Lưu trữ

Archive for 24/03/2011

GP Vinh: Đông Yên lại nổi sóng lòng dân, giữ xe và bắt giam công an

GP Vinh: Đông Yên lại nổi sóng lòng dân, giữ xe và bắt giam công an

Một đoàn công an do Phó công an huyện dẫn đầu đến Giáo xứ dọa dẫm giáo dân, ra oai hù dọa nhằm bảo vệ cho tàu lớn tiếp tục thi công. Tức nước vỡ bờ, bà con giáo dân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em với số lượng đông, khoảng gần 200 người ra vây lực lượng công an và đã bắt năm người trong đoàn công an này (Có cả một Phó công an huyện) đưa về nhà văn hóa xã và giữ tại đó để mời chính quyền Tỉnh giải quyết nguyện vọng của giáo dân.

Giáo xứ Đông Yên có hơn 1000 hộ gia đình với khoảng 4.500 nhân khẩu sinh sống vùng cửa biển Kỳ Lợi, Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Đời sống đồng bào ở đây nghèo nhưng tình làng nghĩa xóm luôn được nêu cao đùm bọc lẫn nhau và luôn giữ vững niềm tin của người tín hữu Kito. Giáo xứ Đông Yên cũng gần các giáo xứ lân cận như giáo xứ Dũ Lộc

Đặc biệt, giáo dân nơi đây có truyền thống bất khuất, kiên cường trong việc hiệp thông với nhau trước bạo quyền và bảo vệ niềm tin, tín ngưỡng tôn giáo của mình. Khi Tam Tòa bị nhà cầm quyền CSVN đánh đập dã man vào tháng 7/2009, chính Giáo hạt Kỳ Anh đã tổ chức cho 5 linh mục và 200 giáo dân trực tiếp vào Tam Tòa ngay lúc đó để hiệp thông.

Câu chuyện Đông Yên trong những năm khét tiếng khát máu của nhà nước CSVN đã phải chấp nhận đầu hàng trước lòng can đảm của giáo dân Đông Yên từ tháng 12/1969 vẫn còn đọng lại trong ký ức của mỗi giáo dân không chỉ ở đây mà đã thành câu chuyện truyền thống của giáo dân Giáo phận Vinh. Câu chuyện này cũng đã là niềm tự hào của mỗi người giáo dân trước sự vững vàng bất khuất của cha ông mình đã làm nên kỳ tích Đông Yên trong thời kỳ đó.

Trong giai đoạn hiện nay, khi nhà nước CSVN không chỉ dâng Hoàng Sa cho Tàu cộng, dâng đất đai lãnh thổ ở vùng biên giới của dân tộc này, mà còn bằng nhiều cách bán nước rất thâm hiểm như cho thuê rừng dài hạn, khai thác bauxite ở Tây Nguyên, những khu công nghiệp riêng của Tàu như ở Hải Phòng… Thì ngay tại Hà Tĩnh, có một vùng đất thuộc Kỳ Anh đã trở thành khu tô giới của Tàu Đài Loan gọi là Cảng Vũng Áng.

Ở đó, nhà cầm quyền CSVN chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa của Đài Loan lập dự án đầu tư nhà máy liên hợp thép tại khu kinh tế Vũng Áng và dự án cảng nước sâu Sơn Dương, với 100% vốn nước ngoài. Dự án này, Đài Loan đầu tư và nắm toàn bộ những lĩnh vực cốt tử của nền công nghiệp tại đây bao gồm: Cảng nước sâu Sơn Dương, nhà máy sx thép và nhà máy điện… Chủ trương này do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ký từ tháng 3/2008 và dự kiến hoàn thành vào năm 2011.

Hiện nay, khu vực Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã hình thành một khu tô giới của Đài Loan giữa miền Trung Việt Nam. Khu vực đó không có dân sinh sống, ngăn cách với bên ngoài bằng hào sâu, thành lũy kiên cố, người Việt Nam không được bén mảng vào trong khu vực độc lập này.

Để thực hiện dự án bán đất trọn gói này cho nước ngoài, nhà cầm quyền CSVN tại Hà Tĩnh đã không ngần ngại đuổi dân ra khỏi khu vực để giao đất cho Tàu mà cả nhà thờ, thánh thất đều được dỡ bỏ. Một ngôi nhà thờ họ đã bị dỡ bỏ để đền bù mấy trăm triệu đồng là nỗi đau của giáo dân GP Vinh mới đây.

Ở xứ Dũ Lộc, nhà cầm quyền đang tìm mọi cách đuổi dân đi khỏi nơi chôn rau cắt rốn của mình bằng cách lập bãi thải nhiệt điện đổ ngay cạnh làng. Việc này đã bị phản ứng dữ dội và nhà cầm quyền đã đang phải tính những con bài khác mà không thể vào để trấn áp giáo dân như những nơi khác.

Riêng về Đông Yên, gần đây để làm cảng nước sâu Sơn Dương cho Đài Loan nhà cầm quyền đã cho tàu lớn hút bùn nạo vét cảng làm đảo lộn toàn bộ môi trường sống của bà con nơi đây, đẩy họ vào con đường chết để bỏ đất mà ra bỏ nhà mà đi.

Về đời sống, người dân ở đây chỉ có nghề bám biển nuôi sống cả mấy ngàn con người, không có ruộng đất canh tác, không có cơ sở sản xuất gì ngoài mặt biển. Vì thế khi nhà cầm quyền cho nạo vét, làm cảng nước sâu, toàn bộ đời sống bà con bị đe dọa nghiêm trọng.

Trước sự đe dọa đó, ngày 10/3/2011, toàn thể giáo dân, Hội đồng Mục vụ giáo xứ, các giáo họ của 4.500 giáo dân ở đây đã gửi tới Chủ tichj UBND Tỉnh Hà Tĩnh, UBND các cấp chính quyền và khu công nghiệp Vũng Áng đơn khiếu nại về những thiệt hại ảnh hưởng đời sống giáo dân.

Nhưng, như bao lá đơn của giáo dân khắp nơi đã gửi đi, nhà cầm quyền VN thực hiện biện pháp thi hành bệnh điếc triền miên, không hề có cách giải quyết thỏa đáng, tiếp tục cho tàu lớn nạo vét lòng biển và thi công công trình coi thường tính mạng của người dân.

Sáng 21/3/2011, các tàu vẫn tiếp tục làm việc giáo dân đã chèo thuyền ra đuổi, nhưng cậy tàu lớn các tàu này vẫn cứ lỳ lợm như không, bà con đã dùng gạch, đá tấn công trực tiếp. Được tin đó, nhà cầm quyền cho công an, cán bộ hù dọa dân để họ khiếp sợ mà không dám phản kháng.

Một đoàn công an do Phó công an huyện dẫn đầu đến Giáo xứ dọa dẫm giáo dân, ra oai hù dọa nhằm bảo vệ cho tàu lớn tiếp tục thi công. Tức nước vỡ bờ, bà con giáo dân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em với số lượng đông, khoảng gần 200 người ra vây lực lượng công an và đã bắt năm người trong đoàn công an này (Có cả một Phó công an huyện) đưa về nhà văn hóa xã và giữ tại đó để mời chính quyền Tỉnh giải quyết nguyện vọng của giáo dân.

Một trong năm người là Phó công an huyện đã giả vờ xin gọi điện thoại và trốn thoát, còn lại 4 người bị dân giữ lại trong nhà văn hóa xã.

Chiếc xe chở đoàn công an về hoạnh họe dân đã bị tam giữ tại chỗ, xịt lốp và bẻ cong biển số.

Xem chi tiết…

Quyết định lịch sử của LHQ: Ðặt cuộc sống đồng loại ở tầm cao nhất

JPG - 43.1 kb

Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Hình: REUTERS

Nghị quyết số 1973 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chiều ngày 17-3-2011 là một nghị quyết lịch sử.

Có thể nói trong lịch sử 69 năm của LHQ (1942 – 2011), Nghị quyết 1973 là một trong những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và tư tưởng quan trọng nhất, cao quý nhất về tôn trọng quyền sống của đồng loại trên trái đất, về bảo vệ quyền tự do của một dân tộc đang bị nguy cơ tàn sát bởi một chính quyền cực kỳ hung bạo đang lên cơn điên.

Cái cao quý của Nghị quyết 1973 là nội dung của nó nhắm cấp cứu nhân dân một nước quyết nổi dậy chống ách độc tài cá nhân của Moammar Gadhafi, tên điên khùng ở Địa Trung Hải, và đang bị đàn áp điên cuồng, đang kêu cứu thế giới can thiệp gấp để tránh khỏi bị diệt chủng.

Cả 15 nước trong Hội đồng Bảo an, cả 192 nước thành viên của LHQ đều không có một lợi ích riêng tư nào khi bàn bạc về Nghị quyết này. Do đó động cơ để ra nghị quyết về tình hình Libya hoàn toàn là trong sáng, vô tư; đó là tình Người, là lòng Nhân ái giữa cộng đồng nhân loại, là thương Người như thể thương thân, người chung Quả đất hãy thương nhau cùng. Mục tiêu của Nghị quyết là bảo vệ cuộc sống vô giá của người dân tay không.

Một Nghị quyết vô tư, trong sáng, đẹp đẽ, cao thượng như thế là rất hiếm, cho nên rất đáng quý. Nghị quyết này sẽ có ý nghĩa dài lâu, vượt qua không gian và thời gian, làm nức lòng mọi người dân lương thiện trên trái đất, củng cố niềm tin cho mọi dân tộc chưa có tự do và quyền công dân thật sự, đang khao khát quyền sống dân chủ, tự do giữa thế giới văn minh hiện tại. Đây là một mũi đột phá có ý nghĩa lịch sử, mang lại tiếng thơm và vinh dự cho Hội đồng Bảo an và cho cả LHQ trong sứ mạng cao quý bảo vệ hòa bình và an ninh của toàn nhân loại.

Cần chỉ rõ vinh quang trước hết thuộc về 10 nước đã bỏ phiếu thuận cho bản dự thảo đã được Pháp và Anh khởi thảo, được Ngoại trưởng Alain Juppé Pháp đọc ttrước Hội đồng Bảo an. Đó là các nước: Pháp, Anh, Brazil, Colombia, Gabon, Bosnia Herzegovina, Lebanon, ibania, Nigeria, Bồ Đào Nha và Nam Phi.

Theo tin các nhà báo Pháp theo dõi chặt chẽ cuộc bỏ phiếu lịch sử, đến phút chót, Nigeria và Nam Phi định không tham gia bỏ phiếu, đại biểu Pháp và Lebanon đã ra sức thuyết phục có kết quả, do đó mà đạt vừa đủ 10 phiếu thuận. Thật đáng mừng.

Cũng nhờ đại biểu Lebanon đã thay mặt khối nước A-rập ra sức thuyết phục các đại biểu Nga và Trung Quốc để 2 nước này chỉ không tham gia bỏ phiếu mà không dùng quyền phủ quyết của nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, do đó mà cuộc bỏ phiếu tránh khỏi thất bại.

Xem chi tiết…

Khổng Tử thay Mao

Sau trận động đất ở Nhật Bản, một ký giả tờ Trung Ương nhật báo của Nam Hàn mô tả: “Hầu như không thấy có một người Nhật nào gặp phải thảm cảnh này mà khóc lóc than van. Cũng không nghe nói có chuyện thừa cơ trong lúc lộn xộn vì động đất để giết người cướp của.” Nói với đồng bào người Hàn quốc, ký giả viết: “Chúng ta vẫn còn phải học hỏi nhiều từ Nhật Bản, và còn xa chúng ta mới có thể trở thành một nước tiên tiến (như họ).”

JPG - 14.4 kb
Khổng Tử

Trong mục này bài trước đã dẫn những lời khen tương tự của ông Vương Hy Văn, ký giả Hoàn Cầu Thời Báo của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Khi chứng kiến hành vi của dân Nhật sau trận động đất, ông thốt lên: “50 năm nữa người Trung Quốc cũng chưa thể có trình độ dân trí và ý thức công dân cao như người Nhật hiện nay.” Ông phải thú nhận: “Tôi hổ thẹn mình là con cháu của Khổng Tử nhưng không hiểu cái đạo Nhân Nghĩa bằng họ.”

Có thể nói Khổng Giáo là một gia tài văn hóa chung của các nước Á Ðông. Tại Việt Nam, trước cửa trường Trung học Trương Vĩnh Ký ở Sài Gòn năm xưa có đôi câu đối, vế đầu là “Khổng Mạnh Cương Thường Tu Khắc Cốt.” Khi chúng ta nhắc nhau hãy noi theo tấm gương của những Chu An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Ðình Chiểu, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, không ai quên rằng tất cả các bậc tiền nhân đó đều được đào tạo trong “Cửa Khổng Sân Trình” và họ không bao giờ từ bỏ gia tài văn hóa đó để theo một chủ nghĩa ngoại lai nào cả.

Trung Quốc và Hàn Quốc là hai quốc gia bị quân đội Nhật Bản chiếm đóng nhiều năm và áp dụng những chính sách rất tàn bạo. Ai cũng biết hai dân tộc đó rất quật cường, nhưng các khái niệm Nhân Nghĩa, Trung Tín, mà hiện nay họ vẫn dạy trong các trường học đều xuất phát từ Nho Giáo. Khi nhìn thấy những cảnh đáng khâm phục ở nước Nhật, các ký giả trên đã thành thực nói lên ý nghĩ của mình mà không sợ đồng bào của họ chỉ trích. Nếu không biết thán phục những cái hay của người khác thì cũng không ý thức được cái dở của mình, và không bao giờ sửa đổi được.

Trong khi ở Nhật Bản và Nam Hàn Nho giáo vẫn được kính trọng và được dạy dỗ cho giới trẻ, thì ở chính trong nước Trung Hoa số phận ông Khổng Tử không được may mắn như vậy. Chế độ Mao Trạch Ðông đã quét sạch các “tàn tích” của Nho giáo, để thay thế bằng những giáo điều mới của Marx và Lenin, qua lời dẫn giải của Mao Trạch Ðông. Ký giả Vương Hy Văn chắc cũng biết rằng nếu đồng bào Trung Hoa của ông đã không thi hành đạo Nhân Nghĩa của Không Tử được bằng người Nhật, thì đó là do đảng Cộng Sản gây ra. Ở Việt Nam cũng vậy. Vừa rồi một ông ngoại trưởng Nhật Bản phải từ chức sau khi thú nhận đã vô tình nhận một món tiền ủng hộ tranh cử sai luật, vì do một người di dân không có quốc tịch Nhật đóng góp. Số tiền chỉ đáng 600 đô la Mỹ. Nhưng các quan chức Trung Quốc và Việt Nam ăn hối lộ hoặc tẩu tán tài sản công, hàng chục triệu Mỹ kim, hoặc hàng tỷ Mỹ kim như trong vụ Vinashin, thì không sao cả!

Ðầu năm 2011, trước khi ông Hồ Cẩm Ðào sang thăm nước Mỹ, một bức tượng Khổng Tử cao 8 mét được dựng lên tại Quảng trường Thiên An Môn, đối diện với cái lăng trưng xác ướp của Mao Trạch Ðông. Nhật báo Nhân Dân đã mở cuộc trưng cầu ý kiến độc giả, có hơn 800 ngàn người góp ý kiến, và 62% họ không đồng ý việc dựng pho tượng này! Tỷ số này đáng ngạc nhiên, vì trong hai mươi năm qua đảng Cộng Sản đã bắt đầu cho Khổng Từ “sống lại” rồi. Hội Khổng Học đã được chính thức thành lập năm 1990, sau biến cố Thiên An Môn đẫm máu dân lành. Chủ Tịch Giang Trạch Dân tới khai mạc hội này, đã hãnh diện kể chuyện rằng chính ông ta hồi nhỏ vẫn được thân phụ lén lút dạy Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ tính bản thiện,” một câu trong Luận Ngữ!. Một chương trình ti vi do Giáo Sư Vu Ðan phụ trách bàn về Luận Ngữ rất được hâm mộ. Sau cô đã xuất bản thành sách, tựa đề “Luận Ngữ Tâm Ðắc” bán ngay được mười triệu cuốn; cô được mời đi khắp thế giới thuyết trình; bản dịch tiếng Anh tựa là “Confucius From The Heart.” Căn cứ vào các sự kiện đó, phải nói là người Trung Hoa hiện nay cũng thiết tha muốn học lại nền tảng đạo đức của Nho Giáo. Sau khi đã bỏ qua các Sách Ðỏ của Mao, họ cũng muốn lấp vào khoảng trống tinh thần đó những lời nhân nghĩa, đạo đức, thay vì chỉ học “làm giầu là vinh quang” như ông Ðặng Tiểu Bình dạy!

Xem chi tiết…