Lưu trữ

Archive for 03/03/2011

Ông Gadhafi tuyên bố không thể từ chức

Ông Gadhafi nói ông không thể từ chức bởi vì ông không nắm giữ một chức vụ chính trị nào trong một hệ thống đặt toàn bộ quyền lực vào tay người dân
Hình bên:Ông Gadhafi nói ông không thể từ chức bởi vì ông không nắm giữ một chức vụ chính trị nào trong một hệ thống đặt toàn bộ quyền lực vào tay người dân)
*
Nhà lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi lại thách thức trước các yêu cầu đòi ông phải từ chức, và tuyên bố rằng ông được người dân ủng hộ, trong khi các lực lượng của ông mở các cuộc phản công chống lại phe nổi dậy đã nắm quyền kiểm soát miền đông Libya hồi tháng trước.

Trong một bài phát biểu với những người ủng hộ được truyền hình tại Tripoli ngày hôm nay, ông Gadhafi nói ông không thể từ chức bởi vì ông không nắm giữ một chức vụ chính trị nào trong một hệ thống đặt toàn bộ quyền lực vào tay người dân.

Ông Gadhafi cũng lập lại tố cáo rằng tổ chức khủng bố al-Qaida đứng sau cuộc nổi dậy chống chế độ cầm quyền kéo dài 42 năm của ông.

Binh sĩ của ông Gadhafi hôm nay đã mở cuộc tấn công tại các thị trấn miền đông do phe nổi dậy đang nắm quyền kiểm soát.  Họ tấn công thành phố cảng Brega có nhiều dầu hỏa, và oanh kích vào thị trấn Ajdabiya ở gần đó.

Những người chứng kiến nói rằng các lực lượng trung thành với ông Gadhafi đã tấn công thị trấn Brega trước lúc rạng đông, và đã chiếm giữa các sơ sở dầu hỏa và một phi trường trong một thời gian ngắn.

Binh sĩ của phe nổi dậy nói rằng sau đó họ đã chiếm lại cả hai địa điểm vừa kể.

Các binh sĩ của phe đối lập ở Ajdabiya đã kéo về bảo vệ thị trấn Brega. Cả hai thị trấn này nằm ở rìa phía tây của miền đông mà phần lớn đang thuộc quyền kiểm soát của phe chống đối kể từ khi những biểu tình chống chính phủ và quân đội bỏ hàng ngủ bắt đầu phong trào nổi dậy hồi tháng trước để chấm dứt chế độ cai trị độc tài của ông Gadhafi.

Các thủ lãnh của phe chống đối tại cứ địa Benghazi ở miền đông nói rằng họ đang tranh luận liệu có kêu gọi không quân nước ngoài oanh kích các cơ sở quân sự và các cơ sở chính yếu khác của ông Gadhafi hay không.

Một số giới chức của ủy ban quản lý ở Benghazi hôm qua nói rằng tình trạng đối đầu của trào nổi dậy với các lực lượng ủng hộ ông Gadhafi có thể sẽ không bao giờ chấm dứt nếu không nhờ không quân nước ngoài oanh kích.

Con trai của lãnh tụ Libya, Saif al-Islam Gadhafi, cảnh báo các chính phủ Tây phương chớ nên có hành động quân sự và nói rằng ‘nếu họ tấn công thì chúng tôi sẵn sàng’.

http://www.voanews.com/vietnamese/news/libya-protest-03-02-2011-117236888.html

Chuyên mục:Tin Tức

Lãnh đạo VietnamNet xin từ chức

(Hình bên: Đây không phải lần đầu ông Nguyễn Anh Tuấn xin rút lui khỏi vị trí lãnh đạo) 

*

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập VietnamNet, một trong những trang web tin tức có tiếng nhất tại Việt Nam đã nộp đơn xin thôi việc.

Nguồn tin từ VietnamNet xác nhận với BBC hôm 02/3/2010 rằng ông Tuấn đã nộp đơn lên Bộ Thông tin – Truyền thông và hiện chờ quyết định của cơ quan chủ quản của trang báo điện tử này.

‘Nhạy cảm’

Có nguồn tin từ giới làm báo tại Hà Nội cho rằng việc ông Tuấn phải ra đi chỉ là vấn đề thời gian, nhất là trong bối cảnh hiện có nhiều chủ đề trở nên nhạy cảm sau Đại hội Đảng và trước kỳ họp Quốc hội tháng 5/2011.

Dự kiến các sắp xếp nhân sự sau Đại hội Đảng sẽ được thông qua ở các vị trí chính quyền.

Đây cũng không phải là lần đầu ông Nguyễn Anh Tuấn, có thời gian đi học ̉ở Mỹ, xin thôi việc khỏi VietnamNet.

Nhiều báo Việt Nam đã đưa tin này và đánh giá rằng ông Tuấn là người có công lao “gây dựng VietNamNet trở thành một trong những tờ báo điện tử Việt Nam có lượng truy cập lớn” thuộc loại hàng đầu ở Việt Nam.

Với giới quan sát từ bên ngoài, VietnamNet được cho là báo theo xu hướng thúc đẩy đổi mới chính trị và cải tổ cơ chế quản lý thông tin tại Việt Nam sao cho bắt kịp các trào lưu bên ngoài.

Trang Tuần Việt Nam, cũng thuộc VietnamNet đã có nhiều bài của các nhân vật trong và ngoài nước, thể hiện công khai xu thế yêu cầu cải cách chính trị.

Gần đây nhất, trước kỳ Đại hội Đảng 11 là bài phỏng vấn dài với Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An về nhu cầu cải tổ hiến pháp, gây xôn xao dư luận.

VietnamNet cũng thường phỏng vấn trực tuyến các đại sứ nước ngoài, từ Hoa Kỳ, Anh nhưng có cả Trung Quốc và các giáo sư M̃y đến Việt Nam nói chuyện về kinh tế hoặc các chủ đề toàn cầu.

Điều này đã dẫn tới các va chạm mạnh giữa VietnamNet và một số cấp quản lý theo đường lối cũ.

Ngoài ra, báo này đã nhiều lần phải gỡ xuống các bài chỉ đăng lên được vài tiếng đồng hồ vì lý do “nhạy cảm”, cả về chuyện nội bộ Việt Nam và về quan hệ với Trung Quốc.

Ông Nguyễn Anh Tuấn nói với BBC từ London rằng dù ai làm lãnh đạo tờ báo, ông chỉ mong “VietnamNet tiếp tục phục vụ bạn đọc, phục vụ dân tộc một cách tốt nhất”.

Sức ép

ảnh từ www.vietnamplus.vn 

(Hình bên: Ngày 2/3, ông Nguyễn Anh Tuấn được bầu là Phó Chủ tích Hội truyền thông số VN, cơ quan chính thức được thành lập cùng ngày ông xin từ chức ở VietnamNet.)

*

Từng làm việc tại Bưu điện tỉnh Khánh Hòa, rồi Hà Nội giữ chức Phó Giám đốc Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC), sự nghiệp báo chí của ông Nguyễn Anh Tuấn, nổi bật lên với chức Tổng biên tập VietNamNet kiêm Giám đốc VASC (thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam).

Tuy nhiên, sau đó, tờ báo được đưa về Bộ Thông tin – Truyền thông theo một quyết định của chính phủ Việt Nam.Bên cạnh áp lực từ hệ thống, trang báo gần đây còn bị nhiều vụ tin tặc nhắm vào báo.

Từ tháng 11/2010, VietNamNet nhiều lần bị hacker tấn công, có thời điểm đã xóa sạch nội dung của báo này hoặc làm tê liệt tờ báo. Đến nay, cơ quan điều tra vẫn chưa tìm ra thủ phạm của các vụ tấn công trên.

Trả lời BBC hồi tháng 12/2010, Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn cho rằng tin tặc tấn công báo của ông là để ‘tờ báo ngưng hoạt động’.

Các hacker cũng từng để lại nội dung tố cáo VietnamNet về “đấu tranh nội bộ”, khiến một số giới am hiểu về truyền thông mạng đi đến nhận định rằng vụ tấn công có nhiều khả năng là do người thông hiểu tình hình nội bộ thực hiện.

Xem chi tiết…

“Cách mạng Hoa Lài” ám ảnh Việt Nam

Thanh Quang, phóng viên RFA
Phần âm thanh

Trong lúc cách mạng “Hoa Lài” phát xuất từ Tunisia tiếp tục làm chấn động Bắc Phi, Trung Đông và lan toả tới Á Châu thì tại VN đang xảy ra một loạt những vụ bắt bớ, sách nhiễu, hành hung nhiều nhà dân chủ.

(Hình bên: Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát biểu qua màn hình TV trong một phiên họp của Liên Hiệp Quốc tại Geneva tập trung vào việc đàn áp tại Libya hôm 28/2/2011. AFP photo)

*

Liệu có bùng nổ tại VN?

Chẳng hạn như trường hợp nhà bất đồng chính kiến Tạ Phong Tần, tức blogger Công Lý và Sự Thật kể lại công an bắt và hành hung chị một cách vô cớ và tàn ác:

” Tôi đâu có phạm tội gì đâu. Tôi nói rõ với nó là nó muốn bắt tôi thì cứ việc đem lệnh đến đọc tại nhà mà bắt, lập biên bản bắt đàng hoàng. Họ tống tôi vô trong tù, tôi kháng cự lại thì bọn nó ba bốn thằng đè, rồi nó kêu cả những thằng văn phòng nữa xúm vào đánh tôi,… lấy tay chém vào cổ tôi,… lôi kéo rồi đạp vô chân tôi,…đánh vào ngực tôi. Rồi cả cái xâu tràng hạt màu đen tôi hay đeo trên cổ có cái thánh giá trên đó có ảnh Chúa chịu nạn và cái tượng Đức Mẹ Maria – Đức Mẹ La Vang tôi đang đeo trên cổ thì… nó giựt nó ném xuống đất…”

Chế độ đã sợ hãi về viễn ảnh bùng nổ của quần chúng, của ngọn lửa cách mạng hoa lài trong việc bắt giữ bác sĩ Nguyễn Đan Quế

Trích một bài blog

Và trường hợp còn đang tiếp diễn hiện giờ có liên quan nhà dân chủ Nguyễn Đan Quế. BS Nguyễn Đan Quế lại bị CA bắt hôm thứ Bảy vừa rồi, bị sách nhiễu, hạch hỏi rồi được thả nhưng tiếp tục phải “làm việc” sau khi CA khám nhà của ông, tịch thu máy vi tính, điện thoại di động và tìm thấy khoảng 60.000 tài liệu gọi là có dấu hiệu “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”.

Diễn biến này không khỏi gây phản ứng mạnh mẽ trong công luận, nhất là giới bloggers. Blogger Dân Làm Báo hôm thứ Hai tuần này (02/28) có bài tựa đề “VN xài luật rừng trong vụ bắt giữ BS Nguyễn Đan Quế”, nêu lên thắc mắc rằng  “Lưu trữ hơn 60.000 tài liệu kích động, kêu gọi chống Nhà nước cùng “lời kêu gọi toàn dân” xuống đường biểu tình lật đổ chế độ…”. Với “tội phạm” như thế, khám xét bắt khẩn cấp như thế mà chưa đầy 48 giờ sau đã vội vàng thả ngay. Như vậy, theo bài blog:

000_Par3721999-250.jpg
(Hình bên: Một phụ nữ Tunisia dẫm chân lên hình Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali hôm 18/1/2011. AFP photo)
*

“Thế thì tại sao Ls. Cù Huy Hà Vũ, tài liệu không bằng 1 góc 60.000 tài liệu kích động của bác sĩ Quế mà đến bây giờ vẫn còn trong chốn lao tù? Tại sao Ls. Cù Huy Hà Vũ áp dụng đúng quy định hiến pháp và luật pháp khởi kiện, khởi tố người cầm đầu chính phủ – kẻ đã tuyên bố nếu không dẹp được tham nhũng sẽ từ chức, đã tuyên bố nhận trách nhiệm về con tàu đắm Vinashin và núi nợ cho nhân dân – thì vẫn còn bị giam?

Thế thì tại sao Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải vẫn bị tiếp tục ở tù vì lý do tán phát tài liệu chống đối nhà nước. Phải chăng một người đang ở tù như anh Điếu Cày có khả năng lưu trữ hơn 60.000 tài liệu kích động và có khả năng “kêu gọi toàn dân xuống đường biểu tình lật đổ chế độ” từ … trong tù giỏi hơn bác sĩ Nguyễn Đan Quế?

Xem chi tiết…