Lưu trữ

Archive for 05/03/2011

Lại có xuống đường ở Tripoli

(Hình bên: Phe nổi dậy kêu gọi có thêm biểu tình)

*

Các lực lượng an ninh ở thủ đô Tripoli của Libya đã dùng lựu đạn cay để giải tán đám đông vài trăm người biểu tình sau buổi cầu nguyện chiều thứ Sáu.

Các cuộc nổi dậy khởi đầu từ giữa tháng Hai chống lại sự cầm quyền của đại tá Gaddafi trong suốt 41 năm qua. Nhưng đang có dấu hiệu cho thấy phong trào đang dậm chân tại chỗ. Tin không kiểm chứng cho hay đêm qua các ngôi đền bị đóng cửa, nhiều người bị bắt giữ, và nhà chức trách đang chặn internet.

Các nhân chứng cho biết phe ủng hộ Gaddafi đã nổ súng vào những người biểu tình sau buổi lễ cầu hôm thứ Sáu tuần trước tại nhiều quận trong thủ đô.

Tin cho hay nhân viên an ninh đã thực hiện một loạt các vụ bắt giam, giết người và bắt cóc trong những ngày qua.

Hôm nay một chiến đấu cơ đã ném bom thành phố duyên hải Ajdabiya hiện do phe nổi dậy kiểm soát, nhưng không trúng mục tiêu là một kho đạn.

Phản công

Các lực lượng của đại tá Gaddafi cũng oanh kích một trọng điểm khác của phe nổi dậy là hải cảng Brega, nơi có nhà máy dầu khí lớn thứ nhì của Libi, theo thông tấn xã Al Arabiya.

Hôm qua thứ Năm, phe nổi dậy ở thành phố Benghazi nói họ sẽ không thương thuyết trừ phi ông Gaddafi từ chức và đi lưu vong.

Hội đồng quốc gia Libya, do cựu bộ trưởng nội vụ Mustafa Abdel-Jalil, người đứng về phe nổi dậy, đã kêu gọi nước ngoài can thiệp.

Phe nổi dậy bao gồm dân quân và các quân nhân rời bỏ hàng ngũ, với súng máy và súng phóng lựu đã tái chiếm Brega dự đoán phe ủng hộ Gaddafi sẽ lại tấn công.

Một quan chức cao cấp ở nước bắc Phi, Mali, nói với BBC rằng hàng trăm tay súng người Tuareg đã tham gia đánh thuê cho ông Gaddafi. Phe thân Gaddfi rút về một cảng dầu khác là Ras Lanouf, sau khi bị đánh bật khỏi Brega hôm thứ Tư.

Hôm nay phe nổi dậy đã cử hành tang lễ cho 14 tay súng của họ thiệt mạng trong trận giao tranh đó.

Hai trọng điểm khác của phe nổi dậy là Zawiya và Misrata cũng đã chống cự được các cuộc tấn công của phe ủng hộ Gaddafi.

Bạo động ở Libya đã tạo nên một cuộc khủng hoảng nhân đạo với 200.000 lao động di dân phải bỏ qua Ai Cập, Tunisia và Niger, theo tổ chức Di dân Quốc tế, IOM.

 

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/03/110304_tripolitense.shtml

Lãnh tụ đối lập Sam Rainsy: Cách Mạng Hoa Nhài có thể xảy ra ở Campuchia

Lãnh tụ đối lập Sam Rainsy cho rằng người dân Campuchia đang ngày càng mất kiên nhẫn với Thủ tướng Hun Sen, người đã nắm quyền từ 26 năm nay. Ông cho rằng người dân nước ông có thể sẽ theo gương dân chúng Tunisia và Ai Cập để xuống đường đòi lật đổ các nhà lãnh đạo độc tài. Ông Sam Rainsy đang sống lưu vong ở Pháp và đã đến thăm Hoa Kỳ hồi gần đây trong lúc ông bị giới hữu trách Campuchia tuyên án tù về tội gọi là khích động hận thù giữa người Campuchia với Việt Nam. Mời quí vị theo dõi cuộc phỏng vấn lãnh tụ đối lập do thông tín viên Kate Woodsome thực hiện.

JPG - 19 kb

(Hình bên: Lãnh tụ đối lập Sam Rainsy bị giới hữu trách Campuchia tuyên án tù về tội gọi là khích động hận thù giữa người Campuchia với Việt Nam)

*

VOA: Thưa ông Sam Rainsy. Xin ông cho biết Campuchia có khả năng xảy ra một tình huống như ở Ai Cập và Tunisia không?

Sam Rainsy: Có rất nhiều điểm giống nhau giữa Campuchia với những quốc gia mà chúng ta đã chứng kiến những cuộc nổi dậy của dân chúng trong vài tuần hoặc vài tháng qua. Những điểm tương đồng này có liên hệ tới các vấn đề nghèo đói, bất công xã hội, tham nhũng, và thiếu những cơ chế để người bày tỏ ý kiến của mình, để bày tỏ ý muốn thay đổi hay cải thiện hệ thống chính trị. Vì sự thiếu tự do và vì sự bất bình và bất mãn của người dân mỗi ngày một tăng nên tôi nghĩ rằng những gì đang xảy ra ở Ai Cập, ở Tunisia và ở Libya cũng có thể xảy ra ở Campuchia bất cứ lúc nào.

VOA: Thưa ông, đó có phải là những điều mà ông muốn thấy xảy ra ở nước ông?

Sam Rainsy: Tốt hơn hết là chúng ta phải tránh xảy ra tình trạng bạo động. Đó chính là lý do khiến chúng tôi phải hối thúc chính phủ Campuchia thực thi cải cách dân chủ. Chúng tôi yêu cầu chính phủ hãy dựa vào sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và của những nước bạn như Hoa Kỳ để cải cách chính trị, để bảo đảm là người dân có được phương tiện để bày tỏ nguyện vọng thay đổi, và như vậy, họ không cần phải xuống đường biểu tình để mang lại những sự cải cách về chính trị.

Xem chi tiết…

DCCT kiến nghị lần 2 về Tu viện Đà Lạt

DCCT kiến nghị lần 2 về Tu viện Đà Lạt

VRNs (04.03.2011) – Sài Gòn – Ngày 14/12/2010 Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đã gửi Đơn kiến nghị đến UBND tỉnh Lâm Đồng về việc quy hoạch đối với Khu đất của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam toạ lạc tại phường 7, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Hai tháng rưỡi đã trôi qua mà Nhà Dòng vẫn chưa nhận được bất kỳ văn bản nào của UBND tỉnh Lâm Đồng cũng như của Tổng Thanh tra Chính phủ.

Trong khi đó, UBND tỉnh Lâm Đồng vẫn tiếp tục ngang nhiên cho thực hiện việc quy hoạch mà không hề trao đổi với chủ sở hữu là Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Vì thế, ngày 03/03/2011 vừa qua linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, Chánh Văn phòng Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đã ký Đơn kiến nghị lần 2 gửi đến UBND tỉnh Lâm Đồng về việc này.

Dưới đây là nguyên văn Đơn kiến nghị:

Ngày 03 tháng 03 năm 2011

—o0o—

Kính gửi: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

V/v: Quy hoạch đối với Khu đất của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam toạ lạc tại phường 7, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

TỈNH DÒNG CHÚA CỨU THẾ VIỆT NAM

38 Kỳ Đồng, Quận 3, TP.HCM

Do Linh mục Phạm Trung Thành – Giám tỉnh – làm đại diện

(Có uỷ quyền cho Linh mục Đinh Hữu Thoại – Chánh Văn phòng)

Trân trọng trình bày:

1) Vừa qua, ngày 14/12/2010 Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đã có văn bản gởi UBND tỉnh Lâm Đồng về việc Quy hoạch đối với Khu đất của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam toạ lạc tại phường 7, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Theo đó, kiến nghị UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định tạm ngưng thực hiện quy hoạch Viện sinh học Tây Nguyên để chờ quyết định giải quyết của Tổng Thanh tra Chính phủ, đồng thời UBND tỉnh Lâm Đồng phải có văn bản chính thức gởi Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam về căn cứ, nội dung quy hoạch Viện sinh học Tây Nguyên trên phần đất của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam.

2) Tuy nhiên, đến nay sau hơn 2 tháng rưỡi Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam vẫn chưa nhận được văn bản trả lời của UBND tỉnh Lâm Đồng liên quan đến nội dung trên.

3) Trong khi đó, Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế được biết hiện UBND tỉnh Lâm Đồng vẫn đang cho tiến hành thực hiện quy hoạch Viện sinh học Tây Nguyên. Bằng chứng là việc trưng bảng và phát quang để xây dựng công trình “Khối nhà hành chính và nghiên cứu” trên khu đất của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế toạ lạc tại phường 7, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng nêu trên.

Kiến nghị:

Qua nội dung trình bày trên, một lần nữa Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định tạm ngưng thực hiện quy hoạch Viện sinh học Tây Nguyên để chờ quyết định giải quyết của Tổng Thanh tra Chính phủ về khiếu nại yêu cầu được nhận lại diện tích đất toạ lạc tại phường 7, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thuộc quyền quản lý của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế do nhận chuyển giao từ Đức Cha Jean Baptiste Cassaigne, trong đó có diện tích hiện đang quy hoạch Viện sinh học Tây Nguyên. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng phải có văn bản chính thức gởi Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam về căn cứ, nội dung quy hoạch Viện sinh học Tây Nguyên trên phần đất của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam.

Trân trọng,

Linh mục Đinh Hữu Thoại

Chánh Văn phòng

Nơi gới:

+          Như trên;

+          Tổng Thanh tra Chính phủ.

Xem chi tiết…

Phiến quân ra điều kiện Gaddafi từ chức

Phiến quân miền Đông Libya (Hình bên: Phiến quân Libya nói họ sẽ không thương thảo cho đến khi ông Gaddafi từ chức và sống lưu vong.)

*

Phiến quân chiếm cứ miền Đông Libya nói họ sẽ không thương thảo cho đến khi Đại tá Muammar Gaddafi từ chức và sống lưu vong.

Hội đồng Quốc gia Libya tại thành phố Benghazi một lần nữa kêu gọi quốc tế can thiệp nhằm ngăn chặn các vụ dội bom của quân chính phủ.

Trong khi đó Tòa án Hình sự Quốc tế nói cơ quan này sẽ điều tra Đại tá Gaddafi và một số người con của ông liên quan đến tội ác chống lại nhân loại.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nhắc lại đòi hỏi nhà lãnh đạo Libya từ chức.

Tại Benghazi, Hội đồng Quốc gia Libya, phe đối lập mới hình thành nói họ không tham gia thương thảo, trước tin nói rằng Đại tá Gaddafi cử một chỉ huy tình báo đến nói chuyện với phiến quân.

‘Bế tắc’

Hội đồng hiện do cựu bộ trưởng An ninh Libya, Mustafa Abdel-Jalil cầm đầu. Ông Abdel-Jalil mới đào tẩu tháng trước.

Muammar Gaddafi đã mất tính chính danh, ông ta nên từ chức

Barak Obama

Ahmed Jabreel, phát ngôn nhân cho ông Abdel-Jalil cho hãng Reuters hay: “Nếu có hội đàm, mọi thứ chỉ tập trung vào một điểm, đó là bằng cách nào đó Gaddafi từ bỏ chức vụ và rời đất nước, để chúng ta có thể cứu mạng sống con người. Còn lại không có gì để thương thảo cả.”

Phái viên Kevin Connolly của đài BBC hiện đang có mặt tại Benghazi cho hay cả chính phủ lẫn phiến quân hầu như không bên nào có trong tay đủ khả năng để di chuyển quân lính và khí tài qua vùng sa mạc rộng lớn.

Điều này dẫn tới bế tắc về quân sự, và khoảng không quyền lực chính trị, sau cuộc nổi dậy bắt đầu từ phía Đông của Libya từ giữa tháng Hai.

 

(Hình bên: Tại Benghazi mới hình thành phe đối lập có tên Hội đồng Quốc gia Libya.)

*

Phái viên BBC cho hay thương thảo một cách có ý nghĩa sẽ gặp nhiều khó khăn vì mục đích duy nhất của Đại tá Gaddafi là bám giữ quyền lực – trong khi đòi hỏi của phiến quân là chấm dứt 41 năm nắm quyền của ông.

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Tức