Lưu trữ

Archive for 31/03/2011

Giáo dân Thái Hà cầu nguyện cho TS Cù Huy Hà Vũ

Khánh An, phóng viên RFA, Bangkok

Giáo xứ Thái Hà, Hà Nội đã kêu gọi các giáo dân của giáo xứ đến tham dự 2 buổi thắp nến cầu nguyện vào tối 2 và 3 tháng 4 để cầu nguyện cho Công lý và Sự thật.

 

(Hình bên: Giáo xứ Thái Hà trong một lần thắp nến cầu nguyện cho Hòa Bình – Công Lý. Photo courtesy of thongtinberlin.de)

*

Trong thời điểm được xem là nhạy cảm khi chỉ còn vài ngày nữa là diễn ra phiên tòa xét xử TS. Luật Cù Huy Hà Vũ (4/4), giáo xứ Thái Hà, Hà Nội đã kêu gọi các giáo dân của giáo xứ đến tham dự 2 buổi thắp nến cầu nguyện vào tối thứ 7 và Chủ nhật tuần này (2 và 3/4) để cầu nguyện cho Công lý và Sự thật thể theo lời yêu cầu của gia đình TS. Cù Huy Hà Vũ.

Cần quyền tự do tư tưởng

Khánh An phỏng vấn LM. Vũ Khởi Phụng, chánh xứ giáo xứ Thái Hà và được linh mục cho biết về lý do tổ chức buổi cầu nguyện:

LM Vũ Khởi Phụng: Việc đấy thì chính gia đình anh Cù Huy Hà Vũ đã đến đây xin giáo xứ Thái Hà cầu nguyện đặc biệt cho anh Vũ trong lúc anh Vũ sắp sửa ra tòa. Tất nhiên, giáo xứ Thái Hà không có lý do gì để từ chối việc cầu nguyện đó cả.

Giáo xứ Thái Hà cũng nhận thấy trong vụ anh Cù Huy Hà Vũ có nhiều điều khuất tất, nhiều điều không được rõ ràng, có những cái xem ra vi phạm nghiêm trọng vấn đề công bình và nhân phẩm, có những cách hành xử không được trong sáng trong vụ bắt và xử anh Cù Huy Hà Vũ. Vì thế, không phải chỉ vì cá nhân của anh Cù Huy Hà Vũ nhưng mà vì cái vấn đề chung của xã hội là cần sự trong sáng, cần quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, cần một sự thẳng thắn về mặt pháp lý.

Không phải chỉ vì cá nhân của anh Cù Huy Hà Vũ nhưng mà vì cái vấn đề chung của xã hội là cần sự trong sáng, cần quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận.

LM Vũ Khởi Phụng

Vì tất cả những điều đó nên Thái Hà nghĩ rằng chuyện này cũng có một phần do gia đình anh Cù Huy Hà Vũ yêu cầu, nhưng cũng có một điều khác là nó đụng đến một vấn đề bao trùm cả xã hội, vì lẽ đó mà giáo xứ Thái Hà đồng ý có buổi cầu nguyện cho anh Cù Huy Hà Vũ và cho vấn đề Công bình và Nhân phẩm trong xã hội.

Khánh An: Gia đình TS. Cù Huy Hà Vũ có phải là người Công giáo không?

LM Vũ Khởi Phụng: Gia đình anh không phải là người Công giáo nhưng có lẽ bởi vì không phải bây giờ mới cầu nguyện mà trước đây Thái Hà cũng đã từng cầu nguyện, cho nên chị vợ anh Cù Huy Hà Vũ và em gái là chị Xuân Bích đã ngỏ ý xin cộng đoàn Thái Hà cầu nguyện. Chúng tôi tưởng trong trường hợp này cũng là một trường hợp rất quý bởi vì người ta có nghĩ tới sự thành tâm của mình trong đức tin thì người ta mới xin mình cầu nguyện. Chúng tôi sẽ cầu nguyện theo ý của gia đình anh Cù Huy Hà Vũ thôi.

Giúp xã hội công bình

29555744-200.jpg

(Hình bên: Khuôn viên nhà thờ Hàm Long thuộc giáo xứ Thái Hòa. Photo courtesy of nhathohamlong)
*

Khánh An: Thưa linh mục, vụ bắt giữ và xét xử TS. Cù Huy Hà Vũ được xem là một vụ việc rất nhạy cảm, nhiều người tỏ ra rất ngại khi đề cập đến vụ việc này, thế nhưng Thái Hà vẫn tổ chức cầu nguyện, linh mục không e ngại vấn đề “nhạy cảm” này sao?

LM Vũ Khởi Phụng: Từ xưa tới nay, giáo xứ Thái Hà vẫn luôn luôn có những buổi cầu nguyện, không những về Cù Huy Hà Vũ nhưng mỗi khi có chuyện gì xảy ra trong xã hội, khi là một vấn đề, khi là một thiên tai, ví dụ như vụ các giáo dân Tam Tòa thì Thái Hà cũng cầu nguyện, khi xảy ra vụ Cồn Dầu thì Thái Hà cũng cầu nguyện, bây giờ xảy ra vụ anh Cù Huy Hà Vụ thì cũng vậy thôi.

Bên cạnh đó có những thiên tai như động đất ở Trung Quốc hay Nhật Bản, Miến Điện thì giáo xứ Thái Hà vẫn luôn luôn có buổi thắp nến cầu nguyện. Nếu có một sự nhạy cảm nào đấy thì do hoàn cảnh tự nhiên đưa đến thôi, chứ còn giáo xứ Thái Hà không chủ trương tạo ra những tình hình nhạy cảm. Đôi khi giáo xứ Thái Hà gặp phải những tình hình tự bản chất của nó là nhạy cảm chứ không phải là do Thái Hà gây ra.

Khánh An: Vẫn biết là như thế nhưng vụ việc nhạy cảm này liệu có khiến cho giáo xứ Thái Hà vốn đã là “điểm nóng” thì lại trở nên “nóng” hơn không?

LM Vũ Khởi Phụng: Tôi không thấy có vấn đề gì cả bởi vì cầu nguyện là một bổn phận của mọi giáo xứ. Xưa nay trong Hội thánh vẫn cầu nguyện cho công lý và hòa bình thì vụ này cũng như thế. Còn nếu mà vì vụ này mà sinh ra cái gì đấy gọi là nhạy cảm hay phiền phức thì cái đó là ngoài ý muốn của giáo xứ Thái Hà.

Xem chi tiết…

Quyền và sử dụng quyền

Gần đây ở nước ta có rất nhiều người dân chết trong đồn công an. Từ giữa năm 2007 đến nay hơn 20 người đã chết sau khi bị công an bắt giữ; nhiều người được nói là đã tự hủy mình. Khắp thế giới, chính quyền nào cũng phải chịu trách nhiệm về nơi mình giam người. Sơ ý để một người tự tử trong phòng giam là những cơ quan giam giữ bị khiển trách và trừng phạt. Không biết ở Việt Nam hiện nay có theo tục lệ văn minh đó hay không.

Tháng 3 năm nay là một tháng xấu; không chỉ vì lạm phát mà còn vì công an. Trong một tháng 3 năm 2011, ba người Việt Nam bị công an đánh tới chết hoặc “treo cổ tự tử” trong đồn công an. Bắt đầu là ngày 6 tháng 3, ông Nguyễn Lập Phương 46 tuổi tắt thở sau khi bị công an huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) giam giữ 4 ngày vì tình nghi ông ăn trộm cau ở Khu Công Nghiệp Shinec. Ngày 8 tháng 3, ông Trịnh Xuân Tùng, 54 tuổi, đã chết sau khi bị một trung tá công an dùng gậy đánh gẫy cổ, sau khi ông bị bắt ở bến xe Giáp Bát, Hà Nội, trước đó 8 ngày. Ngày 14 tháng 3 năm 2011, ông Ðặng Ngọc Trung, 48 tuổi, xô xát với một phụ nữ trước quan Karaoke ở thị xã Ðồng Xoài (Bình Phước), ông bị bắt, rồi sáng hôm sau thấy chết ở trụ sở công an; họ nói ông Trung tự tử.

JPG - 45.9 kb

Hai nạn nhân đầu tiên đều bị công an đánh đập, trước và trong khi bị giam giữ. Khẩu hiệu của công an Việt Nam là “Ðảng Còn thì Mình Còn.” Nhưng không có dấu hiệu nào chứng tỏ ba nạn nhân trên từng có ý định chống đối nhà nước. Chắc chắn họ không bao giờ tính lật đổ độc quyền chính trị của đảng Cộng Sản Việt Nam. Nghĩa là việc đánh những người này đến chết không hề có lý do chính trị, công an không giết họ vì cần bảo vệ chính quyền “chuyên chế vô sản.” Các hành động sát nhân đó xẩy ra hoàn toàn trong những nghiệp vụ bình thường của các vị “công an nhân dân.” Chính cái vẻ bình thường đó mới thật là điều đáng kinh ngạc. Và đáng lo ngại.

Anh Nguyễn Lập Phương bị bắt ngày 2 tháng 3 năm 2011, 4 ngày sau, công an nói, họ thấy anh “có dấu hiệu bất thường về sức khỏe nên cho đi cấp cứu, lên viện thì chết.”Trong đêm mùng 1 tháng 3, bị bắt giữ tại Khu Công Nghiệp Shinec, anh Nguyễn Lập Phương đã bị những người “bảo vệ” của xí nghiệp này đánh.” Sáng hôm sau, họ đưa anh tới công an xã Thiên. Vì trên người anh Phương có nhiều vết bầm tím, nên công an xã đã đưa anh đến bệnh viện huyện Thủy Nguyên. Các bác sĩ ở đó chứng nhận anh Phương đã “bị chấn thương phần mềm ở mặt, chân tay, đầu gối, sườn sưng tím, không kêu đau bụng, đau đầu hoặc ngực, trạng thái tỉnh táo.” Ngày 6 tháng 3 năm 2011 anh lại được công an huyện đưa vào bệnh vào buổi chiều. Nửa giờ sau, công an xã nhận được tin anh Phương đã tử vong và đã đến báo cho gia đình biết. Anh Nguyễn Trung Trực, em trai nạn nhân cùng người nhà có mặt tại nhà xác bệnh viện Thủy Nguyên, chứng kiến thi thể anh Phương có nhiều vết bầm tím trên 2 tay, dọc hai bên sườn, chân, cằm và ngực bầm tím, hai mi mắt và hai bên tai có vết rách. Các bác sĩ cho biết: “Bệnh nhân Nguyễn Lập Phương được công an huyện đưa vào bệnh viện lúc 15 giờ 30 phút ngày 6 tháng 3 trong tình trạng đã ngưng thở.”

Xem chi tiết…

Thiếu tiền và thiếu cả niềm tin

Trần Phong

Gửi tới BBC từ Hà Nội

Vào 6 giờ sáng, hàng trăm công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội đã dậy rất sớm để tranh thủ mua rau rẻ hơn của những người đi chợ ven đường.

“Mất giấc ngủ nhưng tiết kiệm được ít nhất 120.000 đồng một tháng”, cô Huệ, một công nhân may nói.

Huệ cho biết chỉ sau Tết, giá rau mà Huệ phải mua tăng gấp đôi.

“Trước kia mua có 6.000 đồng/kg cải, hiện đã phải mua đến 11.000 một kg.”

Chóng mặt vì sốt giá

Huệ cũng nói nếu không khéo đi chợ, với 50.000 đồng cô không thể mua đủ thức ăn cho mình và cô bạn làm cùng trong một ngày kéo theo việc hai người sẽ không đủ tiền trả nhà trọ khi nhận lương.

Sau Tết, lương công nhân như Huệ được tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,1 triệu đồng. Nay vì giá tăng nhanh quá, cô nói mình không dám mua dù chỉ một thỏi son vì không đủ tiền.

Các công nhân kĩ thuật máy ở khu công nghiệp Kim Chung đang phải loay hoay với mức tăng giá vùn vụt của nhiều loại mặt hàng.

“Giá nhà trọ cũng tăng từ 600 ngàn đồng cho một phòng 2 người ở lên 1 triệu đồng. Với công nhân như anh em, với việc tăng 200 ngàn đồng/tháng là thêm một khoản khó khăn”, Nghĩa, một công nhân xây dựng chia sẻ.

Anh cho biết, từ Tết đến giờ, dù ở nhà có công việc cũng không dám về quê ở Nghệ An vì không đủ tiền vé tàu.

“Cầm 2 triệu tiền lương, trả tiền nhà, tiền ăn, điện nước thì số còn lại không biết tiêu gì, mua gì vì quá ít ỏi.”

Nghĩa và các bạn nam khác phải vạch cả kế hoạch để không phải mua hoa tặng bạn gái ngày mùng 8/3 vì không đủ tiền.

Tại Nam Định, cách Hà Nội khoảng 100 km, trong các doanh nghiệp Việt Nam, Đài Loan và Hàn Quốc, cuộc sống của 14.000 công nhân may mặc cũng không khá hơn gì.

Theo một cán bộ Công Đoàn ở Nam Định, “Đa số công nhân địa phương có vẻ “dễ thở” hơn do chủ động sinh hoạt tại gia đình. Nhưng với hàng ngàn công nhân khác xa nhà như Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa…thì việc phải trang trải cuộc sống với mức lương trung bình từ 1,5-1,8 triệu đồng quả là khó xoay sở”.

Người chịu khổ nhiều nhất khi lạm phát tăng chính là người nông dân

Một cán bộ

Xem chi tiết…

LHQ: ‘VN thiếu minh bạch về tài chính’

(Hình bên: Ông Lumina người vừa hoàn thành chuyến công du chín ngày tới VN.)

*

Các mối quan ngại về nợ nước ngoài khá lớn tại Việt Nam thường được đánh giá về khả năng của chính phủ và các doanh nghiệp có thể để tiếp tục vay với lãi suất có thể chịu được.

Nhưng người nghèo mới thực sự là nhóm người chịu thiệt, trừ khi Việt Nam có hành động “cấp bách” để giảm thâm hụt ngân sách và thương mại lớn cũng như ngưng vay mượn thêm từ nước ngoài, một cố vấn của Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo tại Hà Nội vào ngày thứ ba 29/03.

Ông Cephas Lumina, một luật sư nhân quyền Zambia và cũng là chuyên gia độc lập của Liên Hợp Quốc về tác động của nợ nước ngoài đối với nhân quyền, nói với các phóng viên rằng nếu chính phủ tiếp tục tăng vay nước ngoài để trang trải thâm hụt thương mại và ngân sách, điều đó “sẽ tạo gia tăng áp lực để lựa chọn giữa việc đi trả nợ và đầu tư xã hội. ”

“Chính phủ chỉ ra rằng họ sẽ cố gắng hết sức mình để đảm bảo không có giảm chi tiêu xã hội,” ông nói.

Nhưng ông nói thêm là nếu chính phủ không thể làm được như vậy, thì mức độ chăm sóc y tế, giáo dục và chương trình an sinh xã hội sẽ bị ảnh hưởng,

Một phần của vấn đề ở Việt Nam là sự thiếu minh bạch về tài chính, ông Lumina, người vừa hoàn thành chuyến công du chín ngày tới Việt Nam cho biết

Sau cuộc họp với các cơ quan chính phủ các ban ngành, các cơ quan nghiên cứu địa phương và các tổ chức quốc tế như IMF, ông nói ông đã nhận được “thông điệp lẫn lộn” về mức nợ nần nước ngoài của Việt Nam mà chính phủ nói là 42,2% GDP vào năm ngoái.

Ông lưu ý rằng con số nợ nước ngoài chính thức không nhất thiết bao gồm khoản vay của các doanh nghiệp nhà nước, mà ông coi là “khoản nợ tiềm ẩn” – mặc dù chính phủ cho đến nay từ chối trả nợ thay cho Vinsahin đối với số tiền mà các nhà đầu tư nước ngoài cho tập đoàn tai tiếng này vay mượn.

(Hình bên: Bê bối tại Vinashin khiến nhà nước và doanh nghiệp VN đi vay khó và đắt hơn.)

*

Nói cách khác đi là những sự kiện có thể xảy ra với các doanh nghiệp như Vinashin sẽ thay đổi cơ bản về bức tranh thực sự về nợ nần nước ngoài của Việt Nam.

Xem chi tiết…

’Cầu nguyện cho ông Cù Huy Hà Vũ’

Trong cử chỉ thách thức chính quyền, Giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội cho biết sẽ tổ chức hai buổi thắp nến cầu nguyện trước lúc diễn ra phiên xử Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ.

Bản tin trên trang web chính thức của Giáo xứ nói theo yêu cầu của gia đình ông Cù Huy Hà Vũ, Nhà Dòng và Giáo xứ Thái Hà “sẽ Dâng Thánh lễ và thắp nến cầu nguyện Thánh lễ” vào ngày 2, 3 tháng Tư.

JPG - 98.1 kb

Theo dự kiến, phiên xử ông Hà Vũ sẽ được tổ chức ngày 4 tháng Tư tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

Năm 2008 xảy ra vụ đòi đất tại giáo xứ kéo theo nhiều biểu cầu nguyện phản đối chính quyền thành phố Hà Nội. Nhiều giáo dân bị bắt sau đó.

Trong một diễn biến khác, ngày 29/03, bà Cù Thị Xuân Bích, em gái ông Hà Vũ, công bố lá đơn gửi Quốc hội. Trong đó bà cáo buộc cơ quan an ninh làm việc “trái Hiến pháp”.

Cùng ngày, bà Xuân Bích và bà Nguyễn Thị Dương Hà, vợ ông Hà Vũ, ký tên vào ’Lời kêu cứu’, kêu gọi công chúng đến tòa hôm diễn ra phiên xử để bày tỏ sự ủng hộ chồng và anh trai của hai người.

Trang Bauxite Việt Nam, được cho là được nhiều trí thức trong nước theo dõi, cũng kêu gọi Đảng Cộng sản trả tự do cho ông Hà Vũ.

Mấy ngày vừa qua, truyền thông nhà nước hầu như không bình luận gì về vụ án, ngoài các bản tin cho biết phiên xử được lùi lại tới ngày 04/04.

Phóng viên Đoan Trang ở trong nước, viết trên blog được đọc nhiều, có nhận xét rằng báo chí nhà nước (mà cô gọi là ’Lề Phải’) đang “im im” nhưng dự đoán vào hôm diễn ra phiên xử, “cả một dàn trọng pháo của Lề Phải sẽ đồng loạt khạc lửa”.

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ bị truy tố theo Điều 88, Khoản 1, Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Nếu bị kết án, ông có thể bị từ 3 đến 12 năm tù.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/03/110330_cuhuy_havu_update.shtml

Vụ xử Cù Huy Hà Vũ: Ai tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam?

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ

Hình: Cù Huy Hà Vũ

Việc xét xử luật sư Cù Huy Hà Vũ được hoãn lại từ ngày 24-3-2011 sang ngày 4-4-2011. Phía tòa án giải thích là để chuẩn bị tốt hơn việc biện hộ cho bị cáo tại tòa. Thế là thiện chí của tòa, để cho phiên tòa thêm công minh, tốt quá rồi còn gì. Đây là lần hoãn thứ hai.

Xin chớ vội vui mừng cho bị cáo.

Hãy chờ ngày 4-4, để xem cho kỹ phiên tòa sẽ tiến hành ra sao, có đúng theo mọi điều khoản của bộ luật Hình sự tố tụng không? có thật sự công khai không? có để các phóng viên báo chí trong ngoài nước tham dự hay không? gia đình, người thân, bạn bè anh Hà Vũ có được dự hay không? bị cáo và các luật sư có được trình bày hết ý hay không? việc luận tội và tuyên án có hợp lý, hợp luật, hợp theo Hiến pháp hiện hành hay không?

Cả xã hội ta, nhất là bạn bè, người thân, các chiến sỹ dân chủ như nín thở để theo dõi kỹ phiên tòa, xem chủ tọa Hội đồng xét xử, các thẩm phán, công tố viên, đại diện Viện kiểm sát…là những ai, họ có làm đầy đủ trách nhiệm trước xã hội và nhân dân hay không? có công bằng, vô tư, khách quan, chỉ xét xử theo luật pháp mà thôi hay không?

Phiên tòa này là một thử thách quan trọng đối với nền tư pháp Việt Nam, đối với chế độ chính trị hiện tại, đối với đảng Cộng sản, đối với Bộ Chính trị đang nắm trọn quyền lãnh đạo đất nước. Đây là một xét nghiệm hùng hồn, sinh động, chuẩn xác, phơi bày bản chất của nền tư pháp Việt Nam trong thời gọi là «Đổi mới».

Có một loạt tình tiết của vụ án người dân bình thường muốn nêu lên để mong các quan chức làm nhiệm vụ cầm cân nảy mực trong phiên tòa làm rõ trước công luận.

Trước hết việc cơ quan công an khởi đầu vụ án bằng cách nêu lên chuyện luật sư Hà Vũ vào Sài Gòn chơi gái mãi dâm ở khách sạn, đột nhập bắt giữ, chụp ảnh tại phòng, còn mang ra thủ đô một bao cao su đã qua xử dụng làm bằng chứng … có phải là chuyện đúng đắn, đàng hoàng không? Một việc làm như thế có phải là vô tình «tuyên truyền chống nước CH XHCN Việt Nam» như tên gọi của vụ án không?

Sau đó cơ quan điều tra tịch thu máy điện toán của luật sư Hà Vũ, «khám phá ra» một loạt bài viết và trả lời phỏng vấn công khai với một số đài phát thanh quốc tế, và kết luận rằng những nội dung chính kiến của ông Hà Vũ là phản động, là phạm pháp, là có tội, vậy lý lẽ là ở đâu?

Xem chi tiết…