Lưu trữ

Archive for 16/03/2011

LM Nguyễn Văn Lý nói chuyện với RFA sau thời hạn 15-3

Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
Phần âm thanh

Ngày 15 tháng 3 năm 2011, lệnh tạm tha linh mục Nguyễn Văn Lý, từ nhà tù trở về Nhà Chung ở Huế để trị bệnh, đã hết hạn.

(Hình bên: LM Nguyễn Văn Lý tại Tổng Giáo Phận Huế tháng 3/2010. RFA File Photo) 

*

Vị lãnh đạo tinh thần kiên cường này có bị đưa trở  lại trại giam hay không, ông sẽ hành xử ra sao một khi bị đưa trở lại chốn lao lý?

Tiếp tục đấu tranh

Đỗ Hiếu: Thưa Linh mục, bây giờ là tối ngày thứ ba, 15 tháng 3 năm 2011, lệnh tạm tha Linh mục về Nhà Chung để trị bệnh đã chấm dứt, Linh mục có nhận được thông báo gì về việc Nhà nước có thể đưa Linh mục trở vào trại giam không?

LM Nguyễn Văn Lý: “Không có thông báo chính thức đó, bà phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao nói theo nguyên tắc, nếu sức khỏe đã khả quan thì linh mục Lý sẽ trở lại nhà tù, thực sự sức khỏe có khả quan đâu? Đó là kiểu nói khôn khéo, che dấu ý định gì đó của họ, chưa hề thông báo gì cả. Có những tin đồn từ công an nói ra với dân, thì tôi đã bị bệnh nằm liệt một chỗ, rồi tôi bị đau tâm thần, viết nói những điều hoan tưởng, tất cả những bản văn mà tôi phổ biến do người khác viết, coi như tôi bị bất lực, nằm một chỗ. Họ cũng nói sẽ vào phòng của Cha Lợi và của tôi để tịch tu máy móc, hôm qua. Riêng ngày hôm nay thì họ đưa tin cho giới xe thồ, xe ôm, là họ sẽ đưa tôi đi vào lúc 11 giờ trưa, tất cả đều là tin huyền hoặc hết.”

Đỗ Hiếu: Sinh hoạt bênh ngoài Nhà Chung có gì khác thường mấy hôm nay không, thưa Linh mục?

Tôi đã sẵn sàng, tôi có một bộ áo, mũ trắng, khăn trắng, với các câu khẩu hiệu “Đa nguyên, Đa đảng là bền vững”, chống giặc Tàu.

LM Nguyễn Văn Lý

LM Nguyễn Văn Lý: “Họ có bao vây Tòa Giám mục đông hơn, có đưa xe các loại án ngữ các ngõ đi vào thành phố Huế, những đường dẫn tới Nhà Chung. Nghe dân nói, những xe này mang biển số của Bộ Công an Hà Nội, tất cả đều xảy ra bên ngoài Nhà Chung. Từ đây cho đến 9 giờ rưỡi tối là thời gian Nhà Chung đóng cửa, nếu họ muốn đưa tôi đi thì họ sẽ đưa trong khoảng thời gian chưa tới 3 tiếng đồng hồ nữa thôi, còn nếu họ không giải quyết, có lẽ họ sẽ để lấp lửng, không đọc lệnh gia hạn cho ở bên ngoài, cũng không đọc lệnh giam trở lại, để tôi có một án treo mơ hồ, không có hướng giải quyết gì cả.”

Đỗ Hiếu: Linh mục có chuẩn bị tư tưởng và hành trang gì để bị họ đưa trở lại nhà tù không?

LM Nguyễn Văn Lý:Tôi đã sẵn sàng, tôi có một bộ áo, mũ trắng, khăn trắng, với các câu khẩu hiệu “Đa nguyên, Đa đảng là bền vững”, chống giặc Tàu, còn sau lưng thì có khẩu hiệu đòi hỏi phải có đa nguyên, đa đảng, câu khác là “Đa nguyên hay là tàn lụi”. Tôi sẽ mặc bộ đồ này, tay cầm Lá Thiên Tuế để tiếp đón phái đoàn, và họ vào tôi sẽ mời họ ngồi nghe tôi trình bày về kế hoạch chống giặc Tàu, yêu cầu họ nghiêm túc, nếu còn tự coi mình là người Việt Nam thì phải ủng hộ tôi. Nhiều lần tôi đã lên tiếng với công an cũng như nhân viên của nhà nước từng đến thăm tôi, rằng nếu các ông không ủng hộ tôi, lương tâm sẽ cắn rứt, lịch sử sẽ đào thải, con cháu sau này sẽ nhục nhã. Các ông ủng hộ tôi nhưng chưa cần ủng hộ công khai lúc này, trước cơ quan để lấy tiền lương nuôi vợ, nuôi con, nhưng phải âm thầm ủng hộ tôi.”

Xem chi tiết…

Tiếng thở dài của Thánh

Đông A

Người ta kể rằng khi Thánh Thán chào đời, miếu thờ Khổng tử có phát ra một tiếng thở dài. Tên Thánh Thán của ông có nguồn gốc như vậy. Thánh Thán bị xử chém trong vụ “Khốc miếu án” đầy bất ngờ và bi đát. Nhân vua Thuận Trị ra chiếu xuống Giang Tô tuần, các học sinh đến tố cáo việc làm sai trái của huyện lệnh. Tuần phủ bắt 5 học sinh trị tội. Hôm sau học sinh tụ tập ở Quốc Tử Giám kêu khóc, bị bắt tiếp 30 người, trong đó có Thánh Thán. Đúng lúc đấy vùng Giang Nam có giặc cướp, các học sinh bị khép vào tội phụ họa với giặc, kết án tử hình, tịch biên gia sản. Khi thọ hình, Thánh Thán than rằng: “Chém đầu thì đau đớn lắm, tịch biên thì thê thảm lắm, thế mà ngờ đâu Thánh Thán lại gặp cảnh này, kì lạ lắm thay!”, rồi cười và chịu chém.

TS Cù Huy Hà Vũ

Tôi nhớ câu chuyện lạ kỳ này về Thánh Thán nhân đọc thấy tin tuần sau ông Cù Huy Hà Vũ bị đưa ra tòa xét xử tội tuyên truyền chống nhà nước. Tiếng thở dài của Thánh phải chăng cũng là đây? Có nhiều điểm tôi không ưa ông Cù Huy Hà Vũ, nhưng không khỏi cảm thương cho số phận của ông. Ông Vũ là người mà tôi thấy xuyên suốt tư tưởng và hành động của ông chính là sự hợp nhất của tri hành. Tư tưởng xuyên suốt của ông Vũ, như tôi thấy, là muốn thấy có một nhà nước pháp quyền, mọi vấn đề phát sinh tranh chấp cần phải giải quyết bằng luật pháp, không loại trừ một ai và không có ai ở ngoài hay trên pháp luật. Hành động của ông Vũ chính là đưa vào cuộc sống, thực tiễn hóa một cách cụ thể, không lý luận suông hay tư biện hình thức, tư tưởng nhà nước pháp quyền. Từ tư tưởng như vậy, cộng thêm vào thực tế không đáp ứng được kỳ vọng lý tưởng của ông, đã dẫn đến quan điểm chính trị về nhu cầu thay đổi thể thế chính trị như một tất yếu của thất vọng vào hiện thực. Có thể thấy đấy là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng và hành động của ông Vũ một cách nhất quán và kiên định. Đọc những dòng chữ này của ông Vũ “Ai chỉ ra được cách nào để cứu những người dân “côi cút làm ăn” kia khỏi sự bức hại tập thể của “Tam quyền không phân lập” hay “Tam quyền nhất lập” nói trên ở Việt Nam, người viết bài này xin đội ơn và hậu tạ!” như cảm thấy một tiếng kêu cô phẫn bi thương trào máu ra đầu ngọn bút. Tôi không biết vụ việc cụ thể trong bài viết có câu kết bi phẫn đấy thực hư như thế nào, nhưng đọc xong bài viết không khỏi cảm thấy ngậm ngùi thân phận con người dường như ở vào một bước đường cùng, không có một lối thoát, như thân phận con kiến trong câu ca dao thưở nào “con kiến mà leo cành đa / leo phải cành cụt leo ra leo vào / con kiến leo phải cành đào / leo phải cành cụt leo vào leo ra”. Những người dân đấy đúng hay sai cũng không có một phiên tòa nào giải quyết cho họ. Công lý ở đâu? Pháp luật ở đâu? Phải chăng nỗi bi phẫn đó chỉ còn có thể vạch lên trời xanh để viết?

Trang Tử từng nói rằng mắt phải nhìn thấy những điều không muốn nhìn, tai phải nghe thấy những điều không muốn nghe, sao không khỏi khốn cùng? Tiếng thở dài của Thánh phải chăng chính là sự khốn cùng, không biết phải làm sao đấy?

Đông A

Nguồn: http://donga01.blogspot.com/2011/03/tieng-tho-dai-cua-thanh.html

Tổ chức nhân quyền yêu cầu thả Luật sư Cù Huy Hà Vũ

Luật sư Cù Huy Hà Vũ, người nổi tiếng với những vụ khởi kiện chính quyền, bị bắt hồi tháng 11 năm ngoái vì tội 'tuyên truyền chống phá nhà nước'

Hình: Cù Huy Hà Vũ

Luật sư Cù Huy Hà Vũ, người nổi tiếng với những vụ khởi kiện chính quyền, bị bắt hồi tháng 11 năm ngoái vì tội ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’

Một tổ chức nhân quyền đã kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho luật sư Cù Huy Hà Vũ trước phiên xử ông vào ngày 24 tháng 3 tới đây.

Luật sư Cù Huy Hà Vũ, người nổi tiếng với những vụ khởi kiện chính quyền, bị bắt hồi tháng 11 năm ngoái vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước.

Theo tố cáo của giới hữu trách Việt Nam, ông Cù Huy Hà Vũ đã hô hào cho đa nguyên đa đảng, xuyên tạc và bôi nhọ Đảng Cộng Sản Việt Nam cùng với các nhà lãnh đạo chính phủ. Ông cũng bị tố cáo là có liên hệ với những người chỉ trích chính phủ ở trong nước và điều gọi là ‘các thế lực thù địch’ ở hải ngoại.

Hôm thứ Ba, hãng thông tấn Đức trích lời giám đốc Trung tâm Luật sư Bảo vệ Môi trường (Environmental Defender Law Center), EDLC, Lewis Gordon, nói rằng phiên xử ông Vũ vào tuần tới sẽ không phải là một phiên xử công bằng vì ‘bản thân những lý do dẫn tới việc ông bị bắt giam đã là không công bằng và vi phạm luật pháp’.

Năm 2009, ông Cù Huy Hà Vũ đã trở nên nổi tiếng sau khi ông đệ đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về điều mà ông cho là vi phạm luật lệ bảo vệ môi trường, và gây nguy hại cho an ninh quốc gia và di sản văn hóa qua việc phê chuẩn dự án khai thác bauxite do Trung Quốc thực hiện ở vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, đơn kiện của ông đã bị tòa án bác bỏ.

Tháng 10 năm 2010, ông Cù Huy Hà Vũ lại nộp đơn kiện ông Nguyễn Tấn Dũng về việc ký ban hành một nghị định cấm chỉ việc khiếu kiện tập thể.

Hồi tháng trước, tổ chức EDLC, một tổ chức bảo vệ nhân quyền của các cá nhân và cộng đồng ở các nước đang phát triển, những người đang đấu tranh chống lại những tác hại tới môi trường ở nước họ, cũng đã đệ trình một hồ sơ lên Tòa án Nhân dân Hà Nội, trong đó nói rằng các cáo trạng đối với ông Vũ là tùy tiện và vi phạm quyền tự do bày tỏ ý kiến được quốc tế công nhận theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.

Nếu bị kết tội, ông Cù Huy Hà Vũ có thể phải nhận án tù lên tới 12 năm.

Nguồn: DPA, Dailynews.vn

http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/human-rights-cu-huy-ha-vu-03-15-2011-117998389.html

Việt Nam tiếp tục gây áp lực đối với giới chỉ trích và bất đồng

Các chuyên gia cho rằng mặc dù Việt Nam vừa phóng thích một nhà hoạt động đòi dân chủ hàng đầu, giới hữu trách nước này trong những năm vừa qua vẫn bịt chặt nút các ý kiến bất đồng. Từ Hà Nội, thông tín viên VOA Mike Ives gửi về bài tường thuật.

Trong tháng này, Việt Nam đã phóng thích một luật sư nổi tiếng về nhân quyền ra khỏi nhà tù, nhưng các chuyên gia phân tích cho rằng nhà chức trách Việt Nam vẫn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với các nhân vật bất đồng chính kiến và những người hoạt động đòi dân chủ.

Luật sư Nguyễn văn Đài, 42 tuổi, được phóng thích hôm 6 tháng 3, sau khi thụ án 4 năm tù và sẽ bị quản thúc tại gia trong 3 năm. Ông bị kết án hồi năm 2007 vì đã đăng trên Internet những bài quảng bá chế độ đa đảng.

Một giáo sư danh dự tại trường Đại học Australia ở bang New South Wales, ông Carl Thayer, nói với đài VOA rằng nhà chức trách Việt Nam phóng thích ông Nguyễn văn Đài đúng hạn, nhưng sẽ không do dự bắt lại luật sư nhân quyền này nếu ông tiếp tục cuộc phản kháng.

Luật sư Nguyễn văn Đài(Hình bên: Luật sư Nguyễn văn Đài)

*

Theo ông Thayer, trong mấy năm qua Việt Nam đã dập tắt các phong trào đòi dân chủ, và ông nêu ra rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam trước khóa họp của Đảng hồi tháng giêng đã kêu gọi có biện pháp chống những người Việt nào thành lập các chính đảng và các nhóm đối lập.

Ông Thayer nói mọi sự đề cập đến cách mạng tại Việt Nam đều không có “đất đứng.”

Ông nói: “Phong trào đòi dân chủ đã bị chặt đầu và không có lãnh đạo, và theo tôi, mạng lưới xuất hiện từ năm 2006 đến năm 2008 đã bị xử lý hữu hiệu vào lúc này.”

Ông Thayer nói rằng để thúc đẩy các tham vọng chính trị Việt Nam đã thỉnh thoảng nới lỏng áp lực đối với các nhà hoạt động nhân quyền trước khi có những chuyến thăm của các nhân vật cấp cao hoặc theo lời kêu gọi của các chính phủ nước ngoài, nhất là Hoa Kỳ.

Xem chi tiết…