Lưu trữ

Archive for 15/03/2011

Hãy để lương tâm của bạn lên tiếng!

Bạn Kim Tiến cho biết – 8 ngày sau cái chết của bố mình thì gia đình bạn vẫn chưa nhận kết quả khám nghiệm tử thi từ phía cơ quan điều tra. Vì sự ra đi oan nghiệt này, hôm nay ngày 15/03/2011, gia đình bạn ấy đã mang bàn thờ ông Tùng ra trước cửa nhà và Kim Tiến – cô con gái lớn của ông Tùng – đã quỳ trước bàn thờ bố mình – trước sự chứng kiến của nhiều người – để đòi công bằng…

*

Tôi vừa có cuộc trao đổi với bạn Trịnh Kim Tiến, con gái của nạn nhân Trịnh Xuân Tùng – nạn nhân của cựu Trung tá Nguyễn Văn Ninh Công an phường Thịnh Liệt – Hà Nội.

Ông Tùng bị đánh gãy cổ, dẫn đến thiệt mạng sau khi tranh cãi với công an về việc xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ngày 03 tháng 03 năm 2011 tại Hà Nội vừa qua.

Bạn Kim Tiến cho biết – 8 ngày sau cái chết của bố mình thì gia đình bạn vẫn chưa nhận kết quả khám nghiệm tử thi từ phía cơ quan điều tra. Vì sự ra đi oan nghiệt này, hôm nay ngày 15/03/2011, gia đình bạn ấy đã mang bàn thờ ông Tùng ra trước cửa nhà và Kim Tiến – cô con gái lớn của ông Tùng – đã quỳ trước bàn thờ bố mình – trước sự chứng kiến của nhiều người – để đòi công bằng.

Tiến nói với tôi: “Công an có thể đánh chết người trong vòng vài tiếng, nhưng gia đình em đã mất 8 ngày để đợi kết quả khám nghiệm cái chết của bố mình. Có bất công không hả chị?. Gia đình em có đề nghị bác sĩ khám nghiệm từ phía quân đội cho khách quan, nhưng bên phía công an lại chỉ định bác sĩ quân đội khám nghiệm. Điều gia đình em cần bây giờ là sự công bằng của pháp luật để bố em được ra đi thanh thản”.

Tôi nghẹn lời, không biết nói gì.

Khi tôi hỏi về Pages “Xin Hãy Lên Tiếng Đòi Công Lý Cho Bố Cháu Ô. Trịnh Xuân Tùng” (1) trên Facebook được lập ra sáng nay để đòi công bằng cho gia đình chị. Kim Tiến cho biết: “Page này có thể do những bạn học sinh đồng cảm với gia đình em lập ra chị ạ”.

Và trong phần Info của Page này cũng có chi tiết này:

Founded : Nhóm bạn ủng hộ chị Trịnh Kim Tiến đòi lại công lý cho bố mình

Kim Tiến cho tôi biết : “Những ngày này em không thể khóc, vì trên em còn bà 90 tuổi và mẹ, dưới lại là em nhỏ, nếu em gục ngã lúc này thì ai sẽ là trụ cột trong gia đình em. Em mong mọi người hãy lên tiếng trước sự im lặng trong cái chết oan khuất của bố em. Gia đình em mong mọi việc nhanh chóng có kết quả để bố em khỏi phải lạnh lẽo chị ơi!

Xem chi tiết…

Tai nạn Cầu Ghềnh là do lỗi của dân?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Phần âm thanh

Tai nạn Cầu Ghềnh gần đây liên quan đến sự vô trách nhiệm của nhân viên đường sắt, thế nhưng Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho rằng do trình độ dân trí thấp đã dẫn đến tai nạn trên.

(Hình bên: Cầu Ghềnh được sử dụng chung cho xe lửa và các phương tiện giao thông khác. Photo courtesy of)

*

Vào lúc 7 giờ 30 đêm mùng 4 tết vừa qua tại khu vực cầu Ghềnh, trên tuyến đường sắt Bắc Nam thuộc phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã xảy ra tai nạn đường sắt khiến hai người chết tại chỗ và 22 người khác bị thương.

Tai nạn này mở ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm của ngành đường sắt khi công an điều tra tỉnh Đồng Nai xác nhận trách nhiệm hình sự đối với 7 đối tượng gồm lái tàu chính, lái tàu phụ, nhân viên bảo trì đèn tín hiệu và 4 nhân viên gác chắn khác.

Những người này sau đó bị khởi tố vụ án hình sự về tội “Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cầu Ghềnh là chiếc cầu có làn xe cho người lái xe, người đi bộ cùng với tàu hỏa dùng chung. Mỗi lần tàu tới thì mọi phương tiện giao thông khác đều bị người gác chắn buộc phải ngừng lại để tàu đi qua. Khi tai nạn xảy ra người ta phát hiện rằng những người gác chắn không làm nhiệm vụ của mình và trên làn xe đang xảy ra ùn tắc giao thông vì hai làn xe ngược chiều nhau, khi tàu hỏa tới những người đi bộ và ngồi trên xe không biết tránh vào đâu thế là tai nạn thảm khốc xảy ra.

Văn hóa giao thông

Trong khi dư luận đang theo dõi phản ứng của Bộ Giao Thông Vận Tải sẽ xử lý trường hợp này ra sao thì một bài báo của tờ Dân Trí làm cho người dân cũng như nạn nhân của vụ tai nạn càng thêm bức xúc.

Trong một bài phỏng vấn của báo Dân Trí đối với Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng tại Hội nghị Tăng cường quản lý Chất lượng công trình giao thông năm 2011. Khi phóng viên đặt câu hỏi về cảm tưởng của ông Bộ trưởng như thế nào trước tai nạn giao thông này ông bộ trưởng trả lời:

“Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn, trong đó phải xem xét đến văn hóa giao thông và ý thức tham gia giao thông của con người là quá kém. Không thể chấp nhận được chuyện 2 dòng xe đi ngược chiều cứ đối đầu với nhau, đứng trên cầu cãi nhau và cố tình gây căng thẳng, gây ùn tắc giao thông, vậy văn hóa giao thông ở chỗ nào? Nếu lúc bấy giờ có ai đó nhường đường mà lùi xe lại thì giao thông được giải tỏa, cầu được thông trước lúc tàu đến thì tai nạn đáng tiếc đã không xảy ra. Xem chi tiết…

Bắt người trong cuộc biểu tình ngày 14/3/2011 ở 210 đường Võ Thị Sáu

Hoàng Long

“Bớ người ta, công an đánh người, công an đánh người ! Đau quá, tui có làm gì đâu sao các anh bẻ tay tui. Bà con ơi, tụi nó đang kéo chị Nhu đi kìa. Chị Long đâu, chị Long đâu ? Hình như chỉ cũng bị tụi nó lôi đi rồi !…”

Những tiếng la ó, cảnh tượng hổn loạn đã xảy ra vào lúc 10g10 sáng ngày 14 tháng 3 năm 2011 ở trước Trụ sở Tiếp dân số 210 Võ Thị Sáu, Quận 3, Sài Gòn. Đây là lúc công an chìm nổi đang xông vào giật các tấm biểu ngữ, bẻ tay và lôi đi một số bà con dân oan. Đặc biệt trong số này có 3 người nghe nói là thuộc tổ chức Việt Tân tên là anh Sơn, anh Thái và chị Nhu cũng bị bắt đi.

Theo lời bà Lê Thị Ngọc Đa cho biết thì cuộc biểu tình này quy tụ dân oan ở Cần Thơ, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Long An, Bình Dương, Bình Thuận, Thủ Đức, Củ Chi,… Họ đã lén lút vượt qua sự kiểm soát của công an địa phương để lên thành phố từ vài ngày trước, để sáng ngày 14 tháng 3, cùng nhau kéo đến biểu tình đòi hỏi công lý ở đường Võ Thị Sáu. Bà Đa cũng cho biết là số lượng quy tụ dự trù là trên 200 người và có dự định sẽ biểu tình tuần hành qua đường Lê Quý Đôn và đến nhà thờ Đức Bà.

JPG - 42.4 kb

Bà Nguyệt, một dân oan ở Tiền Giang, còn cho biết thêm ngay sau khi cuộc biểu tình diễn ra chừng 30 phút, thì có một người là anh Sơn, từ nước ngoài về và nói là người của tổ chức Việt Tân, đã bị công an bắt đi. Gần 2 giờ sau, bọn công an xông vào bắt một số người và bà Nguyệt cho biết trong số này có chị Nhu và anh Thái. Bà Nguyệt nói chị Nhu và anh Thái cho biết họ thuộc tổ chức Việt Tân, đến đây để cùng chia sẻ, hổ trợ bà con dân oan đang đứng lên đòi hỏi công lý.

Bà con ở hiện trường cho biết chưa bao giờ lực lượng công an đông như vậy. Bọn công an bao vây cả khu vực, dùng loa phóng thanh cực lớn phát các lời kêu gọi bà con phải giải tán và phát nhạc, tiếng còi hụ,… với mục đích là áp đảo tinh thần bà con và để không cho người qua lại nghe tiếng la đả đảo vang lên trong đoàn biểu tình.

Còn bà Bùi Thị Thành, Chấp sự Hội thánh Chuồng Bò, một người sát cánh với dân oan đấu tranh nhiều năm qua, thì bị công an cô lập hoàn toàn, tất cả các điện thoại đều bị cắt, không ai liên lạc được để biết bà Thành hiện giờ ra sao.

JPG - 129.5 kb

Hiện nay không ai biết số phận những người bị bắt như thế nào, đặc biệt là 3 người nghe nói là thuộc tổ chức Việt Tân. Chỉ biết là bị công an đưa về trụ sở ở phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

Hoàng Long ghi lại

Vợ GS Phạm Minh Hoàng nói về đề cử giải thưởng “cư dân mạng”

Quỳnh Như, phóng viên RFA

Nhân ngày Thế giới Chống Kiểm Duyệt Internet – 12 tháng 3 vừa qua, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã tổ chức buổi lễ trao giải thưởng “Cư dân mạng” tại thủ đô Paris.

(Hình bên: Biểu tượng giải thưởng “Cư dân mạng” 2011. Photo courtesy of RSF)

*

Trong số 6 người được đề cử cho giải này có Giáo sư Phạm Minh Hoàng, một blogger ở Việt Nam có nhiều bài viết phổ biến trên mạng dưới tên Phan Kiến Quốc. Ông Hoàng hiện đang bị giam giữ vì bị chính quyền khép vào tội “tham gia các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”.

Quỳnh Như trình bày thông tin liên quan qua cuộc nói chuyện với bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ Giáo sư Phạm Minh Hoàng về tin ông được đề cử cho giải thưởng này và tường trình.

Khuyến khích “cư dân mạng”

Những việc của chồng tôi làm, tuy đối với tôi là rất có giá trị, nhưng tôi nghĩ cũng không thấm vào đâu so với những việc làm của những người khác.

Bà Lê Thị Kiều Oanh

Giải thưởng “Cư dân mạng” do Tổ chức Phóng viên Không Biên giới sáng lập từ 2003 với mục đích yểm trợ, khuyến khích, và bảo vệ những blogger hay còn được gọi chung là “cư dân mạng”. Những người sáng lập ra tổ chức này tuyên bố bảo vệ các giá trị căn bản về tự do thông tin, tự do Internet để mọi người trên thế giới được truy cập những thông tin hữu ích. Trong số những người được đề cử trao giải “Cư dân mạng” năm nay có nhà hoạt động dân chủ, Giáo sư Phạm Minh Hoàng.

Bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ Giáo sư Hoàng cho biết cảm tưởng khi biết tin chồng bà được đề cử cho một giải thưởng về “Chống Kiểm duyệt Internet”. Bà Kiều Oanh nói:

“Trước hết, đương nhiên tôi rất hãnh diện và vinh dự khi chồng tôi được đề cử trong giải đó. Và tôi nghĩ rằng qua việc này thì mọi người sẽ nhận ra được một điều là, mình hãy mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình, quan điểm của mình về bất cứ mọi vấn đề ở trong nước hay ngoài nước. Sự quan tâm của mình sẽ có lúc được đền đáp.”

Trong danh sách 6 cá nhân, tập thể được đề cử, giải “Cư dân mạng” của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới năm nay được Ban Giám khảo độc lập quyết định trao cho Nhóm blogger ở Tunisia. Nhóm này đã thực hiện trang Web Nawaat, phổ biến những thông tin kêu gọi người dân Tunisia đoàn kết đấu tranh chống lại chế độ độc tài của cựu Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali.

Tuy biết rằng lần này ông Phạm Minh Hoàng không đoạt giải “Cư dân mạng”, bà Kiều Oanh cũng có cảm nghĩ:

4956695338_2ec0bf9d250.jpg
(Hình bên: Giáo sư Phạm Minh Hoàng (ngồi) trong lễ bảo vệ luận văn tốt nghiệp của sinh viên ngày 28/01/2010. Photo courtesy of TudoPhamMinhHoang Blog.)
*

“Tôi nghĩ rằng một tổ chức này chọn ra những người tiêu biểu như vậy, và khi chọn được một người đoạt giải, thì người này phải là xứng đáng. Những việc của chồng tôi làm, tuy đối với tôi là rất có giá trị, nhưng tôi nghĩ cũng không thấm vào đâu so với những việc làm của những người khác. Cho nên việc người khác được giải thì tôi lấy làm mừng vì tôi biết chắc chắn rằng khi họ đoạt được giải như vậy thì họ đã làm được rất nhiều điều xứng đáng.”

Xem chi tiết…

Gia đình ông Cù Huy Hà Vũ gửi đơn lên LHQ

TS Cù Huy Hà Vũ 

(Hình bên: Ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt hồi đầu tháng 11/2010)

*

Em gái tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ gửi đơn lên Ủy ban Nhân quyền LHQ để khiếu nại về việc bắt ông, trong khi ngày xử án đang tới gần.

Bà Cù Thị Xuân Bích, cho BBC biết rằng gần đây, bà đã thay mặt gia đình gửi “Hồ sơ khiếu nại tới Ủy ban đặc trách Nhân quyền Liên Hiệp Quốc khiếu nại về việc anh trai tôi, TS Cù Huy Hà Vũ đã bị bắt, giam, truy tố trái pháp luật Việt Nam cũng như Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị”.

Đơn khiếu nại của bà Bích yêu cầu ủy ban nói trên có hành động khẩn cấp trước việc mà nguyên đơn gọi là “chính quyền bắt giữ trái phép” ông Cù Huy Hà Vũ.

Văn bản này cũng nói gia đình ông Vũ đã nhiều lần khiếu nại về việc bắt giữ ông lên các cơ quan của chính phủ Việt Nam nhưng không được phản hồi, ngoại trừ một thông báo của cơ quan an ninh điều tra nói rằng ông đã bị bắt theo đúng pháp luật Việt Nam.

Ngày 24/03 tới, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội sẽ mở phiên sơ thẩm xét xử ông Cù Huy Hà Vũ về tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Theo luật Việt Nam, ông có thể bị phạt tù từ ba đến 12 năm tù giam, nếu bị xử là có tội.

Cáo trạng của bên công tố, theo lời thân nhân của ông, nói trong thời gian qua ông Cù Huy Hà Vũ đã có nhiều bài viết, và trả lời phỏng vấn báo đài hải ngoại đăng tải trên mạng internet “với nội dung tuyên truyền chống Nhà nước CHXH Việt Nam”.

Sẽ có bốn luật sư tham gia đại diện bảo vệ quyền lợi cho ông trong phiên sơ thẩm, nhưng luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ ông, đã không được chấp thuận bào chữa cho chồng.

Thu hồi giấy phép

Hôm 12/03, bà Dương Hà đã gửi đơn khiếu nại Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận người bào chữa cho ông Cù Huy Hà Vũ lên Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình.

Hôm 21/12/2010, bà Hà, với tư cách luật sư, trưởng văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ, đã được Tòa án Nhân dân TP Hà Nôi cấp giấy chứng nhận làm luật sư bào chữa cho ông Vũ,

Tuy nhiên giấy phép này đã bị thu hồi ngày 18/02 vì lý do trên mạng internet xuất hiện một số tuyên bố về đa nguyên, đa đảng của ông Cù Huy Hà Vũ mà tòa án cho rằng bà Nguyễn Thị Dương Hà đã phát tán ra ngoài.

Do vậy, bà Hà bị buộc đã “lợi dụng hành nghề luật sư, sử dụng thông tin mà mình biết được, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, xâm phạm lợi ích của Nhà nước”.

Đơn của LS Hà nói bà bác bỏ cáo giác trên và yêu cầu được tiếp tục bào chữa cho Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ trong phiên tòa 24/03.

Xem chi tiết…

Hàng trăm dân oan miền Đông, miền Tây đổ về TPHCM biểu tình

Khánh An, phóng viên RFA Bangkok

Từ sáng sớm cho đến trưa ngày hôm nay 13/3, rất đông những người dân oan mất đất từ các tỉnh Cần Thơ, Bến Tre, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp và TPHCM đã tập trung ở số 210 Võ Thị Sáu, TPHCM, để biểu tình đòi quyền lợi và công lý.

 

(Hình bên: Cảnh biểu tình đòi đất, với băng rôn mang dòng chữ: “Chính quyền dừng tay, không được cướp đất của dân” chiếu trên đài Al-Jazeera, hệ thống truyền hình lớn nhất bao trùm toàn bộ thế giới Ả Rập. Feb 22-2022. Screen capture)

*

Dân oan phẫn nộ

Từ 8 giờ sáng, những người dân oan mất đất đầu tiên đã có mặt tại khu vực đường Võ Thị Sáu, TPHCM để biểu tình đòi giải quyết vấn đề đất đai. Đến 9 giờ, số người đến ngày càng đông. Họ từ nhiều tỉnh thành thuộc khu vực miền Tây Nam Bộ.

Chị Nhu, một người dân có mặt tại đây cho biết:

“Bà con rất sôi động. Bây giờ thì có khoảng 60 – 70 người tập trung ở đây, có nhiều bà con ở Cần Thơ đang trên đường tới, theo dự tính của người trưởng nhóm là có chừng 200 hoặc hơn 200 người, xung quanh cũng có nhiều phóng viên hay những người chụp hình, khoảng 5 – 6 người.

Mọi người đang căng băng rôn, biểu tình để đòi quyền lợi về nhà đất của họ bị chiếm đoạt. Diễn tiến rất sôi động. Họ đang kêu gọi dân oan không được tụ tập ở đây mà dời về Hồ Ngọc Lãm, An Lạc, bến xe Miền Tây. Họ bảo tất cả bà con dời về đó, nhưng bà con vẫn nhất quyết ở đây chứ không đi đâu cả.

Khánh An: Vậy bây giờ mọi người đang làm gì ở đó?

Chị Nhu: Mọi người đang căng băng rôn, biểu tình để đòi quyền lợi về nhà đất của họ bị chiếm đoạt. Diễn tiến rất sôi động. Họ đang kêu gọi dân oan không được tụ tập ở đây mà dời về Hồ Ngọc Lãm, An Lạc, bến xe Miền Tây. Họ bảo tất cả bà con dời về đó, nhưng bà con vẫn nhất quyết ở đây chứ không đi đâu cả.

Chị Nguyệt tham gia biểu tình đòi công lý
(Hình bên: Chị Nguyệt tham gia biểu tình đòi công lý ngày 21 tháng 2, 2011- tại TPHCM. Screen capture)

*

Khánh An: Hiện nay có nhiều công an ở đó không?

Chị Nhu: Có, công an áo xanh, công an áo vàng, cơ động với công an khu vực, rất đông, rồi có nhiều phóng viên, người chụp hình, quay phim…

Khánh An: Những biểu ngữ được treo lên có nội dung gi?

Chị Nhu: Bộ Chính trị và 63 bí thư, 63 chủ tịch của 63 tỉnh thành phải gương mẫu đi đầu công khai tài sản để toàn dân giám sát. Đảng nói được, đảng phải làm được”, rồi có 1 bảng ghi “Trần Thị Mãnh tố cáo chủ tịch Phan Văn Long, chủ tịch huyện Tháp Mười, đã tháo dỡ nhà của tôi, cướp đất không đền bù.

Yêu cầu chính phủ giải quyết trả đất cho tôi. Có sự bao che của trung ương đảng ở Đồng Tháp”, rồi có một băng rôn rất dài nói lên nội dung là sự bức xúc của bà con và muốn giải quyết cho dân, còn cái này là “Chúng tôi người dân An Giang đi khiếu kiện nhiều năm mà chưa được giải quyết dự án”…

Bộ Chính trị và 63 bí thư, 63 chủ tịch của 63 tỉnh thành phải gương mẫu đi đầu công khai tài sản để toàn dân giám sát. Đảng nói được, đảng phải làm được”

Chị Nhu

Quá nhiều oan sai

Xem chi tiết…