Lưu trữ

Archive for 06/03/2011

Tòa khước từ LS Triển bào chữa vụ hiệu trưởng mua dâm

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Phần âm thanh

Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang vào ngày 10 tháng 3 sẽ mở phiên xử kín vụ hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm 2 nữ sinh vị thành niên là Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thúy Hằng.

(Hình bên: Nữ sinh Nguyễn Thị Hằng (áo cam) sinh năm 1991 và nữ sinh Nguyễn Thanh Thúy sinh năm 1992 (áo đỏ, sau), trên đường đến tòa dự phiên xử vụ án vị hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm nữ sinh tại Hà Giang sáng 27/01/2010. Photo courtesy of bee.net.vn) 

*

Trong phiên xử kín này không có người bảo hộ của 2 nữ sinh cũng như luật sư biện hộ cho hai em. Tòa án không cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư Trần Đình Triển, với lý do bị can từ chối luật sư biện hộ.

Mong muốn được bào chữa

Mặc Lâm tìm hiều thêm vấn đề qua bài phỏng vấn LS Trần Đình Triển sau đây, trước tiên LS Triển cho biết:

LS Trần Đình Triển: “Sau khi nộp hồ sơ từ đầu thì tôi đã được cấp chứng nhận bào chữa và tôi đã vào trại tạm giam cùng với điều tra viên để gặp cháu Thúy và cháu Hằng. Trước mặt ông phó thủ trưởng cơ quan điều tra thì các cháu vẫn mong muốn được tôi bào chữa và lúc ấy cháu Thúy kêu lên là lâu nay cháu bị bệnh phụ nữ rất nặng nhưng không được điều trị. Tôi có đề nghị nếu trạm xá không đủ điều kiện thì đưa cháu ra ngoài khám bệnh. Sau đó thì tôi biết được cơ quan điều tra đã giải quyết việc đó. Nhưng rất bất ngờ sau đó khi tôi đến để gặp lại cháu thì cơ quan điều tra gửi một tờ giấy là cháu từ chối luật sư.”

Mặc Lâm: Thưa ông nếu chúng tôi nhớ không lầm thì trong lần ra tòa lần trước cháu Thúy đã từng tố cáo là bị cơ quan điều tra ép cung, có phải lần này thì việc cũ được lập lại hay không?

Trước mặt ông phó thủ trưởng cơ quan điều tra thì các cháu vẫn mong muốn được tôi bào chữa và lúc ấy cháu Thúy kêu lên là lâu nay cháu bị bệnh phụ nữ rất nặng nhưng không được điều trị.

LS Trần Đình Triển

LS Trần Đình Triển: “Ở cấp sơ thẩm lần trước, cũng như thế này nhưng ra tòa thì các cháu tố cáo cơ quan điều tra ép các cháu phải viết như thế. Hôm đó có cả điều tra viên tôi mới đề nghị vào ngay trại tạm giam để hỏi các cháu cho sự việc được rõ ràng. Nếu cháu từ chối luật sự thật sự thì cũng giải trừ cái suy nghĩ của người dân cho rằng cơ quan tiến hành tố tụng bắt ép cháu còn nếu cháu có nguyện vọng luật sư thì phải giải quyết cho cháu.”

Mặc Lâm: Và các cơ quan tư pháp có đồng ý với đề nghị của ông không thưa luật sư?

LS Trần Đình Triển: “Đáng buồn là từ cơ quan điều tra đến Viện kiểm sát đều không đồng ý chuyện đó và từ chối, đó là dấu hiệu bất bình thường.”

Mặc Lâm: Hai cháu Thúy và Hằng khi bị ra tòa thì đều dưới tuổi vị thành niên, vậy mẹ cháu hay người giám hộ có quyền yêu cầu sự bào chữa của một luật sư phải không ạ?

LS Trần Đình Triển: “Theo nguyên tắc thì mẹ cháu đựơc gặp thân nhân và mẹ cháu làm đơn rất nhiều lần thì cơ quan điều tra chỉ mới cho gặp một lần thôi. Khi mẹ cháu  hỏi tại sao con từ chối luật sư thì cháu khóc lên và nói mẹ không biết đâu trong này khổ lắm, sống như chết và nếu không làm theo lời họ thì con không về được đâu mẹ. Đấy là lời của chị Thơm mẹ của cháu cho tôi biết.”

Xem chi tiết…

Dân Đà Nẵng còn khổ đến bao giờ

Việt Hùng, thông tín viên RFA
Phần âm thanh

Vụ tự thiêu của anh Phạm Thành Sơn trước Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng để phản đối trước những oan trái, “phẫn uất” khi diện tích nhà ở bị nằm trong diện giải tỏa, hiện vẫn được sự quan tâm của đông đảo cư dân tại Đà Nẵng, cho dù các cấp chính quyền và công an luôn “kèm tỏa” người dân khi nói về việc này.

(Hình bên: Trưa ngày 17/02, trước trụ sở UBND TP Đà Nẵng (trên đường Bạch Đằng) bất ngờ xuất hiện một chiếc xe máy bốc cháy dữ dội, bên cạnh là thi thể nạn nhân đã cháy đen. Source Danlambao)

*

Do đâu mà các cấp chính quyền quan ngại? Phải chăng việc anh Phạm Thành Sơn tự thiêu phản đối vào hôm (17-02-2011) vừa qua là lời cảnh báo về cách hành xử của các cấp chính quyền Đà Nẵng trong khi “đảng phải là đầy tớ của nhân dân”.  Việt Hùng của Ban Việt Ngữ có bài ghi nhận.

Lên tiếng thay cho nhiều người dân trước sự “khiếp sợ” với chính quyền, ông Đỗ Xuân Hiền, nguyên Trưởng Ban Kinh tế Đà Nẵng, huyện ủy viên, từng phụ trách công tác chính trị, nói về vụ tự thiêu của anh Phạm Thành Sơn

Đảng viện liệt sĩ cũng chẳng tha

Ông Đỗ Xuân Hiền: Gia đình anh Phạm Thành Sơn là gia đình có công với cách mạng, mẹ anh ấy là bà mẹ Việt Nam anh hùng, trong gia đình có mấy liệt sĩ. Bản thân anh Sơn là kỹ sư. Gia đình cách mạng đóng góp rất nhiều công lao nhưng cuối cùng chính quyền đối xử với gia đình anh ấy không ra gì…

Anh Thành Sơn có gặp tôi trước đó mấy ngày, anh ấy nói với tôi một câu “ kiểu này giờ chỉ còn con đường tự thiêu thì mới giải quyết được thôi, đất đai thì nó lấy hết rồi…”.

Trường hợp đất mất trắng còn nhiều lắm, nhiều người oan ức lắm. Hiện nay cũng có nhiều người cũng nghĩ làm chuyện như thế nữa. Họ cũng nghĩ cách làm như anh Sơn vì họ cho rằng, chỉ có cách làm như anh Sơn thì mới phơi bày được bộ mặt thật…

Sau này được biết nạn nhân tự thiêu là anh Phạm Thành Sơn, 31 tuổi.
(Hình bên: Sau này được biết nạn nhân tự thiêu là anh Phạm Thành Sơn, 31 tuổi.)
*

Gia đình anh Phạm Thành Sơn là gia đình có công với cách mạng, mẹ anh ấy là bà mẹ Việt Nam anh hùng, trong gia đình có mấy liệt sĩ. Bản thân anh Sơn là kỹ sư. Gia đình cách mạng đóng góp rất nhiều công lao nhưng cuối cùng chính quyền đối xử với gia đình anh ấy không ra gì

Khi được hỏi, bằng sự trải nghiệm trong thời gian còn là huyện ủy viên, Trưởng Ban Kinh tế Đà Nẵng, ghi nhận phản ứng của những cán bộ lão thành, ông Đỗ Xuân Hiền cho biết.

Ông Đỗ Xuân Hiền: Mấy ngày nay các cụ lão thành đến nhà tôi rất nhiều, các cụ phản ứng và bức xúc chuyện đó. Phản ứng thì có, nhưng ở đây họ sợ không dám nói ra. Nói thẳng ra thì bị chụp mũ, họ cho là nói không đúng sự thật, họ chụp là vu khống rồi gây chuyện.

Các cụ đến nhà tôi trao đổi việc đó rất nhiều. Nhưng khó ở đây là bản thân gia đình họ không chịu làm đơn tố cáo. Lúc đầu khi chuyện xảy ra, gia đình anh Sơn phản ứng rất mạnh, họ lên án là chính quyền ăn cướp đất của gia đình họ, khiến con họ phải làm như thế. Họ không chịu chôn anh Sơn, họ để trước sân nhà, nhưng sau đó, chính quyền và công an dùng biện pháp không cho ai liên hệ với gia đình và họ dàn xếp với gia đình bằng cách bồi thường tiền (?) nên gia đình im lặng rồi tổ chức chôn anh Sơn.

Dân kéo đến đông, nhưng công an đến đàn áp, bao vây không cho dân tiếp cận. Nói chung việc đã rõ như ban ngày rồi, nhưng giờ thì có ai là người đứng ra tố cáo việc này, hoặc là có ai đến để mà điều tra? Chuyện này giờ chúng tôi đang định ra Hà Nội để…

Điển hình là trường hợp nguyên GĐ công an Đà Nẵng, nguyên CVP Bộ Công An, tướng công an Trần Văn Thanh khi còn ở Đà Nẵng đã cho điều tra, phát giác những sai phạm…. Kết quả là tướng công an Trần Văn Thanh và nhà báo, trung tá Dương Tiến, trưởng VP đại diện báo CA thành phố HCM tại Hà Nội bị khởi tố, khép vào tội “lợi dụng tự do dân chủ để xâm hại lợi ích của nhà nước

Chuyện khiếu kiện của người dân vì mất nhà, mất đất ở Việt Nam trong những năm gần đây đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện”, nhưng với Đà Nẵng thì chuyện giải tỏa, thu hồi đất của người dân luôn là điểm nóng cho dù trong quá khứ báo chí trong nước đã viết nhiều đến những vụ tham nhũng đất đai ở Đà Nẵng.

Điển hình là trường hợp nguyên giám đốc công an Đà Nẵng, nguyên Chánh văn phòng Bộ Công An, tướng công an Trần Văn Thanh khi còn ở Đà Nẵng đã cho điều tra, phát giác những sai phạm có hệ thống về tham nhũng đất đai, liên quan đến ông Nguyễn Bá Thanh, hiện là Bí thư tỉnh ủy Đà Nẵng. Kết quả là tướng công an Trần Văn Thanh và nhà báo, trung tá Dương Tiến, trưởng Văn phòng đại diện báo Công An thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội bị khởi tố, khép vào tội “lợi dụng tự do dân chủ để xâm hại lợi ích của nhà nước”.

Câu hỏi đặt ra, nguyên do nào mà Đà Nẵng luôn là điểm nóng về những vụ thu hồi, giải tỏa và khiếu kiện của người dân. Ông Đỗ Xuân Hiền, nguyên Trưởng ban Kinh tế Đà Nẵng nhận định.

Ăn cháo đá bát, vắt chanh bỏ vỏ

Xem chi tiết…