Lưu trữ

Archive for 20/03/2011

Y án với ba nhà hoạt động ở Trà Vinh

Ba nhà hoạt động trẻ tại Trà Vinh 

Thân nhân ba người nói không được có mặt trong phiên phúc thẩm

Tòa phúc thẩm tỉnh Trà Vinh quyết định y án đối với ba nhà hoạt động trong lĩnh vực quyền lao động trong phiên tòa ngày 18/03.

Được biết phiên tòa diễn ra trong một buổi sáng, không có mặt của nhân chứng và gia đình các bị cáo.

Ba nhà hoạt động là Đoàn Huy Chương (26 tuổi), Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (30 tuổi) và Đỗ Thị Minh Hạnh (26 tuổi) bị bắt từ tháng 2/2010 và ra tòa lần đầu hồi tháng 10/2010.

Trong phiên sơ thẩm 26/10/2010, ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng lãnh án 9 năm tù giam, bà Đỗ Thị Minh Hạnh và ông Đoàn Huy Chương cùng nhận 7 năm tù giam vì tội Phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân theo Điều 89 Bộ Luật Hình sự.

Công an tỉnh Trà Vinh tuyên bố ba người này bị bắt vì rải truyền đơn chống chính phủ.

Phiên tòa sơ thẩm lúc đó bị chỉ trích đã không cho luật sư bào chữa, tuy quan chức nói các bị cáo “không mời luật sư”.

‘Cấu kết với nước ngoài’

Báo Công an Nhân dân nói ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, sinh năm 1981, “từng bị Công an TP HCM lập biên bản cảnh cáo về hành vi cấu kết với một số đối tượng chống đối chính trị, khiếu kiện cực đoan, gây rối trật tự công cộng”.

Bà Đỗ Thị Minh Hạnh, sinh năm 1985, cũng theo báo Công an Nhân dân, “từng bị Cơ quan An ninh gọi hỏi, răn đe về hành vi câu kết với một số đối tượng chống đối ở trong nước”.

Cáo trạng nói ba người này có quan hệ với ông Trần Ngọc Thành, người đứng đầu “Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam”(UBBV) ở Ba Lan, và đã “thực hiện các vụ kích động biểu tình, rải truyền đơn ở Trà Vinh, Đồng Nai, TP. HCM”.

Trong khi đó, các tổ chức nhân quyền thì nói ba người này đã đấu tranh cho quyền của công nhân và nông dân bị tịch thu đất oan.

Ông Đoàn Huy Chương là một trong những thành viên sáng lập Hiệp hội Đoàn kết Công nông và đã từng bị tù 18 tháng vào năm 2006 với tội danh Lợi dụng tự do dân chủ. Cha của Chương cũng bị bắt năm 2006 và hiện bị giam giữ vì cùng tội danh này.

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói hai ông bà Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh “tích cực ủng hộ phong trào khiếu kiện của dân oan, hỗ trợ công nhân nghèo và nông dân mất đất, đòi chính quyền phải xem xét lại việc đền bù cho họ”.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/03/110320_activists_appeal.shtml

Hết thời hạn tạm giam 3 tháng nhưng vẫn bị tù

Quốc Việt, thông tín viên RFA
Phần âm thanh

Các quan chức cấp cao của Việt Nam thường lên tiếng Chính phủ tôn trọng các quyền tự do căn bản của 54 dân tộc đang sống tại Việt Nam.

Nhưng vừa qua, tại huyện Tri Tôn tỉnh An Giang, Cơ quan cảnh sát điều tra bắt giữ một người Khmer Krom mới trở về tới nhà sau khi họ đào thoát sang Thái Lan để xin tỵ nạn không thành. Cảnh sát không cho phép phía gia đình đến thăm nuôi; thời hạn tạm giam 3 tháng đã chấm dứt, nhưng cảnh sát không chịu thả người vì lý do chưa lấy được lời khai và chưa ra Tòa xét xử.

Gia đình không được thăm nuôi

Một người Khmer Krom bị cơ quan cảnh sát điều tra huyện Tri Tôn chụp mũ từng đứng đầu các tổ chức khiếu kiện đất đai và tham gia các hoạt động của tổ chức phản động ở ngoài nước bị bắt giữ từ ngày 17 tháng 12 năm 2010 đến nay vẫn chưa được trả tự do; phía gia đình nói rằng ông ấy đang tiếp tục bị tạm giam, và họ cũng không được phép vào thăm nuôi.

Bà Neáng Thuôn, vợ ông Chau Hêng đang bị cơ quan cảnh sát điều tra huyện Tri Tôn tạm giam tại trại cảnh sát huyện cho Đài Á Châu Tự Do biết rằng, chồng bà bị cơ quan cảnh sát điều tra huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang bắt giữ hồi ngày 17 tháng 12 năm 2010 sau khi ông ấy trở về nhà từ Thái Lan. Sau đó ba ngày Trung tá Đào Văn Hùng, Trưởng cơ quan cảnh sát điều tra huyện Tri Tôn, đã ra thông báo quyết định tạm giam vì vi phạm điều 143 tội hủy hoại, hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, và điều 245 gây rối trật tự công cộng theo Bộ Luật hình sự của Nhà nước Việt Nam.

Tuy nhiên bà Thuôn nói rằng, vào ngày 15 tháng 3 năm 2011 vừa qua, bà cùng với một số người dân trong làng từng tham gia khiếu kiện đất đai đến thăm nuôi chồng bà, nhưng bị cơ quan cảnh sát từ chối không cho phép vào trại giam.

Vì chưa lấy được lời khai

Bà nói rằng, chồng ba từng tham gia khiếu kiện đất đai nhiều năm qua vì bị tịch thu bởi chính quyền địa phương xã Châu Lăng trong năm 1978, nhưng chồng bà bị cảnh sát huyện chụp mũ là có tham gia các tổ chức phản động. Vì không bằng chứng cáo buộc tội, cảnh sát huyện lại ra thông báo tạm giam 90 ngày vì tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản và gây rối trật tự công cộng.

Bà Neáng Thuôn cho Đài Á Châu Tự Do biết thêm hồi chiều thứ Bảy, ngày 19 tháng 3 rằng, “bây giờ tôi không biết làm thế nào vì tính đến ngày 17 tháng 3 đã đủ 3 tháng nhưng họ vẫn giam giữ chồng tôi. Họ nói rằng, họ chưa đưa ra tòa xét xử, khi nào họ đưa ra tòa thì họ cho biết. Công an trại giam của Việt Nam trả lời với tôi ngỗn ngang như vậy, họ không nói lý do gì hết.”

Bây giờ tôi không biết làm thế nào vì tính đến ngày 17 tháng 3 đã đủ 3 tháng nhưng họ vẫn giam giữ chồng tôi. Họ nói rằng, họ chưa đưa ra tòa xét xử, khi nào họ đưa ra tòa thì họ cho biết.

Bà Neáng Thuôn

Bà Thuôn nói rằng, ông Chau Hêng không vi phạm Luập pháp Việt Nam bởi vì ông ấy chỉ biểu tình ôn hòa và làm đơn khiếu kiện đất đai bị mất mát. Tuy nhiên, nếu ông ấy có tội gây rối trật tự công cộng hay có hành động thiếu khiêm tốn, nhưng thái độ công an không cho bà vào thăm nuôi người bị tù là một hành vi vi phạm nhân quyền người dân tộc thiểu số của Việt Nam.

Một người Khmer Krom, quê quán ở huyện Tri Tôn từng tham gia khiếu kiện đất đai với ông Chau Hêng bày tỏ rằng, theo tin tức bà nhận được là công an huyện đang ép buộc ông ấy chấp nhận lời khai là có tham gia các hoạt động phản động của tổ chức ở nước ngoài, đặc biệt buộc ông ấy ngừng lại các hoạt động tổ chức khiếu kiện đất đai. Trong trường hợp ông Chau Hêng thực hiện được những điều kiện này, thì cơ quan cảnh sát sẽ trả tự do cho ông, nhưng đến bây giờ ông Chau Hêng vẫn không đồng ý vì đất đai hàng trăm hécta của gia đình ông bị mất mát.

Bà cho biết thêm, “người ta cáo buộc ông ấy nghe lời mấy người ở Campuchia trên, nói ông ấy không phải khiếu kiện đất đai mà là ông ấy làm theo người ở ngoài nước. Họ cáo tội ông ấy như vậy… Hồi ngày 15/3 họ không cho phép vào thăm nuôi, làm gì cũng không cho vào thăm nuôi vì họ lấy lời khai chưa được… Rồi Luật pháp ra sao, tôi không biết nữa, làm theo miệng người ta nói không.”

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tin Tức