Lưu trữ

Archive for 09/03/2011

Luật sư Nguyễn Văn Đài kiên định với con đường đã chọn

Phần Âm Thanh

Một luật sư trẻ vừa mãn hạn tù sau 4 năm thụ án về tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài được báo chí nước ngoài nhắc đến nhiều, được giới ngoại giao quốc tế quan tâm, cũng như được giới hoạt động nhân quyền trên thế giới nhiều lần vận động yêu cầu phóng thích kể từ khi anh bị kêu án hồi năm 2007. Ngày được trả tự do, luật sư Đài đã dành cho Tạp chí Thanh Niên buổi trò chuyện chia sẻ niềm tin mà anh theo đuổi cùng những trải nghiệm sau những tháng ngày bị giam cầm vì các hoạt động cổ xúy dân chủ cho Việt Nam.

Luật sư Nguyễn Văn Đài đã bị một tòa án ở Hà Nội tuyên án hồi năm 2007 vì bị cho là đã vi phạm điều khoản 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam

(Hình bên: Luật sư Nguyễn Văn Đài đã bị một tòa án ở Hà Nội tuyên án hồi năm 2007 vì bị cho là đã vi phạm điều khoản 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam)

*

Luật sư Đài: Trong 4 năm ở tù của chế độ này, 9 tháng đầu tôi ở trại giam Cầu Diễn, trại giam số 1 của thành phố Hà Nội. Điều kiện sinh hoạt ở đó khắc nghiệt, không có nước sạch, nên sức khỏe của tôi rất yếu. Khi họ chuyển tôi xuống trại giam Nam Hà, ở đó môi trường sinh hoạt tốt hơn, điều kiện cải thiện hơn so với trên này. Ở trại Nam Hà có 3 buồng giam tù chính trị. Phần lớn là những người Tây Nguyên tham gia đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền, và tự do tôn giáo trong những cuộc biểu tình hồi năm 2001, 2004. Tù nhân chính trị trong 3 buồng giam này được đối xử khác với tù nhân thường phạm một chút. Họ cho chúng tôi được dùng bếp nấu ăn để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Chế độ ăn uống của tù nhân ở đây thiếu thốn lắm, chỉ có cơm và rau thôi. Thời gian đầu, mỗi tháng chỉ được 3 bữa ăn có thịt. Sau này được nâng lên, 3-4 ngày được ăn thịt một lần.

Trà Mi: Anh nói có sự khác biệt giữa tù nhân chính trị với tù nhân thường phạm. Nhưng đặc biệt giữa tù nhân chính trị với nhau, sự đối xử dành cho những người tù có tên tuổi như anh so với những tù nhân cũng vi phạm điều 79 hay 88 nhưng không được nhiều người biết đến có sự khác biệt nào không?

Luật sư Đài: Đối với cá nhân tôi, 2 tháng đầu tôi có lao động. Từ khi họ bảo vì tôi không nhận tội nên không đủ tiêu chuẩn để được giảm án hay đặc xá, tôi không lao động nữa cũng như không tham gia bất kỳ một hoạt động học tập hay sinh hoạt nào do trại giam tổ chức. Những người tù chính trị từ Tây Nguyên bị bắt buộc phải lao động. Nếu phản đối họ sẽ bị biệt giam, tiếp tục chống đối có thể bị biệt giam từ 3 đến 6 tháng. Đối với người khác là như vậy.

Trà Mi: Riêng anh chống đối mà không bị bất cứ hình thức chế tài nào?

Luật sư Đài: Tôi cũng không hiểu lý do vì sao. Họ chỉ gọi tôi lên động viên, bảo tôi cố gắng làm gương cho người khác, mỗi ngày làm 15 phút buổi sáng và buổi chiều để người khác đỡ tị nạnh. Tôi cũng có làm cho họ thêm một thời gian nhưng từ đầu năm 2009 đến lúc tôi về, tôi hoàn toàn không có làm một chút nào.

Trà Mi: Anh có thể cho biết các hình thức lao động đó ra sao?

Luật sư Đài: Đối với tù nhân chính trị, chúng tôi lao động ngay trong khu vực buồng giam. Hình thức chủ yếu là làm hàng thủ công mỹ nghệ, mây, tre, đan. Khu buồng giam chính trị có hai nhóm. Một là những người phạm tội làm gián điệp cho Trung Quốc. Họ bị xử tương đối nặng, thường từ 12 – 20 năm, hoặc chung thân. Thế nhưng họ lại được giảm án nhiều hơn những người tù chính trị đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền, và tôn giáo như chúng tôi.

Xem chi tiết…

Liên doanh 10 tỷ USD đổ bể ‘do Vinashin’

 

(Hình bên: Dự án liên doanh nhận giấy phép từ năm 2008.)

*

Tập đoàn Lion của Malaysia đổ lỗi các vấn đề tại tập đoàn đóng tàu nhiều bê bối tài chính Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam là những yếu tố dẫn tới việc đổ bể liên doanh nhiều tỷ đôla.

Dự án liên doanh 9.8 tỷ đôla giữa Vinashin và Lion nhận giấy chứng nhận đầu tư vào tháng Chín năm 2008, đặt mục tiêu xây một nhà máy thép qui mô, các nhà máy điện và một cảng biển ở tỉnh Ninh Thuận ở miền nam.

Các quan chức Việt Nam hồi tháng trước nói rằng giấy phép đầu tư dự án bị hủy vì điều họ mô tả là “các nhà đầu tư đã không thực hiện cam kết của họ”.

“Tập đoàn Lion mong muốn làm rõ rằng thực trạng trì trệ là do các vấn đề về tài chính và quản lý ảnh hưởng đến việc Vinashin không đảm bảo tính liên tục của dự án,” công ty của Malaysia cho biết trong một thông báo gửi hãng thông tấn AFP.

Tập đoàn Lion mong muốn làm rõ rằng thực trạng trì trệ là do các vấn đề về tài chính và quản lý ảnh hưởng đến việc Vinashin không đảm bảo tính liên tục của dự án

The Lion Group

Thông báo nói thêm rằng Lion yêu cầu có các điều kiện nhất định, bao gồm cả việc đảm bảo đầy đủ về biểu thuế quan nhập khẩu, sẵn sàng cho dự án đầu tư lớn như vậy.

“Vì những yêu cầu này đã không được đáp ứng, do đó Tập đoàn đã quyết định không tiến hành dự án,” thông báo nói.

Giám đốc Sở Kế hoạch Ðầu tư tỉnh Ninh Thuận Phạm Ðồng trước đó nói với hãng tin tài chính Dow Jones rằng Tập đoàn Lion đã nắm 75% cổ phần trong dự án nhưng “có khó khăn tìm kiến nguồn vốn”.

Ông Đồng cũng nói thêm là cũng có “trục trặc” với các công nghệ đã được lựa chọn.

Do thay đối tác?

Theo luận chứng, dự án liên doanh bao gồm khu liên hiệp thép, nhà máy nhiệt điện và cảng biển với tổng diện tích lên đến 1.650ha mặt đất và 330 ha mặt biển.

Công suất nhà máy thép giai đoạn một là 4,5 triệu tấn/năm dự kiến sẽ nâng công suất lên 10 triệu tấn/năm giai đoạn hai.

Xem chi tiết…

Những phụ nữ Việt Nam đón 8-3 trong nỗi buồn

Quỳnh Chi, phóng viên RFA
Phần âm thanh

Trong khi nhiều phụ nữ đang hao hức đón ngày 8 tháng 3, lại có những người phải đón ngày phụ nữ trong thiếu vắng.

(Hình bên: Chị Tuyết Mai, vợ nhà giáo Vũ Hùng bên ngoài tòa án hôm 7-10-2009. RFA File Photo)

*

Họ là những người vợ, người mẹ có chồng hoặc có con đang phải đi tù bởi bị chính phủ Hà Nội cho đã vi phạm điều 88 Bộ Luật Hình sự. Tuy nhiên trong thực tế những việc làm cuả họ chỉ xuất phát từ lòng yêu nước mà ra.

Vậy ngày 8 tháng 3 của những người phụ nữ này thế nào khi mà ngươì thân cuả họ đang ở trong chốn lao tù?

Khi nhiều phụ nữ vui sướng nhận được đóa hoa tình yêu của người mình yêu quý và khi nhiều người hưởng không khí đầm ấm của của một bữa cơm 8 tháng 3 cùng gia đình cũng là khi nhiều phụ nữ cảm thấy cô đơn nhân lên gấp bội.

Những buổi cơm thiếu vắng

Một mình vừa đi làm vừa lo nhiều việc nên chỉ nghĩ tới 8-3 nhưng không định làm gì cả. Con cái ở xa thì gởi lời chúc mừng, tôi phải đi mua đồ để gởi cho Kim trong trại.

Bà Nguyễn Thị Thơm

Đã trải qua 2 cái 8-3 không có chồng bên cạnh, chị Tuyết Mai, vợ nhà giáo Vũ Hùng, như càng thêm thấm thía cái quạnh hiu khi đêm về và thấm cái lạnh lẽo khi buổi cơm thiếu vắng người đàn ông của đời mình. Chị khẽ khàng chia sẽ:

“Tất nhiên là thấy thiếu vắng, đặc biệt là những ngày như thế này. Lúc trước thì anh Hùng cũng đưa mẹ con tôi đi chơi hoặc tặng 1 món quà nào đó trong dịp này.”
Tháng 10 năm 2009, nhà giáo Vũ Hùng bị tuyên án 3 năm tù giam và 3 năm quản chế vì theo cáo trạng, ông vị phạm điều 88 Bộ luật Hình sự. Nhà giáo Vũ Hùng là một trong các nhà hoạt động dân chủ kêu gọi đa nguyên đa đảng và viết khẩu hiệu tố cáo nạm tham nhũng – căn bệnh trầm kha của đất nước.

Từ khi anh bị bắt năm 2008, chị Mai phải thay anh quán xuyến việc nhà và chăm sóc 2 con. Chị bỗng gánh thêm vai trò của người đàn ông trong gia đình. Và ngày 8 tháng 3 cũng trở nên nhạt nhẽo.

Không chỉ riêng chị Tuyết Mai, khi trở thành hậu phương vững chắc của người thân hoạt động dân chủ, chịu cảnh lạnh lẽo là một trong những điều các chị phải đối mặt và chấp nhận. Bà Nguyễn Thị Thơm, vợ nhà dân chủ Trần Anh Kim cũng không ngoại lệ. Đối với bà, ngày 8 tháng 3 đã không còn gây cho bà cái cảm giác nao nức như ngày nào. Bà nói:

“Một mình vừa đi làm vừa lo nhiều việc nên chỉ nghĩ tới 8-3 nhưng không định làm gì cả. Con cái ở xa thì gởi lời chúc mừng, tôi phải đi mua đồ để gởi cho Kim trong trại”.

LTC-VH-250.jpg
(Hình bên: Chị Mai vợ của Thầy Giáo Vũ Hùng và chị Trang vợ của Phạm Văn Trội (phải). Photo courtesy Vietnamexodus.)
*

Đã sống cùng chồng đến lúc tóc hóa hoa râm, khi không có chồng bên cạnh, bà càng cảm nhận được sự thiếu vắng. Căn nhà trở nên lạnh lẽo hơn khi các con lại đi học xa:

“Cháu lớn đi học xa, một năm về khoảng 3-4 lần. Cháu nhỏ thì đi đi về về”.

Từ khi ông Trần Anh Kim bị bắt, bà Thơm đã không còn ở vị trí muốn được chồng lo lắng ngay cả trong ngày mà người ta gọi là ngày phụ nữ. Ngược lại, bà chỉ nghĩ làm sao để ông Kim khỏe mạnh và yên lòng. Mỗi lần đi thăm chồng, người phụ nữ này đều mua đầy đủ những thứ ông Kim ghi trong danh sách, chất đầy xe gắn máy và vượt qua đoạn dường dài 80 cây số để thăm ông. Hôm nay ngày của phụ nữ Việt Nam, bà Thơm vẫn không nghĩ sẽ làm gì cho riêng mình. Bà vẫn đi làm, vẫn đi mua từng viên thuốc để chờ ngày mang lên cho chồng. Và bà sẽ vẫn như thế ít nhất là trong 4 năm nữa bởi ông Trần Anh Kim đã bị kêu án 5 năm rưỡi tù giam và 3 năm quản chế.

Đã có một gia đình, hẳn ai cũng muốn có được một gia đình trọn vẹn. Khi gia đình vắng đi bất cứ một thành viên nào, dĩ nhiên nó sẽ để lại nhiều xáo trộn. Và xáo trộn càng nhiều khi thành viên đó là thành viên trụ cột trong gia đình.

Xem chi tiết…