Lưu trữ

Archive for 10/03/2011

Dân chê cán bộ trong vụ giải cứu rùa

(Hình bên: Kế hoạch đưa cụ rùa lên bờ chữa bệnh không thành trong đợt vây bắt ngày 8/3.)

*

Ca bắt cụ rùa Hồ Gươm không thành hôm mùng 8 tháng 3 đã để lại nhiều chỉ trích về cách thực hiện công việc của giới chức Hà Nội.

Nhiều người nói đến tính không chuyên nghiệp của nhóm người tham gia. Và tình trạng thô sơ của các thiết bị vây bắt rùa.

Giới chức Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội nhận thiếu sót và “hứa” rút kinh nghiệm.

Ca vây bắt cụ rùa để đưa lên bờ chữa bệnh được bắt đầu từ 5 giờ 30 phút sáng. Sau khi thợ lặn và thiết bị dò siêu âm được dùng để xác định nơi có rùa, nhóm thuyền nhỏ chở theo một số chuyên gia khoa học tới neo xung quanh khu vực thả lưới.

Thô sơ

Tổ vây bắt rùa gồm 25 người do ông Nguyễn Ngọc Khôi, giám đốc công ty KAT điều hành. Các thanh niên với bộ quần áo mỏng trên người can đảm trầm mình trong nước lạnh. Khi ấy nhiệt độ ngoài trời 15 độ, dưới nước chắc còn lạnh hơn.

Cứu rùa từng được coi là công việc hệ trọng của Hà Nội. Giải pháp cứu rùa đã trải qua nhiều cuộc họp bàn và duyệt chi ngân sách, nhưng những công nhân bắt rùa chỉ được trang bị rất thô sơ.

Họ không có ủng, không quần áo đặc chủng chống nước, chống lạnh. Họ chỉ lấy thịt da thi gan cùng thời tiết. Sau mỗi vài tiếng, một số công nhân phải lên bờ để thay ca, và thay áo quần vì thời tiết quá lạnh.

Những người khác chữa lạnh bằng cách uống ước mắm, ăn ruốc tép và hút thuốc lá. Tấm lưới dài hơn 150m có chì nặng ở dưới, đôi khi trở nên quá nặng, đội công nhân phải nhờ thêm thanh niên, dân phòng địa phương xuống nước kéo hộ.

Cụ rùa Hồ Gươm(Hình bên: Tin cho hay cụ rùa bị nhiều vớt lở trên người cần được chữa trị sớm.)

*

Kêu gọi đốc thúc đủ điều cuối cùng chỉ tìm được mươi người từ các phường xung quanh. Trong nhiều tiếng đồng hồ, vòng vây lưới chỉ nhúc nhích được vài centimet do mắc phải các chướng ngại vật dưới lòng hồ.

Đến 11 giờ sáng một tấm lưới nhỏ hơn được thả xuống. Theo giải thích, lưới lớn có chì nặng cắm xuống đáy hồ tạo thành hàng rào bủa vây, còn lưới nhỏ sẽ dùng để bắt rùa. Đến 1 giờ chiều người ta bắt đầu nhấc lưới nhỏ lên. Tự dưng thấy một vệt xé lớn. Rùa Hoàn Kiếm thong thả thoát ra ngoài.

Khuyết điểm

Quan chức Hà Nội thừa nhận cuộc vây bắt cụ rùa ngày 8/3 có nhiều thiếu sót.

Và nói thêm họ sẽ rút kinh nghiệm trong những lần tới.

Đó là số thợ hiểu biết về chuyên môn còn ít, dụng cụ vây bắt còn sơ sài, tấm lưới nhỏ không đủ độ dai, độ bền, để rùa làm rách hai lần.

Một số độc giả của báo mạng trong nước coi cuộc vây bắt rùa mang tính hình thức, thiếu chuẩn bị kỹ càng về chuyên môn và kỹ thuật.

Độc giả tên là Tài viết như sau: “Người Việt nói thì giỏi, làm thì dở. Cứu rùa là sự kiện lớn của cả nước, đừng biến nó thành câu chuyện cười cho thế gian.”

Độc giả tên Luận sốt ruột khi thấy giới chức yếu kém về kỹ năng, ông viết: “Các Sở ban ngành cứ hội thảo, họp bàn mãi mà không lường trước việc rùa cắn đứt lưới, vật cản khi bủa lưới. Nếu để chuyên gia và đơn vị nước ngoài làm việc này chắc đã xong từ lâu, chứ không phải đến bây giờ. Bà con rất bức xúc!”

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/03/110310_failed_rescue_turtle.shtml

Giáo Hội Tin Lành Mennonite VN lại bị đàn áp

Thanh Quang, phóng viên RFA

Giữa lúc tình hình tôn giáo ở VN vẫn chưa sáng sủa thì Giáo Hội Tin Lành Mennonite VN tiếp tục là nạn nhân của hành động nặng tay của giới cầm quyền.

(Hình bên: Mục Sư Nguyễn Hồng Quang cầm lệnh cưỡng chế hội thánh Mennonite. Photo courtesy of vietnameseutah) 

*

Đã quá sức chịu đựng…

Trong mấy ngày qua, nhiều Hội Thánh ở Miền Nam báo động về tình cảnh này của họ. Chúng tôi được tin trong thời gian gần đây giới cầm quyền và công an VN gia tăng đàn áp Giáo hội Tin Lành Mennonite VN, nhất là những Hội Thánh ở khu vực Saigòn, Bình Dương.

Qua  một Thư Thông Báo Khẩn, MS Nguyễn Thành Nhân, Quản Nhiệm Hội Thánh Tin Lành Mennonite Bình Dương “xét thấy tình hình bạo lực mà chính quyền VN đã gây ra cho Giáo Hội Tin Lành Mennonite nói chung và Giáo Hạt Saigòn nói riêng từ bấy lâu cho đến nay. Thực tế đã quá sự chịu đựng của con dân Chúa ở VN”.

MS Nguyễn Hồng Quang, Quản nhiệm Hội Thánh Tin Lành ở Quận 2, Saigòn báo động:

Tôi thấy họ bất công, đàn áp chúng tôi chịu hết nỗi rồi. Nên không còn con đường nào khác là chúng tôi lập danh sách kêu gọi những người trong Giáo Hội sẵn sàng tử đạo để bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của mình.

MS Nguyễn Hồng Quang

“Tôi thấy họ bất công, đàn áp chúng tôi chịu hết nỗi rồi. Nên không còn con đường nào khác là chúng tôi lập danh sách kêu gọi những người trong Giáo Hội sẵn sàng tử đạo để bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của mình. Đã có hàng loạt người đăng ký, trong đó, MS Nguyễn Thành Nhân là người đăng ký tử đạo trước tiên.

Chúng tôi không làm gì cả mà cũng bị truy diệt như vậy. Chúng tôi chẳng có làm gì ngoài việc cầu nguyện và phục vụ Chúa của chúng tôi. Họ đã đàn áp như vậy thì hiện đã tới lúc chúng tôi báo động toàn bộ Giáo Hội, các Giáo Hạt và các Mục sư sẽ làm đơn kiến nghị và kêu gọi mọi người hy sinh. Nếu chúng tôi sợ chết, sợ tù, để chúng nó tấn công mãi như thế này thì sẽ tiêu diệt Đức Tin và làm cớ vấp phạm cho hàng loạt tín đồ và nhân sự mới.”

Và MS Nguyễn Hồng Quang kể lại những gì mà ông và các MS, tín hữu phải chịu đựng trong những ngày qua:

csdanhtinlanh250.jpg
(Hình bên: Công an đàn áp tín đồ Tin Lành hôm 19.12.2010 trước Trung Tâm hội nghị quốc gia Hà Nội. Photo courtesy of NuVuongCongLy)
*

“Chín tuần trước tôi nhóm tại Hội Thánh Tin Lành Mennonite ở Quận 2, Saigòn, ngay khu tạm cư, lúc đó có 31 người với Mục sư Huỳnh Tấn Minh chia sẻ thì họ xông vô, chọi vô mặt tôi và chọi Mục sư Phạm Thị Ánh Tuyết. Sau đó họ đập nát cửa kính và đánh 1 tín đồ là anh Phương. Tuần vừa rồi họ muốn khiêu khích để tôi đi ra, nhưng tôi vẫn cầu nguyện và nhẫn nhục. Chủ nhật vừa rồi, tôi nghe Mục sư Thạch kể lại là họ cầm búa, kìm vô đánh người trong Hội Thánh đổ máu, rồi họ quăng mắm tôm, nước tiểu, phân vô khi các tín đồ đang nhóm. Kỳ này các tín hữu phát hiện có người của chính quyền chứ không chỉ xã hội đen gì nữa.”

Xem chi tiết…

Những phụ nữ hy sinh hạnh phúc riêng

Việt Hà, phóng viên RFA
Phần âm thanh

Người phụ nữ nào khi lấy chồng, có con cũng mong muốn cùng chồng xây dựng, vun đắp cho tổ ấm của mình được hạnh phúc, bình yên.

JPG - 19.7 kb

(Hình bên: Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa trước tòa hôm 08/10/2009. AFP photo)

*

Nhưng trong vô vàn những người phụ nữ bình dị với điều ước tưởng chừng cũng rất đơn giản ấy, có những người phụ nữ đã và đang phải hy sinh một phần rất lớn hạnh phúc cuộc đời của mình vì lý tưởng mà họ chia sẻ với chồng, lý tưởng mà vì nó chồng họ bị tù đầy, con cái chịu thiệt thòi.

Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ mùng 8 tháng 3, tạp chí phụ nữ xin được nói về những người phụ nữ bình dị đó, những người vợ của những nhà đấu tranh dân chủ trong nước hiện đang phải ngồi tù vì lý tưởng của mình.

Tin tưởng, nể phục

Trong căn nhà nhỏ vừa là cửa hàng photocopy trên đường Trường Chinh, quận Kiến An, Hải Phòng, hàng ngày người qua đường vẫn thấy một người phụ nữ khoảng 50 tuổi một thân một mình cặm cụi photocopy giấy tờ cho khách lấy một vài nghìn. Người dân ở khu phố này không lạ gì bà bởi bà là vợ của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, một nhà đấu tranh dân chủ bị công an bắt cách đây 2 năm.

Bà là Nguyễn Thị Nga, năm nay 57 tuổi. Bà đã kết hôn cùng ông Nghĩa đến nay đã được hơn 30 chục năm và có với ông 3 người con. Bà đã cùng ông đi qua một chặng đường dài nhiều khó khăn. Khi trẻ, cả hai người cùng làm công nhân tại nhà máy cơ khí duyên hải ở Hải phòng. Cuộc sống thời bao cấp của họ cũng khó khăn như bao người dân Việt Nam khác lúc đó. Nhưng ngay từ thời gian đó, ông Nghĩa đã bắt đầu viết những truyện ngắn và ký sự phản đối việc làm sai trái của cán bộ nhà nước thời gian đó. Bà Nga kể:

“Thời gian đó thì đất nước đang ở thời gian bao cấp, anh cũng viết truyện ngắn và ký sự, mà ngày đó chưa có tham nhũng, nó chỉ kiểu tham nhũng cò mà suy nghĩ cổ hủ của lớp cán bộ cũ thì anh có viết những truyện ngắn và ký sự phản đối những việc làm sai trái của các cán bộ nhà nước.”

Vào đầu những năm 90, cả hai vợ chồng bà đều phải về chế độ một lần, tức là nhận một khoản tiền từ nhà máy để nghỉ việc, và không có lương hưu. Họ không muốn bỏ việc nhưng ở lại thì cũng không có việc mà làm. Về nhà họ lại cùng nhau bươn chải kiếm sống, lo cho con cái ăn học nên người. Bà thậm chí còn phải đi lao động ở Đài Loan để kiếm tiền về cho gia đình.

Với một người có lương tâm mà anh lại là một nhà văn thì không thể bỏ qua, làm ngơ những việc trong bối cảnh xã hội đầy rẫy bất công và khổ đau của người dân. Tôi thấy việc làm của chồng mình rất chính đáng và nể phục anh.

Bà Nguyễn Thị Nga

Xem chi tiết…

Chuyện rùa ở hồ Hoàn Kiếm

Nguyễn Hưng Quốc

JPG - 19.8 kb
Hồ Hoàn Kiếm

Một trong những tin tức nổi bật nhất trên báo chí cũng như trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng tại Việt Nam trong suốt mấy tháng vừa qua chắc chắn là chuyện liên quan đến con rùa ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Hầu như không ngày nào không có tin. Hết tin rùa nổi và bơi lờ đờ vài chục phút lại đến tin rùa đang nhấm nháp xác cá chết hay mèo chết trôi trên hồ, rồi lại đến tin rùa có thêm một số vết trầy và vết lở trên đầu, trên cổ hoặc trên mai. Cuối cùng là tin tức về các nỗ lực chữa bệnh cho rùa.

Không những báo chí Việt Nam mà ngay cả báo chí quốc tế cũng loan tin.

Chung quanh các tin tức ấy có mấy điều đáng chú ý.

Thứ nhất, các hoạt động của chính quyền. Trước hết, người ta tổ chức hội nghị quốc tế với sự tham dự của nhiều chuyên gia về rùa trên thế giới. Sau đó, người ta thành lập ủy ban chỉ đạo công tác cứu chữa bao gồm nhiều sở và nhiều ban ngành ở Hà Nội, và cuối cùng, thành lập Hội đồng trị bệnh cho rùa gồm 13 thành viên do một bác sĩ kiêm phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ở Hà Nội làm chủ tịch. Từ ngày 4 tháng 3 vừa rồi, mọi kế hoạch đã bắt đầu hoạt động. Các chuyên viên và nhân công chia nhau làm việc ba ca, cả ngày lẫn đêm. Tin tức về các hoạt động của họ cũng như tin tức về việc xuất hiện của rùa được cập nhật thường xuyên trên các phương tiện truyền thông đại chúng, cả “lề trái” lẫn “lề phải”.

Thứ hai, thái độ của quần chúng. Đọc các bản tin trên báo chí, người ta không thể không ghi nhận sự kính trọng của rất nhiều người dành cho con rùa ở hồ Hoàn Kiếm. Sự kính trọng ấy có ít nhất ba biểu hiện: một, hình ảnh của hàng ngàn người đứng xem rùa nổi, trong đó, không ít người chắp tay khấn vái cầu nguyện cho rùa; hai, ở sự theo dõi thường xuyên suốt cả mấy tháng trời qua các phương tiện truyền thông; và ba, ở cách xưng hô. Rùa ở hồ Hoàn Kiếm không phải là con rùa như vô số những con rùa khác. Nó là “cụ” rùa. Mà không phải “rùa” viết thường như tôi vừa viết. Đó là Rùa với chữ “r” được viết hoa.

Có thể nói con rùa ở hồ Hoàn Kiếm là hiện tượng độc nhất vô nhị ở Việt Nam: Dường như chưa có một con vật nào được gọi bằng “cụ” như thế. Cũng chưa có con vật nào mà tên lại được viết hoa như thế. Một “đối tác” có thể được nêu lên để so sánh với con rùa này không thể tìm trong thế giới động vật. Mà chỉ thấy ở người. Hơn nữa, chỉ ở một người: ông Hồ Chí Minh, kẻ được gọi là “Bác” và tất cả các đại từ nhân xưng tạm thời được dùng để chỉ “Bác” phải được viết hoa: từ “Đồng chí” đến “Người”.

Xem chi tiết…