Giáo phận Huế; Tađêô Nguyễn Văn Lý, từ Tổng Giáo phận Huế và Phêrô Phan Văn Lợi, Giáo phận Bắc Ninh có thư lên án vụ xử.

Bao che quan chức?

Lá thư cho rằng hai bị cáo Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy “chỉ là những học sinh vị thành niên, nạn nhân của một đường dây mua bán dâm mà người tổ chức là viên hiệu trưởng và khách hàng là nhiều viên chức cao cấp tại tỉnh Hà Giang.”

Thế như, các linh mục viết tiếp, trong phiên tòa và bản án “bị công luận lên án kịch liệt” này, “hai nữ sinh vô tội này đã bị giam giữ trong những điều kiện hết sức dã man và tàn tệ”.

Vì sao Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam không lên tiếng?

Bốn linh mục Công giáo

Thư của các vị linh mục nêu ra ví dụ về chuyện này:

“Họ không được chăm sóc y tế đầy đủ (dù có bệnh phụ khoa), không được gặp mặt gia đình thường xuyên (để nhận thuốc men và sự an ủi), bị hăm dọa vì đã tiết lộ tên tuổi những cán bộ cao cấp từng phá hại đời mình và bạn bè mình, bị cấm cản không được thuê luật sư bào chữa với lý do sẽ chẳng có ngày ra khỏi ngục.”

Ngoài ra, vẫn theo lá thư của bốn vị linh mục tại Việt Nam, “ngoài việc bị tước quyền căn bản của công dân trước tòa án là có luật sư biện hộ, hai nạn nhân vô tội còn bị tước quyền có người giám hộ là cha mẹ hiện diện, với lý cớ hai cháu đã đến tuổi trưởng thành”.

Các linh mục cho rằng đây là phiên tòa có mục đích “bao che tội trạng của các quan chức cao cấp ở Hà Giang, đứng đầu là nguyên chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô, vốn đã hại đời hai cháu và nhiều bạn bè của hai cháu”.

Lá thư cũng đặt câu hỏi vì sao Bộ Tư pháp đã không lên tiếng cứu hai công dân vị thành niên bị án oan của mình, Bộ Giáo dục đã không lên tiếng cứu hai học trò bé nhỏ của mình, ủy ban dân tộc và các vấn đề miền núi đã không lên tiếng cứu hai công dân sống ở miền núi của mình, Hội Liên hiệp Phụ nữ đã không lên tiếng cứu hai thành viên tiềm năng của mình.

Đó là chưa kể, các linh mục đặt câu hỏi vì sao nhiều Ủy ban Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân, Hội khuyến học, Hội Bảo trợ bà mẹ và trẻ em, nhiều tờ báo “lề phải”… tất cả cũng đều dửng dưng?

Ngoài ra, lá thư cũng lên tiếng phê phán “bộ máy nhà nước (chính quyền, tòa án…) chỉ là công cụ của các lãnh đạo tự coi mình là những ông trời con”, và “nền giáo dục tiếp tục băng hoại” tại Việt Nam.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/03/110311_hagiang_courtcase_comments.shtml

Cảm hứng từ cách mạng Bắc Phi: Làm giàu ô nhục và làm giàu vinh quang

Hình ảnh cựu Tổng thống Tunisia bị xé bỏ ở trung tâm Thủ đô Tunis(Hình ảnh cựu Tổng thống Tunisia bị xé bỏ ở trung tâm Thủ đô Tunis. Hình: ASSOCIATED PRESS)

*

Cuộc cách mạng sôi nổi trên đường phố Tunisia và Libya đánh sập những chế độ độc đoán, mở ra kỷ nguyên dân chủ tự do cho cả khu vực là chuyển biến lịch sử mang dấu thời đại. Cả một vùng đất có nền văn minh cổ đặc sắc nay hòa nhập hẳn với nền văn minh hiện đại, nêu cao những giá trị phổ quát thống nhất của toàn nhân loại: độc lập, tự do dân chủ, công bằng và nhân quyền.

Ở Tunisia, cuộc sống xã hội khá cao, gần 4.000 đôla thu nhập/đầu người/năm, đứng hàng thứ tư của 54 nước châu Phi. Tunisia khá giàu về tài nguyên mỏ, dầu và khí, đã sản xuất điện hạt nhân. Kinh tế phát triển cao, tăng 5% đều đặn hơn 10 năm nay, du lịch phát triển mạnh. Nền giáo dục từ tiểu học lên đại học vào loại xuất sắc ở vùng Bắc Phi và Cận Đông. Xã hội vẫn được cho là ổn định.

Vậy mà lòng dân không yên. Sự bất mãn lớn nhất là thành quả của sự phát triển không được chia đều trong xã hội, tầng lớp cầm quyền chiếm đoạt đến 80% thành quả của phát triển, chỉ cho 10 triệu dân hưởng 20 phần trăm còn lại. Báo sinh viên Tunis cho rằng dân chỉ được nhặt “những mảnh bánh mì vụn, bơ thừa, sữa cặn của giới thượng lưu”. Tất cả các công ty lớn đều nằm trong tay những cận thần của Ben Ali. Vợ con Ben Ali sống xa hoa còn hơn thời vua chúa. Họ có máy bay riêng, biệt thự, lâu đài ở Ý, Pháp, có ngân hàng riêng, sòng bạc quốc tế, hãng du lịch riêng, khách sạn 5 sao. Ngay sau khi vợ chồng Ben Ali bỏ chạy, một ban đặc trách thấy trong dinh tổng thống có 3 phòng riêng trên gác với nhiều tủ lớn chứa đầy tiền mặt đôla và Euro, từng gói lớn đựng trong hàng trăm thùng (được truyền hình Pháp TF2 truyền đi ngày 23-1), chưa kể 2 tấn rưỡi vàng ròng, vợ hai của Ben Ali chở theo sang Saudi Arabia.

Căm giận bất công quá đáng, hố sâu giàu nghèo toang hoác, “người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra”, sinh viên tốt nghiệp không tìm ra việc làm, tham nhũng tràn lan…là mồi lửa cho cuộc nổi dậy xung thiên của quần chúng khao khát công bằng, nung nấu hận thù.

Các mạng face book, twitter, blog cá nhân truyền đi hình ảnh những chiếc xe ôtô thể thao Porsche, xe limousine, tàu thủy du lịch hiệu Golden, thuyền yatch thể thao loại “de luxe”, những lâu đài, biệt thự ở Pháp, Ý…chỉ ra rằng tất cả là tài sản nhân dân bị bọn bạo chúa hiện đại tước đoạt bằng quyền lực, và cuối cùng chỉ ra bọn chúng là “ những tên nhố nhăng vô học bất tài đã “giàu lên một cách nhục nhã”. Một cuộc truy lùng ráo riết bọn chúng và tài sản ô nhục của chúng đang diễn ra.

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận Thẻ:

Thượng nghị sĩ Mỹ: VN đừng đưa Linh mục Nguyễn Văn L‎ý trở vào tù lại

Nhóm thượng nghị sĩ Mỹ của cả hai đảng kêu gọi chính phủ Việt Nam đừng đưa Linh mục Tađêo Nguyễn Văn L‎ý trở vào tù lại Nhóm thượng nghị sĩ Mỹ của cả hai đảng kêu gọi chính phủ Việt Nam đừng đưa Linh mục Tađêo Nguyễn Văn L‎ý trở vào tù lại 

Một nhóm thượng nghị sĩ Mỹ của cả hai đảng kêu gọi chính phủ Việt Nam ngưng đưa Linh mục Tađêo Nguyễn Văn L‎ý trở vào tù lại khi lệnh tạm tha của ngài hết hạn vào tuần tới.

Nhóm do Thượng nghị sỉ Dân chủ Barbara Boxer của California đứng đầu nói rằng sức khỏe của vị tu sĩ Công giáo này xuống cấp nghiêm trọng kể từ khi bị tai biến mạch máu não hai lần trong tù. Nhóm này nói rằng trở về lại nhà tù có thể làm mạng sống ngài bị đe dọa.

Năm ngoái, Linh mục Nguyễn Văn L‎ý được tạm tha vì l‎‎ý do sức khỏe để được chữa trị một u trong não và vẫn còn bị quản chế.

Ngài đã hô hào tự do ngôn luận và dân chủ cho Việt Nam kể từ những năm 1970.

Nhà chức trách cộng sản Việt Nam thường bỏ tù và sách nhiễu những người bất đồng chính kiến dựa trên một luật xem chỉ trích nhà nước là phạm luật.

Các tổ chức bênh vực nhân quyền thường kêu gọi Việt Nam trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm.

Hồi tháng 1, chính phủ Obama đưa ra phản đối mạnh mẽ vụ công an Việt Nam hành hung một nhà ngoại giao Mỹ trên đường đến thăm Linh mục Nguyễn Văn L‎ý.

Sứ quán Mỹ ở Hà Nội gọi đó là một vụ việc rất đáng quan tâm, vì chính phủ nước chủ nhà có trách nhiệm về an toàn và an ninh của các nhân viên ngoại giao, dựa trên Công ước Vienna năm 1961 về Quan hệ Ngoại giao.

Nữ phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam khi ấy trả lời chính phủ Việt Nam sẽ xét vụ việc , nhưng nói thêm các  nhà ngoại giao nước ngoài có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp của nước chủ nhà.

Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có cải tiến năm ngoái, nhưng vấn đề nhân quyền vẫn còn là nguồn va chạm, và sứ quán Mỹ ở Hà Nội báo cáo những vụ bắt bớ và kết tội những người phát biểu chính kiến ôn hòa ngày càng tăng.

http://www.voanews.com/vietnamese/news/us-vietnam-3-11-11-117836908.html

Có ngày xử TS Cù Huy Hà Vũ

Ông Cù Huy Hà Vũ

(Hình bên: Ông Cù Huy Hà Vũ bị “bắt khẩn cấp” đầu tháng 11/2010)

*

Tin cho hay tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ sẽ được đưa ra tòa ngày 24/03 tại Hà Nội.

Cáo trạng khép ông Vũ vào tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, được quy định tại Điều 88, Khoản 1, Điểm c – Bộ luật Hình sự.

Mức án dành cho ông Vũ có thể từ 3 đến 12 năm tù.

Được biết ngày 5 tháng 3 là ngày cuối cùng của hạn tạm giam 4 tháng đối với tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.

Trước đó, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, người cũng là vợ của ông Hà Vũ, đã công bố “biên bản ghi lời khai” của ông Vũ do bà thực hiện hôm 18/01.

Ông Hà Vũ được trích lời nói:

“Đa đảng là con đường duy nhất để thực hiện một nước Việt Nam thực sự dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ, giàu mạnh, công bằng và văn minh.

“Dân chủ đồng nghĩa với chung sống của những quan điểm khác biệt, và do đó dân chủ đồng nhất với thể chế đa đảng.”

‘Xuyên tạc’

Trong biên bản ghi lời khai, ông Cù Huy Hà Vũ cũng nói:

“Mọi người Việt Nam chỉ có một Tổ Quốc là Việt Nam, Chủ nghĩa xã hội không phải là Tổ quốc của người Việt Nam.

Ông nói tổ quốc là do các bậc tiền bối tạo lập và chuyện nói “Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” là ‘xuyên tạc bản chất của Tổ Quốc.”

Ông Cù Huy Hà Vũ, người từng kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã bị tạm giữ hành chính vì lý do nhà chức trách đưa ra cho một số tờ báo là “ở chung phòng với một phụ nữ” trong khách sạn tại TP Hồ Chí Minh ngày 05/11/2010.

Tuy nhiên, theo chính lời của vợ ông và những gì được dư luận làm rõ thêm, người phụ nữ kia chỉ là một đồng nghiệp luật sư cùng đi mua sắm với ông trong ngày.

Cùng ngày, nhà ông bị công an ở Hà Nội khám.

Chi tiết liên quan đến vụ bắt không thấy được báo chí nêu nữa nhưng sau đó ông Hà Vũ đột nhiên nhà chức trách ra lệnh bắt khẩn cấp ông Hà Vũ và là họ tìm thấy ông “có nhiều tài liệu có nội dung chống nhà nước Việt Nam”.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/03/110311_cuhuyhavu_update.shtml

LS Trần Đình Triển tố cáo một viên chức cao cấp tham nhũng

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Phần âm thanh

Trên trang mạng luatvidan.vn của luật sư Trần Đình Triển vừa cho post lên bản tố cáo và tài liệu chứng cứ có liên quan đến hành động tham nhũng của bà Đặng Thị Bích Hòa.

(Hình bên: Ông Derek Woodward, Chủ tịch UPS khu vực châu Á TBD và bà Đặng Thị Bích Hòa, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điện tại buổi lễ ra mắt Công ty cổ phần UPS Việt Nam. Photo courtesy of tienphong.vn) 

*

Bà Hòa là Bí thư đảng Ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát nhanh Bưu Điện Việt Nam. Những biểu hiệu tham nhũng này liên quan trực tiếp đến Bộ trưởng Nội vụ Trần văn Tuấn và Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn.

Tham nhũng ngày càng tinh vi

Tình hình tham nhũng trong giới chức cao cấp của hệ thống cầm quyền Việt Nam ngày nay có biểu hiện ngày càng tinh vi hơn, do những tai tiếng tham nhũng từ các công trình có vốn ODA của nước ngoài ngày càng khó khăn đã khiến các nhân vật cao cấp chuyển hướng tham nhũng sang những lĩnh vực ít bị để ý và nhiều vụ trót lọt do tai mắt của người dân bị che đậy kín kẽ hơn trước.

Tuy nhiên, dù có đề phòng đến mức nào chăng nữa thì đồng tiền tham nhũng cũng sẽ bị phanh phui khi nhân viên dưới quyền bị sa thải hay đồng nghiệp tranh dành vị trí, chức vụ. Họ sẽ không ngại ngần gì tố cáo các sai trái của thủ trưởng để dành lấy công lý cho cá nhân hay tập thể của họ.

Trên trang web luatvidan.vn của Luật sư Trần Đình Triển đã đưa bài tố cáo hành động của bà Đặng Thị Bích Hòa có biểu hiện tham nhũng nằm trong trường hợp này. Bà Bích Hòa là Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát nhanh bưu điện, một chiếc ghế đắt tiền và khó kiếm hiện nay. Vị trí này cho phép người sử dụng toàn quyền chi trả những khoản tiền rất khó phát hiện nguồn chi thu và cũng toàn quyền thu nhận nhân viên làm việc.

Trong vị trí Tổng giám đốc và chủ tịch Ban Quản trị công ty bà Bích Hòa thu nhận bà Lê Thị Dung, vợ của ông Bộ trưởng nội vụ Trần Văn Tuấn vào làm việc dưới cơ quan của bà. Việc thu nhận này bản thân đã là bất hợp pháp vì bà Lê Thị Dung không có bất cứ kỹ năng nào để làm việc trong cơ quan của bà Hòa. Hơn nữa bà Dung là vợ một bộ trưởng Nội Vụ, người chịu trách nhiệm công tác bổ nhiệm những vị trí quan trọng trong hệ thống cầm quyền thì khi bà Bích Hòa nhận bà Dung vào làm việc là một việc làm sai trái có tính cách hối lộ và cấu kết bè phái với ông Bộ trưởng.

Việc sai trái thứ hai của bà Bích Hòa là tuy bà Dung không đến làm việc một ngày nào nhưng vẫn lãnh tiền bảo hiểm và thậm chí còn được cử đi công tác nước ngoài và tiền công tác phí được công ty của bà Bích Hòa đài thọ đầy đủ.

Đối với con trai của bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn thì bà Bích Hòa lại dùng tiền của công ty do bà làm Tổng giám đốc để trả những hóa đơn điện thoại cao đến chóng mặt. Chỉ tính riêng trong tháng Ba năm 2010 thì tiền trả cho một tháng gọi điện thoại đã gần 40 triệu đồng. Những số tiền này được chi ra rõ ràng là một hình thức hối lộ cho gia đình bộ trưởng Trần Văn Tuấn để đổi lấy chiếc ghế đang ngồi của bà Bích Hòa thêm vững vàng hơn.

Tôi đã gửi văn bản cho các lãnh đạo các cơ quan đảng và nhà nước có thẩm quyền và tôi phải chịu trách nhiệm những tài liệu đấy.

LS Trần Đình Triển

Xem chi tiết…

Giáo sư Harvard người Ai Cập nói về cách mạng Hoa lài

Ỷ Lan, thông tín viên RFA

Thông tín viên Ỷ Lan có dịp phỏng vấn giáo sư Saad Eddin Ibrahim, một trong những lãnh tụ đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ Ai Cập, lúc ông tham dự một hội nghị ở châu Âu.

(Hình bên: Bahrain biểu tình đòi dân chủ. AFP photo)

*

Giáo sư thỉnh giảng Harvard, từng bị tù tội, hiện lưu vong

Vừa qua Đại hội lần thứ 39 của Đảng Cấp tiến Bất Bạo động Liên Quốc gia tổ chức tại thành phố Chianciano Terme, Italy, cách thủ đô Rome một giờ đi tàu điện. Rất nhiều nhà đấu tranh cho nhân quyền dân chủ theo phương pháp bất bạo động khắp năm châu về tham dự, đặc biệt có nhiều nhân vật từ Trung Đông. Nhân dịp này chúng tôi phỏng vấn ông Saad Eddin Ibrahim một trong những lãnh tụ đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ Ai Cập.

Ông Ibrahim năm nay 73 tuổi, là nhà xã hội học, người Mỹ gốc Ai Cập. Ông từng là giáo sư xã hội học tại Đại học Hoa Kỳ ở thủ đô Cairo. Hiện nay là giáo sư chính trị xã hội học và giáo sư thỉnh giảng tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông, đại học Harvard. Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại Trung tâm nghiên cứu Tôn giáo, Văn hóa và Tranh chấp ở Đại học Drew tại Madison, New Jersey. Gần đây ông đã hồi hương tham gia các cuộc biểu tình đòi hỏi dân chủ tại thủ đô Ai Cập.

Ỷ Lan: Xin chào ông Saad Eddin Ibrahim. Rất vui mừng được nói chuyện với ông. Ông là một trong những bộ mặt sáng giá nhất của phong trào dân chủ và nhân quyền Ai Cập. Ông có thể cho thính giả biết sơ về cuộc đời hoạt động của ông?

“Ba năm trong tù và 14 năm lưu vong. Hồi còn trẻ, tôi lưu vong suốt 10 năm và sau này thêm 4 năm nữa vào tuổi 70”

GS Saad Ibrahim

Saad Eddin Ibrahim: Trước hết và trên hết, tôi là người dân Ai Cập, một người hoạt động cho nhân quyền và cổ võ dân chủ, dấn thân trong xã hội Ai Cập và thế giới Ả Rập từ 50 năm qua. Vì vậy tôi đã chứng kiến nhiều sự kiện, và cũng đau khổ quá nhiều. Nhưng tôi cũng vui mừng với nhiều thành công cũng như có những phút giây hạnh phúc. Mọi sự được cân bằng. Từ đó tôi cảm thấy thỏa mãn, và biết rằng mọi việc đều có cái giá phải trả. Là một trí thức, là một khuôn mặt xã hội, là phải chấp nhận những thăng trầm, điều hành cuộc sống, lấy những quyết định hay chọn lựa phù hợp, bao lâu ta còn có tự do, có sức khỏe và năng lực để làm.

Ỷ Lan: Ông mất bao nhiêu năm trong cảnh tù đày và lưu vong, thưa ông ?

Người biểu tình đòi dân chủ ở Iran, ném đá cảnh sát. AFP photo
(Hình bên: Người biểu tình đòi dân chủ ở Iran, ném đá cảnh sát)
*


Saad Eddin Ibrahim:
Ba năm trong tù và 14 năm lưu vong. Hồi còn trẻ, tôi lưu vong suốt 10 năm và sau này thêm 4 năm nữa vào tuổi 70.

Cơ hội lớn cho Ai Cập và Trung Đông

Ỷ Lan: Từ Ai Cập đến đây hôm nay tham dự Đại hội lần thứ 39 của Đảng Cấp tiến Bất Bạo động Liên quốc gia tại Italy sau khi mới trở về quê hương. Cảm tưởng ông ra sao ?

Tôi có niềm hy vọng lớn. Giới trẻ thành công ở những gì chúng tôi không thể hoàn thành, điều đó gây cho tôi thêm tin tưởng vào tương lai.

GS Saad Ibrahim

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phỏng Vấn

Trung tá công an đánh chết người, dân Hà Nội phẫn nộ

Trung tá công an đánh chết người, dân Hà Nội phẫn nộ

Sáng 10/3/2011, hàng ngàn người dân Hà Nội đã tụ tập trước cửa nhà số 252 phố Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội để chia sẻ và bày tỏ nỗi phẫn uất về việc trung tá công an Nguyễn Văn Ninh, công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai vô cớ đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng, trú tại phường Giáp Bát, 54 tuổi, thường trú tại số nhà nói trên.

Trả lời đài RFA, ngày 9/3/2011, con gái ông Trịnh Xuân Tùng cho biết nguyên nhân cha cô bị đánh chết oan uổng khởi đi từ một lý do hết sức đơn giản:

Sáng ngày 28/2/2011, ông Tùng đi xe ôm từ nhà xuống bến xe Giáp Bát bắt xe lên đường vào Nam. Khi gần tới bến xe, ông đề nghị người lái xe ôm dừng lại để  gọi điện cho một người bạn. Ông vừa kịp tháo chiếc mũ bảo hiểm thì công an Nguyễn Văn Ninh trung tá công an phường Thịnh Liệt chờ tới bắt xe, đưa về phường Thịnh Liệt và hẹn chiều tới giải quyết.

Buổi chiều, ông cùng người lái xe ôm trở lại nộp phạt như đã hẹn. Vì nhận thấy mình không có lỗi gì, nên người lái xe ôm đã kiên quyết từ chối nộp phạt và đôi bên đã có những lời tranh luận. Thay vì giải quyết sự việc theo những qui định của pháp luật, trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đã xông vào bóp cổ người lái xe ôm. Bức xúc về việc công an nhân dân đánh người vô cớ, ông Trịnh Xuân Tùng đã can thiệp bằng cách gỡ tay viên công an bất nhân ra khỏi cổ người lái xe ôm và nói: “Ông là công an mà lại bắt dân, đánh người như thế à?”

Sau đó, ông Tùng cũng đồng ý nộp 100 ngàn đồng tiền phạt, thay vì 150 ngàn như viên trung tá công an yêu cầu. Vì không thống nhất được, nên hai bên đã xảy ra cãi vã. Bất ngờ viên trung tá công an đã vung gậy đánh vào đầu và cổ nạn nhân và hô hoán kêu một số dân phòng cùng tham gia đánh hội đồng nạn nhân, xích ông Tùng vào gốc cây và gọi xe đưa về phường.

Khoảng 5 giờ chiều, sau khi biết tin, gia đình nạn nhân đã tới công an phường Thịnh Liệt nhiều lần đề nghị cho nạn nhân đi khám bệnh vì nhận thấy tình trạng nạn nhân đã khá nguy kịch. Tuy nhiên, bất chấp những lời đề nghị hết sức chính đáng của gia đình nạn nhân, công an phường Thịnh Liệt đã từ chối với lý do: “Bây giờ phường đang có rất nhiều việc để giải quyết, không có thời gian để giải quyết vụ việc này”, và tiếp tục còng ông Trịnh Xuân Tùng trong tình trạng ông đã liệt nửa người, cho tới 9 giờ 30 tối mới cho đi khám bệnh.

Sau khi tới khám bệnh tại bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng vẫn bị còng, được bác sĩ cho biết tình trạng của nạn nhân đã tới hồi nguy kịch, nên gia đình đã chuyển nạn nhân tới bệnh viện Việt Đức. Tại đây, dù đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa, nhưng nạn nhân đã qua đời ngày 8/3/2011, hưởng dương 54 tuổi.

Cái chết oan ức của ông Trịnh Xuân Tùng trong tình trạng phải làm “ma đói” như người con gái của ông đau đớn cho biết, quả là điều đáng suy ngẫm?

Dưới chế độ độc tài đảng trị, việc công an nhân dân – chỉ biết còn đảng còn mình, vô cớ đánh chết người không còn là chuyện lạ. Tuy nhiên, trong vụ việc này, sự tàn độc, lưu manh và vô cảm của công an Việt Nam đã đi  mức tột cùng. Họ đã nhẫn tâm để nạn nhân chịu cảnh đau đớn trong nhiều tiếng đồng hồ mà không có bất cứ một biện pháp cứu chữa nào, trái lại, khi gia đình nạn nhân xin cho người thân đi khám bệnh, họ lại còn thách thức cách trắng trợn, côn đồ.

Tiếng khóc nghèn ngẹn không thể nên lời của bà mẹ già hơn 90 tuổi – mẹ của nạn nhân, khóc thương con mình, ai oán, là lời tố cáo đanh thép những việc làm vô lương của những cán bộ đầy tớ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng nay quay lại ức hiếp nhân dân.

Đây là hậu quả tất yếu của chế độ công an trị tại Việt Nam. Một chế độ dùng tiền thuế còm cõi của nhân dân để nuôi dưỡng đội ngũ đông đảo một bộ máy công an đồ sộ với chỉ một mục đích duy nhất là trấn áp người dân, nhằm bảo vệ quyền lợi cho một nhóm người của đảng cộng sản.

Người ta cũng không thấy lạ khi gần đây, ngay trên các phương tiện truyền thông của đảng, rất nhiều vụ người dân vì bức xúc đã tấn công lại lực lượng cảnh sát, điển hình như vụ việc tại Bắc Giang, chỉ vì thói côn đồ của một trung úy công an đã cướp đi mạng sống của một chàng thanh niên trẻ, niềm hy vọng của cả một gia đình nông dân mà cả thành phố Bắc Giang đã xuống đường, buộc nhà cầm quyền phải đưa tên công an sát nhân ra xét xử. Nhưng, cuối cùng kẻ sát nhân cũng chỉ phải chịu một bản án lấy lệ.

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Tức