Lưu trữ

Archive for 19/03/2011

Y án sơ thẩm đối với ba người hoạt động bảo vệ quyền lợi công nhân tại Trà Vinh

danlambao – Sáng nay, 18/03, Tòa án Nhân dân tỉnh Trà Vinh mở phiên phúc thẩm vụ “Phá rối an ninh” đối với 3 người hoạt động bảo vệ quyền lợi công nhân : Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương.

JPG - 17.1 kb

Từ sáng sớm, thân nhân của ba gia đình đã đến trước cổng tòa. Lực lượng công an được bố trí dày đặc nhằm ngăn chặn không cho người dân lai vãng. Được biết hôm nay, công nhân nhà máy Mỹ Phong đều bị bắt buộc phải đi làm, công ty không chấp nhận đơn xin vắng mặt, bất kể đau ốm hay bệnh tật

8 giờ sáng, xe tù chở Hùng Hạnh Chương tiến vào sân tòa. Thân nhân của cả 3 gia đình không được phép vào bên trong, dù gia đình đã lên tiếng phản đối, nhưng lực lượng công an chỉ luôn miệng tuyên bố : “Đây là lệnh của Tòa án”.

Đến 8 giờ sáng, phiên tòa bắt đầu diễn ra. Thân nhân, gia đình vẫn không được phép tham dự. Bên trong lúc này dầy đặc công an và cán bộ.

Bào chữa cho cả ba bạn Hạnh Hùng Chương là luật sư Đặng Thế Luân – Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh. Ban đầu, công an ngăn chặn, không cho luật sư được vào trong phiên tòa, sau một hồi cự cãi, LS Luân đe dọa sẽ khiếu nại để yêu cầu hủy bỏ phiên tòa thì đại diện tòa án mới xuất hiện và can thiệp. Khi luật sư được phép vào trong thì tòa đã khai mạc được một lúc.

Dù thông báo đây là một phiên tòa công khai, nhưng người dân không ai được phép tham dự, thậm chí cả người nhà bị cáo. Vì quá thương con và uất ức trước cách hành xử của chính quyền, mẹ ruột Hạnh đã lên cơn đau tim và ngất xỉu.

Đại diện Viện kiểm soát vẫn lặp lại những cáo buộc giống như ở phiên tòa sơ thẩm, đồng thời đề nghị hội đồng xét xử giữ nguyên bản án.

Luật sư Đặng Thế Luân khẳng định thân chủ của ông không phạm tội phá rối an ninh hay chống đối chính quyền nhân dân.

Về phần mình, cả ba bạn Hùng Hạnh Chương vẫn khẳng khái tuyên bố mình vô tội, từ chối xin khoan hồng.

Giống như bao phiên tòa khác, đại diện Viện kiểm soát không đưa ra được lý lẽ nào thuyết phục, ngoài những cáo buộc lặp đi lặp lại một cách vô căn cứ. Đáp lại, phía luật sư phản bác lại bằng những lập luận đanh thép, khiến công tố viên không thể trả lời được.

Lúc khoảng 11 giờ, phiên tòa đang được diễn ra thì một chiếc xe mang biển số của Bộ CA xuất hiện, ba người từ trong xe bước thẳng vào tòa và nói nhỏ điều gì đó vào tai chủ tọa. Lập tức, vị chủ tọa chuyển ngay sang phần tuyên án, trước sự ngỡ ngàng của nhiều người.

Lúc 11h30 phút, bản án đã được tuyên, kết quả giống như tại phiên tòa sơ thẩm : Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị 9 năm tù giam, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương cùng bị 7 năm. Phiên tòa chớp nhoáng cùng những bản án bỏ túi chấm dứt tại đây.

Qua khe cổng hàng rào tòa án, người ta thấy công an áp tải cả ba người bạn bước ra xe tù.

http://danlambao1.wordpress.com/

Không thể dùng luật rừng với luật sư Cù Huy Hà Vũ!

Luật sư Cù Huy Hà Vũ, người nổi tiếng với những vụ khởi kiện chính quyền, bị bắt hồi tháng 11 năm ngoái vì tội 'tuyên truyền chống phá nhà nước'

Hình: Cù Huy Hà Vũ

Luật sư Cù Huy Hà Vũ, người nổi tiếng với những vụ khởi kiện chính quyền, bị bắt hồi tháng 11 năm ngoái vì tội ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’

Ngày 24-3 tới, tòa án Hà Nội mở phiên tòa xét xử luật sư Cù Huy Hà Vũ về tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.

Ngày 10-3 vừa qua tòa án Hà Giang đã sử dung “luật rừng” để xử án 2 em nữ sinh Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy, cố tình lẫn lộn nạn nhân và tội phạm, biến 2 em nạn nhân vị thành niên thành tội phạm, chạy tội cho nhóm quan chức cộng sản. Nhóm này do viên chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô cầm đầu thật sự là bọn tội phạm đầu sỏ của vụ án, và vụ án lẽ ra phải gọi chính xác là “Dùng quyền lực ép các nữ sinh vị thành niên làm nô lệ tình dục”.

Đây là sự đổi trắng thay đen hèn hạ, trị người ngay, bênh bọn gian manh, để lại một vết nhơ lớn không sao gột rửa trong nền tư pháp đảng trị bẩn thỉu và nhục nhã.

Rất có khả năng chế độ độc đảng lại áp dụng “luật rừng” với luật sư Hà Vũ.

Luật sư Ngô Bá Thành, luật sư dưới 2 chế độ, từng là đại biểu Quốc hội ở Hà Nội từng thốt lên:“Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!”. Năm 2008, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao Trịnh Ngọc Dương tuyên bố xanh rờn ngay trước Quốc hội: “Ở nước ta xử đúng cũng được, xử sai cũng được, xử hòa cũng được, xử thắng cũng được”, quả là một nền tư pháp tùy tiện, xoay như chong chóng !

Thế nhưng tình hình đã thay đổi. Phiên tòa ở Hà Giang là ở tỉnh nhỏ, xa Hà Nội. Các em nữ sinh ngây thơ non dại, gia đình các em không có thanh thế xã hội, quốc tế không hề biết đến. Tuy vậy vụ án phi lý này vẫn có thể bị xã hội đòi hỏi phải xem xét lại một cách quang minh chính đại, khó mà dập cho tắt ngấm được.

Vụ án Hà Vũ là vụ án lớn. Hà Vũ là một nhân vật ngay thật, có tính cách mạnh mẽ, học vấn uyên thâm, từng tốt nghiệp ở Pháp, từng nghiên cứu ở Hoa Kỳ, thuộc dòng họ lớn, có quá khứ trong sáng, yêu nước đằm thắm, thương dân sâu đậm. Giới trí thức quý anh. Giới trẻ phục anh. Giới luật sư tin anh. Người tốt bênh anh, chỉ có kẻ xấu ghét bỏ anh.

Ra tòa, tự anh thừa sức cãi lý để bảo vệ mình vô tội. Vợ anh, chị luật sư Dương Hà tin chồng, thấu hiểu luật, cũng thừa sức bảo vệ anh vô tội. Lão tướng luật sư Trần Lâm, từng là thẩm phán Tòa án Tối cao, cũng thừa đủ tâm và tầm để biện hộ cho anh. Luật sư Trần Đình Triển từng phá án tại toà án Hà Giang, buộc chánh án hủy bỏ phiên tòa sơ thẩm để mở lại cuộc điều tra từ đầu, cũng sẵn sàng biện hộ cho anh. Hơn thế, dư luận quốc tế rất quan tâm đến phiện tòa này. Luật sư Nguyễn Xuân Phước ở Hoa Kỳ đã chuyển hồ sơ và đơn khiếu kiện của gia đình anh Hà Vũ đến Ủy ban Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Ngày 13-3, luật sư nổi tiếng Lewis Gordon Chủ tịch Trung tâm Luật Bảo vệ Môi trường – Environmental Defender Law Center – đã gửi thư cho chính phủ Việt Nam yêu cầu hủy bỏ việc xử án phi lý này.

Xem chi tiết…

Việt Nam cần tôn trọng Hiến pháp

Giới hữu trách Việt Nam đang chuẩn bị ráo riết cho cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 5, và theo dự kiến, sửa đổi hiến pháp là một trong những công tác quan trọng hàng đầu của quốc hội khóa mới. Trong khi đó, một nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam, Luật sư Nguyễn Văn Ðài nói rằng ông đã phải ngồi tù một cách oan uổng trong 4 năm qua bởi vì tất cả những hành động của ông mà nhà chức trách đã dùng để kết án ông đều hoàn toàn phù hợp với các qui định trong luật cơ bản của Việt Nam hiện nay. Ban Việt Ngữ VOA đã tiếp xúc với luật sư Ðài để tìm hiểu thêm về vấn đề này và những ý kiến của ông liên quan tới vấn đề sửa đổi hiến pháp. Xin mời quí vị theo dõi cuộc phỏng vấn do Duy Ái thực hiện sau đây.

 

Luật sư Nguyễn Văn Ðài

(Hình bên: Luật sư Nguyễn Văn Ðài)

*

VOA: Thưa luật sư, trong những cuộc phỏng vấn của báo đài nước ngoài trong những ngày vừa qua sau khi ông được thả khỏi nhà giam, ông nhất mực nói rằng ông không có tội vì những gì ông làm là phù hợp với hiến pháp. Xin ông giải thích thêm về việc này.

Nguyễn Văn Ðài: Cá nhân tôi cũng như đại đa số nhân dân Việt Nam, trong đó có rất nhiều người là đảng viên đảng cộng sản đều hiểu và nhận thức rằng thể chế chính trị độc đảng hiện nay không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và hội nhập toàn diện của Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Sự không phù hợp của thể chế chính trị độc đảng đã gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho đất nước và nhân dân như: tham nhũng đã trở thành quốc nạn, là giặc nội xâm của dân tộc; đạo đức, lối sống bị suy đồi, tệ nạn xã hội ngày một gia tăng; môi trường ô nhiễm, rừng bị tàn phá; qui hoạch và kiến trúc đô thị thiếu cái tâm và tầm nhìn dẫn đến ách tắc giao thông nghiêm trọng ở các thành phố lớn, bộ mặt kiến trúc đô thị méo mó; hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm kém chất lượng nhập lậu không được kiểm soát đã ảnh hưởng đến sức khỏe của các thế hệ người Việt Nam ngày hôm nay và các thế hệ sau này, quản lý kinh tế yếu kém dẫn đến những thiệt hại to lớn cho nền kinh tế như vụ Vinashin, chính sách ngoại giao không phù hợp làm cho chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đang bị đe doạ nghiêm trọng…, còn có quá nhiều những sai lầm và khuyết điểm mà chính Ðảng Cộng Sản đã thừa nhận trong các kỳ hội nghị trung ương gần đây và tại đại hội đại biểu toàn quốc của họ mà tôi không thể nêu lên hết trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngắn như thế này. Tôi chưa từng thấy trên thế giới có một đảng cầm quyền nào có nhiều sai lầm và năng lực yếu kém như vậy.

Mọi công dân phải có trách nhiệm với thực trạng của đất nước. Do vậy tôi cùng với nhiều công dân khác sử dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được qui định tại điều 69 Hiến Pháp Việt Nam năm 1992 và được qui định tại điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Việt Nam đã gia nhập ngày 24 tháng 9 năm 1982) để bày tỏ quan điểm của mình một cách công khai và ôn hòa, phê phán những chính sách đối nội và đối ngoại không phù hợp của Ðảng Cộng Sản, đòi hỏi Ðảng Cộng Sản phải dân chủ hóa xã hội, tôn trọng các quyền công dân đã được nghi nhận trong Hiến pháp và Công ước quốc tế. Đó là những việc làm phù hợp với tinh thần của quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đã được hiến định và Công ước quốc tế công nhận. Còn chính quyền sử dụng Ðiều 88 Bộ luật hình sự là một trong những điều luật vi hiến và vi phạm Công ước quốc tế để đàn áp và giam giữ tôi cũng như rất nhiều những bạn bè tôi trong nhiều năm qua là một việc làm sai trái và bất công. Họ không những đã vi phạm các quyền con người đã được nghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam mà còn vi phạm Công ước quốc về các quyền dân sự và chính trị. Việc làm trên của chính quyền đã gây ra sự bất bình của đông đảo người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước. Việc làm trên của chính quyền Việt Nam cũng đã bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, chính phủ nhiều nước và cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ. Tôi luôn luôn khẳng định rằng những việc làm của mình là phù hợp với Hiến pháp, phù hợp Công ước quốc tế về các quyền chính trị, dân sự. Đồng thời tôi cũng thể hiện lương tâm và trách nhiệm của mình với nhân dân và đất nước.

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Bình Luận, Phỏng Vấn

Liên quân không tin ‘lệnh ngưng bắn’ của Libya

 

Đứng cạnh Ngoại trưởng Eamon Gilmore của Ireland, bà Clinton bác bỏ chuyện Libya ‘ra lệnh ngưng bắn’

Chưa đầy 24 giờ sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết về vùng cấm bay tại Libya, chính phủ ở Tripoli bất ngờ tuyên bố ‘ngưng bắn lập tức’ và mời phái đoàn quốc tế vào ‘tìm hiểu thực tế’.

Nhưng ngay sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton bác bỏ tuyên bố này của Libya trong khi Thủ tướng Anh, David Cameron trả lời chất vấn tại Nghị viện cho rằng chiến dịch triển khai vùng cấm bay tại Libya sẽ tiếp tục.

Ông David Cameron nói sẽ cần chờ xem ông Gaddafi thực sự sẽ làm gì trong khi bà Clinton cũng muốn thấy “có hành động cụ thể” từ phía Libya.

Pháp, nước ủng hộ phe phiến quân còn cho rằng họ đã sẵn sàng tấn công không quân Libya kể cả khi có tin về “lệnh ngưng bắn”.

Bộ Ngoại giao Libya, qua lời Ngoại trưởng Ngoại trưởng Libya Mussa Kussa lúc gần 13 giờ trưa theo giờ London, nói họ tuân thủ nghị quyết LHQ để ‘bảo vệ thường dân’.

Ngăn chặn Gaddafi mới chỉ là bước đầu. Xây dựng nước Libya mới sẽ là thách thức thực sự

Ngoại trưởng Thuỵ Điển, Carl Bildt

Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an ủng hộ rộng rãi cho một chiến dịch dùng không quân ngăn không cho xảy ra các đe dọa đến người dân, gồm cả việc ném bom vào lực lượng trên mặt đất của ông Gaddafi.

Sau đó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Libya, ông Mussa Ibrahim nói với hãng Reuters rằng “Libya đã thực hiện lệnh ngưng bắn”.

Ông cũng nói Tripoli muốn chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ và Malta giúp việc “giám sát và thực hiện lệnh ngưng bắn”.

Chưa rõ ràng

Tuy nhiên, hiện chưa rõ đây có phải là cách để Tripoli kéo dài thời gian trước các diễn biến dồn dập trên trường quốc tế từ tối 17/3.

Anh và Pháp vừa tuyên bố họ sẽ chỉ xem xét các hành động của ông Gaddafi chứ không tin vào lời nói của ông ta trong chuyện tuyên bố ngưng bắn của Libya.

(Hình bên: Phi cơ Anh sẵn sàng chiến dịch ‘bảo vệ thường dân Libya’, theo lời Thủ tướng Cameron) 

*

Ngoại trưởng Mussa Kussa của Libya nói lúc 12 giờ 38 rằng nước ông “ngưng mọi hoạt động chiến sự”.

Nhưng ngay sau đó, tin tức từ Misrata vẫn nói chiến sự giữa phe Gaddafi và phiến quân không hề dừng lại.

Trước đó, chính quyền của Đại tá Gaddafi từng tuyên bố chiến đấu tới cùng và sẵn sàng tiêu diệt phiến quân mà họ gọi là “theo Al Qaeda”.

Chưa có vẻ rằng Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu ngưng chiến dịch không quân nhắm vào Libya.

Xem chi tiết…

Tùy viên Tòa Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam bị ngăn chặn không được gặp LS. Đài

Việt Hùng, thông tín viên RFA
Phần âm thanh

Ngăn cản việc thăm viếng của các viên chức ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam với các nhà bất đồng chính kiến là chuyện từng diễn ra ở Việt Nam.

(Hình bên: Luật sư Nguyễn Văn Đài đã bị một tòa án ở Hà Nội tuyên án hồi năm 2007 vì bị cho là đã vi phạm điều khoản 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam. RFA file)

*

“Cấm người nước ngoài”?

Vào sáng hôm nay thứ Sáu ngày (18-03) các cấp chính quyền đã huy động tới gần 50 người ngăn cản không cho ông Christian Marchant, tùy viên chính trị Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam tới thăm luật sư Nguyễn Văn Đài tại tư gia. Ngay sau khi hay tin, Việt Hùng của Ban Việt Ngữ đã hỏi chuyện luật sư Nguyễn Văn Đài và được ông thuật lại.

LS Nguyễn Văn Đài: Ngay từ hôm tôi mới ra tù (06-03-2011) ông Christian Marchant có ngỏ ý muốn tới nhà thăm tôi, nhưng mấy ngày hôm đó thì các cấp chính quyền họ đã dựng biển trước nhà tôi “Cấm người nước ngoài” nên không thực hiện được. Sau đó tôi và ông tùy viên chính trị Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội có hẹn với nhau là sáng nay vào lúc 10: 00 giờ sáng (tính theo giờ Hà Nội) thì ông sẽ đến tư gia của tôi thăm tôi, bởi vì việc đi lại của tôi rất khó khăn cho nên chúng tôi đã hẹn nhau như vậy.

Ngay từ hôm tôi mới ra tù (06-03-2011) ông Christian Marchant có ngỏ ý muốn tới nhà thăm tôi, nhưng mấy ngày hôm đó thì các cấp chính quyền họ đã dựng biển trước nhà tôi “Cấm người nước ngoài” nên không thực hiện được.

Ngày từ sáng sớm khi mở cửa sổ ra thì tôi đã thấy rất nhiều nhân viên an ninh của Bộ Công an, Sở Công an rồi dân phòng đã có mặt rất đông. Có thể họ đã biết trước cuộc gặp của chúng tôi cho nên họ tìm cách ngăn chặn. Sau đó đến khoảng 9 giờ sáng có nhân viên an ninh của quận rồi công an khu vực của phường  có đến gõ cửa vào nhà và họ đề nghị tôi viết một số giấy tờ cam kết xin đi lại…
Trong nội dung có yêu cầu tôi khi đi Lễ nhà thờ, hay đi chữa bệnh “không nên” lợi dụng cơ hội này để gặp gỡ các nhà bất đồng chính kiến. Sau khi họ ngồi gần một tiếng thì họ ra về.

Đến khoảng gần 10 giờ sáng, tức là gần đến giờ hẹn, ông Christian Marchant đã nhắn tin cho tôi là ông đã tới ở đầu cổng vào nhà tôi nhưng có khoảng 50 công an đã đứng chặn ở cổng vào nhà tôi. Họ đã treo tấm biển trước cổng nhà tôi là “Khu vực bảo vệ”, họ không cho bất kỳ ai đi vào khu vực đó nên ông Marchant đã nói không thể vào thăm tôi được vào buổi sáng ngày hôm nay và hẹn vào một dịp khác khi điều kiện cho phép…

Tham vụ Chính trị Christian Marchant và bà Trần Khải Thanh Thủy
(Hình bên:Tham vụ Chính trị Christian Marchant và bà Trần Khải Thanh Thủy bị công an hạch sách trước tòa án Hà nội năm 2009. Source blogharbor)
*

Việt Hùng: Qua việc ông Tùy viên chính trị Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội không đến thăm ông được, luật sư nhận định như thế nào?

Đến khoảng gần 10 giờ sáng, tức là gần đến giờ hẹn, ông Christian Marchant đã nhắn tin cho tôi là ông đã tới ở đầu cổng vào nhà tôi nhưng có khoảng 50 công an đã đứng chặn ở cổng vào nhà tôi. Họ đã treo tấm biển trước cổng nhà tôi là “Khu vực bảo vệ”,  họ không cho bất kỳ ai đi vào khu vực đó

LS Nguyễn Văn Đài: Tôi không biết chính quyền Việt Nam họ coi trọng cuộc gặp gỡ này như thế nào mà họ lại tìm cách ngăn cản, bởi vì theo thông lệ sau 4 năm ở tù ra thì việc các viên chức ngoại giao đến thăm tôi là hết sức thường tình ngoài việc thăm hỏi sức khỏe, những năm tháng tôi ở tù. Ngoài ra thì chúng tôi không có ý định trao đổi một vấn đề nào khác. Không hiểu sao các cấp chính quyền họ lại cố tình ngăn cản cuộc gặp gỡ nàỵ thì tôi thấy hết sức kỳ lạ.

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phỏng Vấn