Lưu trữ

Archive for 27/03/2011

Việt Nam chuẩn bị sửa đổi hiến pháp

Đỗ Hiếu, phóng viên RFA

Tại phiên họp thứ chín là kỳ họp cuối của quốc hội Việt Nam khóa 12, trong báo cáo của chánh phủ trình bày trước diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt vấn đề sớm nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hiến pháp, hầu bảo đảm quyền dân chủ của người dân, tăng cường pháp chế, kỷ luật.

 

(Hình bên: Ông Nguyễn Phú Trọng (T) và ông Nguyễn Tấn Dũng tại phiên khai mạc Đại hội 11 ở Hà Nội hôm 11-1-2011. AFP photo)

*

Đỗ Hiếu ghi nhận ý kiến từ nhiều công dân Việt Nam thuộc các khuynh hướng chính trị, vị trí xã hội, vùng đất sống khác nhau, cùng trình bày quan điểm về việc “sửa đổi hiến pháp”.

Không đơn giản

duongtrungquoc-rfa-200.jpg
(Hình bên: Ông Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. RFA file)
*

Từ Hà Nội, ông Dương Trung Quốc, thành viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, đại biểu đơn vị Đồng Nai lên tiếng ủng hộ kiến nghị của chánh phủ, muốn sửa đổi hiến pháp để thích ứng với sự tiến triễn của đất nước theo xu hướng chung của thế giới, tuy nhiên theo ông, thực tế sẽ không đơn giản:

“Câu nói của Thủ tướng chính phủ, tôi nghĩ là ông nói ra một nguyên lý rất cơ bản, chắc là sẽ tìm được sự đồng thuận của tất cả mọi người, kể cả tôi, nhưng cái khó nhất là ở Việt Nam, chúng ta phải tìm mô hình hơi đặc thù; nếu như chúng ta biết đến lịch sử nhân loại phát triển thì chúng ta thấy nó có những bước đi, có những yếu tố riêng của mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ, nhưng nó cũng có những nét chung.

Thí dụ như vấn đề Tam Quyền Phân Lập là gần như trở thành một vấn đề chung của nhân loại rồi, nhưng ở Việt Nam hiện ngay vẫn cố gắng tìm cái mô hình, không hoàn toàn như vậy, cho nên nguyên lý mà ông Thủ tướng đưa ra hoàn toàn đúng, nhưng đạt được cái nguyên lý ấy, là một bài toán hết sức khó, khó là vì làm sao Việt Nam trong quá trình hội nhập tiếp cận được với tất cả giá trị phổ quát của nhân loại, nhưng vẫn giữ được cái đặc thù của Việt Nam.

Việc mỗi quốc gia tìm cái đặc thù riêng của mình về mặt lịch sử, tôn giáo, văn hóa là điều hết sức xác đáng nhưng với Việt Nam đó là bài toán chưa được giải mã hết. Tôi hoan nghênh nguyên lý ấy; thế còn cái việc mà cụ thể hóa như thế nào trong bản hiến pháp được sửa đổi, chắc sẽ là một cuộc trao đổi lâu dài, tôi không dám lạm bàn ngay vào thời điểm này.”

Tôi hoan nghênh nguyên lý ấy; thế còn cái việc mà cụ thể hóa như thế nào trong bản hiến pháp được sửa đổi, chắc sẽ là một cuộc trao đổi lâu dài, tôi không dám lạm bàn ngay vào thời điểm này.

Ông Dương Trung Quốc

Với tư cách là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, ông Dương Trung Quốc bày tỏ niềm hy vọng là:

“Chắc chắn đứng về lâu dài, một ngày nào đó, tôi nghĩ rằng Việt Nam cũng phải hội nhập với thế giới, về các giá trị phổ quát, vì đây là bước tiến của nhân loại.”

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Tức