Lưu trữ

Archive for 25/03/2011

Philippines khôi phục căn cứ ở Trường Sa

Cơ sở của Philippines trên Trường Sa

Chính phủ Philippines vừa chuẩn thuận việc khôi phục một căn cứ không quân tạ̣i quần đảo Trường Sa hiện vẫn còn đang tranh chấp.

Báo Philippines cho hay Tổng thống Benigno Aquino đã thông qua đề xuất của Không lực nước này khôi phục và nâng cấp căn cứ Rancudo trên đảo Pag-Asa thuộc quần đảo Trường Sa, mà Philippines đang nắm giữ.

Căn cứ Rancudo lâu nay đã bị hư hại và xuống cấp.

Tờ Philippine Star nói Tổng thống Aquino đã chỉ thị cho một số cơ quan nhà nước, trong có Bộ Năng lượng, đầu tư tài chính để có thể cung cấp đợt đầu 8 tỷ peso cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng tại Rancudo.

Báo này cho rằng trong số sáu quốc gia đang tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Trường Sa thì Philippines là chậm nhất trong việc đầu tư xây dựng cơ sở trên các đảo đã chiếm được.

Các nguồn tin quân đội Philippines được viện dẫn nói tiền đầu tư trước hết sẽ được đổ vào để bê tông hóa sân bay Rancudo dài 1,5 km cũng như mua thêm chiến đấu cơ và tàu tuần tra.

Kể từ sự kiện hôm 02/03, khi hai tàu chiến có gắn súng máy của Trung Quốc gây hấn với tàu thăm dò MV Venture của Philippines hoạt động trong khu vực Bãi Cỏ rong (Reed Bank), cách đảo Palawan 200 km về phía tây, Manila bắt đầu có nhiều động thái phản ứng.

Ngoài việc tổ chức tăng cường tuần tra, hộ tống tàu cá và tàu thăm dò cùng các phản đối chính thức qua đường ngoại giao, Philippines còn cho đăng nhiều bài công khai chỉ trích chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Báo Philippine Star trích nguồn quân đội nói tình hình an ninh tại Biển Đông “đang gây quan ngại”.

Nguồn tin này cũng nói bản thân Tổng thống Aquino đã phải lên tiếng bày tỏ lo lắng trước tình trạng yếu kém của cơ sở vật chất của Philippines trên quần đảo Trường Sa.

Mới đây, chỉ huy không quân Philippines cũng thừa nhận rằng nước này còn thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật để có thể đối phó hữu hiệu với các tàu nước ngoài xâm phạm hải phận Philippines, thua kém nhiều so với Trung Quốc, Việt Nam hay Malaysia, là các quốc gia cùng tranh chấp chủ quyền trong khu vực.

Trong khi đó, Trung Quốc vừa loan báo tăng mạnh ngân sách quốc phòng trong năm 2011, mà phần lớn sẽ được đầu tư vào hoạt động “bảo vệ biển đảo”.

 

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/03/110324_philippine_spartlys.shtml

Đám tang ông Trịnh Xuân Tùng

Trong bản điếu văn mà nhân viên nhà tang lễ bệnh viện Thanh Nhàn đọc, lý do ông Tùng qua đời là do ”tai nạn”.

Hiện diện tại nhà tang lễ Thanh Nhàn có đến 50-60 người ”thi hành công vụ”, nếu cộng thêm cả những người dẹp đường nữa thì con số phải đến 100. Đi qua mỗi nút ngã tư giao thông lại có hàng chục cảnh sát đứng đẹp dường cho đoàn tang đi quanh thuận tiện ”nhanh chóng”

Một đám tang được tổ chức nhanh gọn, lúc đưa thi hài ông Tùng về quê, trên đường đi số người thì hành công vụ còn lại khoảng 30-35 người đi theo. Họ đi bằng xe ô tô biển xanh, biển trắng và nhiều xe gắn máy. Thật trớ trêu một trong những người đi vì nhiệm vụ này không đội mũ bảo hiểm suốt mấy chục cây số. Xem chi tiết…

Bản kiến nghị thả ông Cù Huy Hà Vũ

Gia Minh, biên tập viên RFA
Phần âm thanh

Trước khi diễn ra phiên xử dự kiến đối với ông Cù Huy Hà Vũ, một số người đã ký tên vào đơn kiến nghị gửi đến chính phủ Việt Nam đề nghị trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ.

(Hình bên: Bà Nguyễn Thị Dương Hà và chồng là ông Cù Huy Hà Vũ. RFA files)

*

Kêu gọi công lý

Một trong số đó có ông Nguyễn Tường Thụy, một cựu chiến binh hiện ở tại Hà Nội một mình đứng đơn thỉnh nguyện với yêu cầu như vừa nêu. ông Thụy cho biết:
Về trường hợp tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, tôi thu nhận thông tin từ các báo chí trong nước, các trang blog của cộng đồng bloggers, từ các đài hải ngoại như RFA, BBC…

Gia Minh: Có thể nói thông tin mà  ông thu thập qua hai ‘nguồn’ khác nhau như thế, có gì mâu thuẫn không?

Ông Nguyễn Tường Thụy: Tất nhiên có. Tôi có cách nghe tin của tôi như thế này: tôi nghe tất cả các nguồn tin và tự mình rút ra vấn đề, chứ không nghe theo nguồn nào cả. Để hiểu bản chất của một sự việc tôi phải tham khảo nhiều nguồn tin khác nhau – báo ‘chính thống’, blogs,  đài, báo nước ngoài để rút ra điều mà tôi có thể tin cậy.

Gia Minh: Xin ông cho biết ý kiến về ‘bản chất’ sự việc của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ?

Ông Nguyễn Tường Thụy: Như tôi viết trong đơn, việc làm của ông ta xuất phát từ tấm lòng yêu nước, thương nòi. Ông Cù Huy Hà Vũ muốn dùng tiếng nói, kiến thức trong phạm vi pháp luật cho phép để cất lên tiếng nói sao cho có ‘ích nước, lợi nhà’. Những bài viết, những việc ông ta làm xuất phát từ lòng yêu dân tộc, yêu tổ quốc, yêu đồng loại, tình yêu đồng bào; xuất phát từ điều muốn bảo vệ ‘những cái nhân bản của con người’.

Ông Cù Huy Hà Vũ muốn dùng tiếng nói, kiến thức trong phạm vi pháp luật cho phép để cất lên tiếng nói sao cho có ‘ích nước, lợi nhà’. Xét về pháp luật Việt Nam, ông ta không vi phạm.

Ông Nguyễn Tường Thụy

Xét về pháp luật Việt Nam, ông ta không vi phạm, đặc biệt nói về điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Ông ấy có thể ‘đụng’ đến cá nhân này, nhà lãnh đạo kia. Cá nhân không thể đại diện cho dân tộc Việt Nam, tổ quốc và nhà nước Việt Nam cho nên ông không phạm luật.
Một điều nữa tôi thấy rõ: ông Cù Huy Hà Vũ không tham gia đảng phái nào, không hô hào lật đổ chế độ. Tôi thấy ông chỉ trực tính, trực ngôn. Ông muốn làm điều gì đó trong phạm bi pháp luật cho phép để bênh vực quyền lợi cho người dân lương thiện, và làm những điều gì đó xuất phát từ quyền lợi của đồng bào.

Xem chi tiết…